5. Các doanh nghiệp thường có những sai lầm gì trong thương mại điện tử?
Một số lỗi thông thường mà các doanh nghiệp mắc phải khi áp dụng thương mại điện tử như là một công cụ tiếp thị và bán hàng là:
• Tin rằng mọi hoạt động kinh doanh đều giải quyết tốt trên Intemet
• Tin rằng có một website sẽ dẫn tới việc bán được hàng ngay tức thì.
• Tin rằng việc sử dụng Internet là một phương pháp dễ dàng để làm cho doanh nghiệp và sản phẩm được biết đến trên thế giới. Có hơn vô số trang web (một phần ba của một nghìn tỷ) có thể đọc thấy trên World Wide Web và con số này ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng; có mặt trên Web không có nghĩa là được nhìn thấy.
• Không có chi phí hợp lý để giới thiệu website, như thông báo bằng e-mail, đăng ký với tất cả các công cụ tìm kiếm chính, gửi các thông báo, cập nhật các danh thiếp và tiêu đề thư tín, sử dụng các công cụ in ấn, truyền hình và các phương pháp truyền thống khác để quảng cáo cho website.
• Không đầu tư thời gian để thiết kế nội dung và hình thức của website và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm. Rất dễ dàng để mất một khách hàng tiềm năng nếu để việc khai thác website gặp khó khăn.
• Thiết kế website không tốt để khách hàng gặp khó khăn khi xác định các lợi thế của sản phẩm cần giới thiệu. Trong trường hợp website dùng để giao dịch trực tuyến mà lại để khách hàng gặp khó khăn khi mua hàng của doanh nghiệp.
• Không thường xuyên cập nhật website.
• Tin rằng “thiết kế hoàn hảo” của website sẽ tự động dẫn đến việc bán hàng.
• Không trả lời thư điện tử của khách hàng gửi đến yêu cầu trả lời trong vòng 3 ngày hoặc ngắn hơn.
• Tin rằng các công ty trung gian sẽ tự động mất đi với sự ra đời của Internet. Rất nhiều nhà sản xuất không được trang bị hoặc không muốn làm ăn với các công ty nhỏ hoặc cá nhân khi họ đặt hàng sản phẩm.
• Tin rằng Internet sẽ cào bằng sân chơi giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng như trong trường hợp kinh doanh theo phương thức truyền thống, tên tuổi hàng hóa và nguồn tài chính thích hợp vẫn tiếp tục và các yếu tố thành công chính trên mạng Internet.
Tin rằng tất cả rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng sẽ do người mua chịu. Trong thực tế, người bán cũng có nghĩa vụ chịu rủi ro và hậu quả của sự gian lận về thẻ tín dụng.
Các chính phủ trên thế giới đã áp dụng khoảng 1.000 biện pháp bảo hộ, trong đó 554 biện pháp mang tính phân biệt đối xử, trong số này, 337 biện pháp do chính phủ các nước G 20 áp dụng.
Năm 2009 chứng kiến nhiều sự quan tâm đối với khái niệm “thực tế tăng cường” (Augmented Reality - AR) – khả năng trộn lẫn dữ liệu hoặc vật thể ảo từ Internet với “thế giới thật” mà chúng ta nhìn thấy xung quanh mình. Câu hỏi được đặt ra là liệu trào lưu AR sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới hay “quả bong bóng” công nghệ này sẽ vỡ tan và biến mất.
Bí quyết Thương mại điện tử (Secret of electronic commerce) do Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Centre) xuất bản với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới làm quen và phát triển kinh doanh trên internet. Nội dung sách được trình bày dưới dạng hơn 100 câu hỏi đáp dễ hiểu, dễ thực hành, áp dụng trong thực tiễn. Trân trọng giới thiệu đến các bạn bản tiếng Việt cuốn sách này do tinkinhte.com sưu tầm từ internet.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận thống nhất về thương mại điện tử (electronic commerce hay e. commerce). Tuy nhiên, cụm từ thương mại điện tử thường được sử dụng để nói đến “sự phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử”.
Tạp chí The Economist mới đây đã tiến hành một cuộc thăm dò về phương thức thương mại điện tử B to B và B to C tại Mỹ. Mặc dù hình thức mua hàng qua mạng (electronic shopping) ngày càng được sử dụng nhiều tại Mỹ hơn bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng nó chỉ chiếm 1% doanh số bán lẻ trong kỳ lễ hội 1999-2000, chủng loại mặt hàng bán trên mạng cũng rất hạn hẹp.
Công ty nghiên cứu Internet hàng đầu Forrester Research cho biết trong năm 1998 các công ty đã thực hiện một trị giá 43 tỷ USD về giao dịch thương mại điện tử B-B. Đến năm 2003, dự kiến sẽ đạt con số 1,3 nghìn tỷ USD, chiếm 9,4% doanh số của tất cả các giao dịch B-B. Nói chung, trong khi doanh số bán hàng B-C trên mạng còn rất nhỏ so với hình thức bán hàng B-C truyền thống, thì mạng Internet đang hàng ngày làm thay đổi nhanh chóng phương thức kinh doanh.
Trong năm 1998, công ty KPMG chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn đã tiến hành một cuộc khảo sát để biết mức độ sử dụng Internet của các doanh nghiệp và đánh giá mức độ sử dụng Internet cho thương mại điện tử đồng thời xác định lợi ích và sự lo ngại của các tổ chức khi họ tham gia vào mạng Internet.
Ba công ty lớn là Dell Computers, Cisco Systems và Intel có doanh số bán hàng hơn 100 triệu USD mỗi ngày qua mạng Internet. Tuy nhiên đối với các nhà sản xuất máy tính cá nhân, mạng Internet tiếp tục đặt họ vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hoặc là phải nhường phần bán lẻ trên mạng cho các công ty bán hàng trực tiếp như Dell và Gateway hoặc là chịu rủi ro quay lưng lại với các nhà bán lẻ để tự bán trên mạng và như thế sẽ “phá tung” hệ thống phân phối của chính mình.
Gia nhập vào cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ: website Hypermart là trang chủ của khoảng 360.000 doanh nghiệp nhỏ, giúp cho các công ty có thể tiến hành thương mại điện tử mà không cần xây dựng các trang web an toàn của mình hoặc các cart mua hàng điện tử.
Rất nhiều doanh nghiệp mở trang web nhằm tạo điều kiện để:• Nâng cao uy tín bằng việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp một cách vững chắc và hiện đại hơn.• Khuếch trương các sản phẩm và dịch vụ của mình.• Quảng cáo được trên nhiều thị trường với chi phí thấp hơn trước.
Xây dựng Chiến lược thương mại điện tử đòi hỏi phải vạch ra kế hoạch cẩn thận và có sự toàn tâm toàn lực. Thương mại điện tử cần được coi là hoạt động mang tính dài hạn chứ không phải là một cơ hội để tranh thủ lợi nhuận ngắn hạn. Vạch ra chiến lược thương mại điện tử sẽ khẳng định liệu sự có mặt trên Internet đã là mong muốn của công ty hay chưa và vào lúc nào làm điều đó sẽ giúp được công ty sử dụng hiệu quả của công cụ kinh doanh đầy sức mạnh này.
Một chiến lược thương mại điện tử được xây dựng kỹ càng cần có sự đánh giá tiềm năng bán hàng trên mạng của từng sản phẩm; có dự trù về nhu cầu đầu tư để xây dựng và phát triển kinh doanh đối với các sản phẩm đó; có kế hoạch để điều hành và đánh giá kết quả của công việc kinh doanh, có chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư. Chiến lược thương mại điện tử cũng phải tạo thuận lợi để tìm được nguồn vốn.
Một số công ty chưa hiểu biết nhiều về thương mại điện tử hoặc đang tìm kiếm cách mở rộng sang các thị trường nước ngoài thường không thành công do không tiếp nhận những lời khuyên của các chuyên gia trước khi phát triển kế hoạch TMĐT của mình.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.