Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Toys “r” us – Thiên đường đồ chơi của trẻ em.

Trong danh sách 100 cửa hàng bán lẻ chuyên dụng của American Express được thực hiện hàng năm bởi ban biên tập của tạp chí STORES thuộc National Retail Federation, Toys “R” Us được xếp vào vị trí thứ nhất. Kể từ năm 1990 trở đi, hầu như năm nào Toys “R” Us cũng đứng đầu bảng xếp hạng này. Toys “R” Us còn được phong tặng danh hiệu “Cửa hàng bán lẻ tốt nhất thế kỷ” của nhà xuất bản Lebhar-Friedman.

THỊ TRƯỜNG

Theo thống kê của International Council of Toy Industries and Toy Manufacturers of America, chỉ trong năm 2000 đã có đến khoảng 70 tỉ USD được chi ra cho đồ chơi mà trong đó, chỉ riêng ở Hoa Kỳ là 30 tỉ USD.

Sự xâm nhập của Internet vào đời sống người tiêu dùng và sự ra đời của hình thức bán hàng online cũng ảnh hưởng sâu sắc đến ngành kinh doanh đồ chơi. Doanh thu từ kinh doanh đồ chơi trên Internet đã tăng 22% trong năm 2000, từ 650 triệu USD năm 1999 lên 793 triệu năm 2000. Khi nói về tiềm năng to lớn của hình thức kinh doanh mới này ở Mỹ, Jupiter Communications đã ước tính rằng kinh doanh đồ chơi online sẽ đạt doanh thu tăng đến 2.4 tỉ USD trong năm 2005.

Tuy nhiên ngay cả khi không tính đến doanh thu từ việc buôn bán, thị trường đồ chơi còn có nhiều nét độc đáo khác. Hầu hết doanh thu thường tập trung vào những tháng cuối năm do có những ngày lễ lớn. Hơn nữa, chỉ có khoảng một vài loại trong số hàng ngàn mẫu đồ chơi bày bán trở thành những sản phẩm bán chạy (hot seller), và con số những loại đồ chơi được tiếp tục ưa chuộng trong một hay hai năm kế còn ít hơn.

Là một trong những nhà sản xuất và buôn bán đồ chơi trẻ em hàng đầu thế giới, Toys “R” Us có hệ thống 1500 cửa hàng trên toàn cầu bao gồm Toys “R” Us, Kids “R” Us, Babies “R” Us và Imaginarium. Bên cạnh đó, họ còn có cả những website giúp mọi người có thể dễ dàng mua được sản phẩm online như www.toysrus.com, www.babiesrus.com, và www.imaginarium.com .

Tổng doanh thu của Toys “R” Us đã tăng 6% lên 12.7 tỉ USD từ năm 1999 đến 2000, chiếm 15.6 % trong ngành đồ chơi ở Mỹ.

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Trong danh sách 100 cửa hàng bán lẻ chuyên dụng của American Express được thực hiện hàng năm bởi ban biên tập của tạp chí STORES thuộc National Retail Federation, Toys “R” Us được xếp vào vị trí thứ nhất. Kể từ năm 1990 trở đi, hầu như năm nào Toys “R” Us cũng đứng đầu bảng xếp hạng này. Toys “R” Us còn được phong tặng danh hiệu “Cửa hàng bán lẻ tốt nhất thế kỷ” của nhà xuất bản Lebhar-Friedman.

Toysrus.com cũng đạt được những bước tiến đáng kể trong việc kinh doanh online. Chỉ trong kỳ lễ cuối năm 2000, doanh thu của trang web này đã tăng 180 triệu USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Danh tiếng của toysrus.com còn được đẩy mạnh sau khi liên kết với amazon.com, một trang web bán lẻ hàng đầu thế giới. Sự kết hợp thông minh giữa sản phẩm đa dạng của Toys “R” Us và dịch vụ tiện lợi của Amazon.com đã thu hút được lượng khách hàng đông đảo nhất trong suốt kỳ lễ năm 2000, gần gấp 5 lần so với đối thủ kế tiếp, theo thống kê của Nielson/NetRatings. Toys “R” Us trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy về các loại đồ chơi ăn khách nhất và 99% đơn đặt hàng được giao đúng thời hạn.

Thiên niên kỷ mới bắt đầu là một cột mốc quan trọng đối với Babies “R” Us khi đạt được dấu ấn doanh thu 1 tỉ USD , được xem là dây chuyền bán lẻ sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh lớn nhất thế giới. Hệ thống Baby’s Registry được nhiều vị sắp lên chức bố mẹ tham gia nhất so với các hệ thống tương tự khác trên khắp nước Mỹ.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Hệ thống các cửa hàng đồ chơi lớn nhất thế giới có nguồn gốc từ quyết định của chàng thanh niên 22 tuổi Charles Lazarus khi nắm bắt được nhu cầu sắp nảy sinh trong thời kỳ bùng nổ dân số. Lazarus đã biến cửa hàng sửa chữa xe đạp tại thủ đô Washington của cha mình thành một cửa hiệu chuyên kinh doanh đồ dùng trẻ em năm 1948. Khi các khách hàng bảo với Lazarus về nhu cầu cho các loại đồ chơi trẻ em, ông đã chuyển sang kinh doanh loại sản phẩm này. Chính sách “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” nhu cầu của khách hàng trở thành chiếc chìa khoá vàng dẫn đến thành công ngày nay của Lazarus.

Năm 1957, Toys “R” Us trở thành tên gọi chính thức của cửa hàng với chữ “R” viết ngược độc đáo. Đến năm 1966, Lazarus đã có được 4 cửa hàng với doanh thu 12 triệu USD hàng năm. Để mở rộng kinh doanh, Lazarus đã bán các cửa hàng này cho Interstate Sales, một tổ chức bán lẻ lớn, về phần mình, ông tiếp tục điều hành việc kinh doanh của Toys “R” Us và ngày càng thành công. Ngược lại những cửa hàng thuộc sự quản lý của Interstate Sales lại thất bại nặng nề và phải tuyên bố phá sản năm 1974. Khi ấy, Lazarus quay lại nắm quyền lãnh đạo toàn bộ và chỉ trong vòng 4 năm, ông đã đưa Interstate Sales ra khỏi tình trạng khánh kiệt. Sau đó công ty được đổi tên thành Toys “R” Us, Inc.

Cửa hàng trang phục trẻ em Kids “R” Us được thành lập vào năm 1983 và một năm sau đó, Toys “R” Us bắt đầu mở rộng hoạt động sang Canada, Anh và Singapore. Sau đó Toys “R” Us mua lại Baby Superstore và nhập với Babies “R” Us, dây chuyền các sản phẩm dành cho trẻ 1 tuổi. Năm 1998, trang web www.toysrus.com ra đời đánh dấu sự tham gia của Toys “R” Us vào thị trường bán lẻ online.

Ngày nay, Toys “R” Us tiếp tục hoạt động với phương châm mang đến cho khách hàng những giá trị và lựa chọn độc đáo. Đồng thời họ cũng luôn theo sát nguyên tắc kinh doanh của người sáng lập công ty - luôn luôn lắng nghe tiếng nói của khách hàng.

NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY

Toys “R” Us là nhà kinh doanh các mặt hàng dành cho trẻ em lớn nhất thế giới với 15.000 sản phẩm phong phú và đa dạng, trong đó có các sản phẩm độc quyền, luôn thu hút khách hàng thuộc mọi lứa tuổi. Khi đến thăm bất kỳ cửa hàng nào của Toys “R” Us, khách hàng như lạc vào một thế giới đồ chơi phong phú với đủ loại từ truyền thống cho đến hiện đại, ngay cả các nhãn hiệu nổi tiếng như LEGO và Barbie cũng có mặt. Đến những bậc phụ huynh cũng dễ dàng bị cuốn hút bởi vô số những trò chơi điện tử, các phần mềm và những thiết bị điện máy trong những khu dành riêng. Bên cạnh đó, các độc giả “nhí” cũng có thể tìm cho mình những quyển sách ưng ý trong gian hàng sách thiếu nhi. Ngoài ra, tại Toys “R” Us các khách hàng cũng có thể tìm được cho mình những loại giấy gói quà, thiệp, đồ trang trí và cả những vật dụng trong các bữa tiệc.

Trong nỗ lực mang lại cho khách hàng cảm giác dễ chịu thoải mái, Toys “R” Us đã cố gắng cải thiện hệ thống cửa hàng và dịch vụ cũng như các lĩnh vực kinh doanh của mình.

Khách hàng có thể tìm quà tặng và đặt hàng ngay trên trang web toysrus.com. Tháng 8/2000, Toys “R” Us liên kết với amazon.com với mục tiêu giúp cho khách hàng có thể chọn và mua sản phẩm online thuận tiện hơn.

Các sản phẩm độc quyền của Toys “R” Us cũng giúp mang đến cho khách hàng các mẫu đồ chơi độc đáo bên cạnh những loại thường được ưa thích khác. Ngoài ra, các cửa hiệu của Toys “R” Us cũng mang không khí rất cởi mở, thoải mái và gần đây, họ còn cải tiến dịch vụ khách hàng nhằm đảm bảo mọi người đều được chăm sóc tận tình.

Bên cạnh đó, Toys “R” Us cũng thêm vào hệ thống cửa hàng của mình những trung tâm phát triển nhân cách trẻ em Imaginarium, một dây chuyền cửa hàng đồ chơi đã được Toys “R” Us mua lại từ năm 1999.

KHUYẾN THỊ

Kể từ ngày chú hươu cao cổ Geoffrey khiến cho các khán giả lớn bé phải ngân nga “I don’t wanna grow up, I’m a Toys “R” Us kid!”, Geoffrey đã trở thành hình ảnh chủ lực trong các quảng cáo của Toys “R” Us. Năm 1960, công ty đã quyết định chọn hình ảnh Geoffrey, một chú hươu cao cổ to lớn nhưng thân thiện và dễ thương, đại diện cho hệ thống cửa hàng và chất lượng dịch vụ của mình. Tuy nhiên phải đến năm 1970, khi một nhân viên của công ty giành giải trong một cuộc thi đặt tên, chú hươu cao cổ này mới có được tên Geoffrey.

Các hình thức khuyến mãi trong cửa hàng bao gồm hình thức đánh cược (sweepstakes), tài trợ và khuyến mãi khi xem phim. Mong muốn được mở rộng đến với mọi gia đình, Toys “R” Us đã thực hiện nhiều kế hoạch tiếp thị liên kết với nhiều đối tác và tham gia vào nhiều lĩnh vực trong đó có giải trí và thể thao. Các kinh nghiệm trong quá khứ đã chứng tỏ sức mạnh của hình thức đánh cược và các hoạt động khuyến mãi khác trong việc thu hút khách hàng.

Gần đây là một chiến lược quảng cáo mới nhắc nhở tất cả mọi người rằng “Chưa bao giờ các em nhỏ của Toys “R” Us lại hạnh phúc đến thế!”. Quảng cáo này tập trung vào lời cam kết của hãng dành cho các gia đình và vai trò của đồ c­hơi trong các mối quan hệ gia đình.

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Giá trị cốt lõi của Toys “R” Us chính là “trẻ em, gia đình và niềm vui”. Điều này được thể hiện rõ rệt nhất trong ánh mắt sáng rực háo hức của các em bé khi chúng nhìn thấy logo nhiều màu sắc của Toys “R” Us. Sức mạnh của thương hiệu Toys “R” Us còn được thể hiện trong sự quan tâm chăm lo của công ty đối với trẻ em trên toàn thế giới và với nhu cầu của các bà mẹ. Họ luôn làm hết sức để sản phẩm của mình luôn là “lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ”. Điều này được thể hiện rõ nét trong việc Toys “R” Us luôn tập trung chú ý rèn luyện và phát triển nhân cách cho trẻ. Giá trị của thương hiệu còn bao gồm niềm tin vững chắc rằng các mẫu đồ chơi bán ra phải luôn đảm bảo tính giáo dục và giải trí cao. Hợp tác giữa Toys “R” Us và các tên tuổi lớn như Animal Planet, Scholastic, Depot Home, và E.T. là những ví dụ điển hình.

Cuối cùng, Toys “R” Us đã xây dựng được cho mình một vị thế độc nhất. Những em bé đã từng chơi những món đồ chơi Toys “R” Us đầu tiên giờ đã trở thành những ông bố bà mẹ mới và Toys “R” Us tiếp tục được giữ một vị trí đặc biệt trong từng gia đình.

Điều mà bạn chưa biết về Toys “R” Us

·Chú hươu cao cổ Geoffrey lái Geoffreymobile, một chiếc xe buýt hai tầng chạy bằng khoai tây chiên, và sống trong một ngọn hải đăng ở New England, vì nơi này đủ cao cho cái cổ của chú.

·Toys “R” Us Hospital Playroom Program ra đời năm 1989, xây dựng và thiết kế khoảng 50 phòng vui chơi cho trẻ em tại các bệnh viện trên toàn nước Mỹ.

·Khách vào thăm trang web toysrus.com có thể sử dụng các chức năng như tìm kiếm sản phẩm, đồ chơi độc quyền…

·Toys “R” Us Children’s Fund, Inc. ra đời năm 1992, đã đóng góp hàng triệu USD cho các hoạt động từ thiện trên toàn nước Mỹ với mục tiêu mang lại cho mọi trẻ em cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

(Theo Lantabrand)

  • Bí mật trong logo của các thương hiệu nổi tiếng
  • Bên trong Google
  • Cuộc cách mạng “H&M”
  • 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
  • Ông chủ Trung Nguyên tiếp tục chê bai Starbucks
  • McDonald's
  • Nikon
  • Búp bê Barbie và giấc mơ hoa của các bé gái…
  • CNN - Thương hiệu truyền thông hàng đầu
  • Nikon
  • HP - Thương hiệu hàng đầu
  • Huggies
  • Coca-Cola: Sự sảng khoái tuyệt vời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com