41. Đạo luật quốc gia nào sẽ điều chỉnh những giao dịch điện tử xuyên quốc gia giữa người bán và người mua?
Mỗi cuộc giao dịch xuyên quốc gia đều phát sinh vấn đề luật áp dụng. Luật áp dụng là đạo luật mà các bên tham gia hợp đồng lựa chọn để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng hoặc đạo luật sẽ được áp dụng khi các bên không chọn trước luật cụ thể.
Nói chung, những giao dịch giữa các doanh nghiệp (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng có sự khác nhau. Khi một doanh nghiệp chuyên nghiệp và một người tiêu dùng đạt được một thoả thuận nào đó thì trong vấn đề chọn luật áp dụng, các bên có liên quan không thể xuất phát từ những đạo luật công của nước người tiêu dùng bởi vì những đạo luật đó bảo vệ người tiêu dùng.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
Các bên có liên quan có quyền quyết định những vấn đề của hợp đồng là một nguyên tắc chung được mọi người công nhận. Điều đó có nghĩa là các bên được tự do lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng. Nguyên tắc này đã được tất cả các nước công nhận (trừ một số ngoại lệ như Bơrêdin áp dụng Luật dân sự Bơrêdin năm 1842 trong trường hợp có xung đột về pháp luật). Công ước Rome ngày 19 tháng 6 năm 1980 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ của hợp đồng cũng qui định như vậy.
Nếu các bên không ghi rõ luật nào sẽ được áp dụng cho hợp đồng thì tổ chức xét xử (toà án quốc gia hoặc tổ chức trọng tài) chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc đó sẽ phải quyết định luật áp dụng. Mỗi quốc gia có những qui tắc hướng dẫn việc chọn luật, nhưng một trong hai qui tắc sau đây đã được cộng đồng quốc tế sử dụng:
- Luật áp dụng là luật của nước người bán (bên cung cấp dịch vụ) qui định trong hợp đồng)
- Luật áp dụng là luật của nơi ký hợp đồng
Ngoài ra, một số công ước hoặc qui tắc quốc tế cũng có những qui định cụ thể về giao dịch quốc tế. Như:
+ Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (Viên, ngày 11 tháng 4 năm 1980).
+ Những nguyên tắc pháp lý thống nhất (UNIDROIT) về hợp đồng thương mại quốc tế, 1994.
Hai văn bản nói trên và những văn bản quốc tế khác thuộc loại này đều có thể được các bên lựa chọn để điều chỉnh hợp đồng và giải quyết những tranh chấp phát sinh trong các quan hệ liên quan đến hợp đồng.
Các chính phủ trên thế giới đã áp dụng khoảng 1.000 biện pháp bảo hộ, trong đó 554 biện pháp mang tính phân biệt đối xử, trong số này, 337 biện pháp do chính phủ các nước G 20 áp dụng.
Năm 2009 chứng kiến nhiều sự quan tâm đối với khái niệm “thực tế tăng cường” (Augmented Reality - AR) – khả năng trộn lẫn dữ liệu hoặc vật thể ảo từ Internet với “thế giới thật” mà chúng ta nhìn thấy xung quanh mình. Câu hỏi được đặt ra là liệu trào lưu AR sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới hay “quả bong bóng” công nghệ này sẽ vỡ tan và biến mất.
Bí quyết Thương mại điện tử (Secret of electronic commerce) do Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Centre) xuất bản với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới làm quen và phát triển kinh doanh trên internet. Nội dung sách được trình bày dưới dạng hơn 100 câu hỏi đáp dễ hiểu, dễ thực hành, áp dụng trong thực tiễn. Trân trọng giới thiệu đến các bạn bản tiếng Việt cuốn sách này do tinkinhte.com sưu tầm từ internet.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận thống nhất về thương mại điện tử (electronic commerce hay e. commerce). Tuy nhiên, cụm từ thương mại điện tử thường được sử dụng để nói đến “sự phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử”.
Tạp chí The Economist mới đây đã tiến hành một cuộc thăm dò về phương thức thương mại điện tử B to B và B to C tại Mỹ. Mặc dù hình thức mua hàng qua mạng (electronic shopping) ngày càng được sử dụng nhiều tại Mỹ hơn bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng nó chỉ chiếm 1% doanh số bán lẻ trong kỳ lễ hội 1999-2000, chủng loại mặt hàng bán trên mạng cũng rất hạn hẹp.
Khi trong hợp đồng không có điều khoản về việc một toà án hoặc tổ chức trọng tài cụ thể nào sẽ thụ lý tranh chấp thì toà án quốc gia sẽ quyết định liệu họ có quyền xét xử vụ việc theo luật quốc gia của họ không. Do đó, cần nhấn mạnh rằng, để bảo đảm an toàn và khả năng xử lý những tình huống có thể xảy ra, bạn và đối tác của bạn cần ghi rõ trong hợp đồng là toà án nào hoặc tổ chức trọng tài nào sẽ giải quyết vụ việc khi tranh chấp xảy ra.
Khi các bên thảo luận một hợp đồng thương mại qua hệ thống điện tử; hợp đồng đó sẽ được thiết lập bằng cách một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp nhận lời chào hàng. Việc trao đổi sự thỏa thuận đó sẽ tạo ra hiệu lực pháp lý của hợp đồng mà không cần hai bên thực hiện một hình thức nào khác, trừ trường hợp pháp luật đòi hỏi hợp đồng phải được viết theo một khuôn mẫu cụ thể (thí dụ trường hợp mua bán tài sản, nhà) hoặc trường hợp luật pháp quốc gia đòi hỏi hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản (thí dụ trường hợp mua bán doanh nghiệp, vận đơn đường biển).
Ở những nước theo hệ thống luật công như Ấn Độ (Niu Di lân, Negeria, Anh), khi người bán đưa ra một lời chào hàng, thì theo luật, họ không được huỷ bỏ lời chào hàng đó vào bất cứ lúc nào trước khi lời chào hàng đó được người mua chấp nhận.
Đa số các nước thừa nhận rằng việc ký kết một hợp đồng trên hệ thống điện tử rất có giá trị, đặc biệt là khi việc đó xảy ra trong hệ thống điện tử khép kín, như hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.
Xét về mặt kỹ thuật, người ta không có khả năng bảo đảm rằng thông tin điện tử được thể hiện trên màn hình của một máy tính là phù hợp với thông tin được phát ra. Sự bảo đảm đó chỉ có thể đạt được ở mức độ nhất định bằng cách có được tài liệu hoặc bản gốc được một người thứ ba độc lập chứng nhận (thí dụ một công ty kiểm toán và phòng thương mại).
Bạn cần biết rằng luật bảo hộ sáng chế hoặc luật bản quyền tác giả không bảo hộ bí quyết bí mật và ý tưởng thương mại. Những cái đó rất khó bảo hộ, trừ phi có một thoả thuận đáng tin cậy. Việc có một thoả thuận như vậy để ngăn ngừa những cộng tác viên, đối tác, người ký hợp đồng phụ hoặc khách hàng khai thác những ý tưởng mà một công ty muốn được bảo hộ là điều cần thiết.
Việc trao đổi tài liệu bằng thư điện tử, FTP hoặc các phương tiện khác nếu không có sự bảo hộ cụ thể sẽ không giữ được bí mật. Những dữ liệu trao đổi sẽ bị người khác thu được (và đọc) một cách dễ dàng thậm chí có thể giải mã.
Để đạt được sự thoả thuận trên toàn thế giới về vấn đề thuế thương mại điện tử, các nước tham gia OECD đồng ý rằng quy định về thuế đối với Internet hoặc thương mại điện tử phải được thực thi theo nguyên tắc trung lập, công hiệu, ổn định, đơn giản, có hiệu quả, lành mạnh và mềm dẻo.