Các chính phủ trên thế giới đã áp dụng khoảng 1.000 biện pháp bảo hộ, trong đó 554 biện pháp mang tính phân biệt đối xử, trong số này, 337 biện pháp do chính phủ các nước G 20 áp dụng.
Ảnh chỉ có tính minh họa |
Tờ nhật báo Les Echos (Tiếng vang) của Pháp vừa đăng bài “Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang gia tăng ở các quốc gia thành viên G20”, trong đó dẫn nghiên cứu của Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce, viết tắt là ICC) về việc nhiều nước đang áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch.
Theo nghiên cứu của ICC, các chính phủ trên thế giới đã áp dụng khoảng 1.000 biện pháp bảo hộ, ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của các nước khác, trong đó 554 biện pháp mang tính phân biệt đối xử. Trong số 554 biện pháp này, có 337 biện pháp đến từ chính phủ các nước thuộc G 20, tức chiếm 60%.
Bên cạnh đó, hiện tại các chính phủ G 20 sẵn sàng triển khai thêm hàng trăm biện pháp bảo hộ mậu dịch khác. Điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn “bảo hộ - cạnh tranh - trả đũa lẫn nhau” gây ảnh hưởng rất xấu đến khả năng phục hồi của thị trường lao động.
Các biện pháp này cũng có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại.
ICC cũng đề xuất 4 giải pháp để hạn chế khuynh hướng bảo hộ, gồm: nhanh chóng khép lại Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu; thành lập nhóm chuyên gia thương mại G 20 chịu trách nhiệm chống bảo hộ mậu dịch; đẩy nhanh tiến trình giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO và tổ chức thường kỳ Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G 20.
Theo ICC, các quốc gia áp dụng chính sách bảo hộ nhiều nhất, gồm: Nga, Mỹ, Ấn Độ, Argentina, Brazil, Trung Quốc, Đức, Pháp, Indonesia, Anh, Italia, Nhật và Canada |
(Theo Phương Linh // Tin Chính phủ)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com