Khả năng kinh doanh có nghĩa là gì? Khái niệm khả năng kinh doanh được đặt ra lần đầu tiên vào thế kỷ thứ XVII và ý nghĩa của nó vẫn tiến triển kể từ đó. Nhiều người đơn giản coi nó là việc bắt đầu kinh doanh của một cá nhân. Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng khái niệm khả năng kinh doanh còn bao trùm nhiều ý nghĩa khác nữa.
Với một số nhà kinh tế, doanh nhân là một người sẵn sàng gánh chịu rủi ro trong một dự án kinh doanh mới nếu cảm thấy có cơ may rõ rệt thu được lợi nhuận. Một số khác lại nhấn mạnh đến vai trò của doanh nhân, coi họ là người khởi xướng, đưa sáng kiến của mình ra thị trường. Một số nhà kinh tế khác lại cho rằng doanh nhân là những người đưa ra những hàng hóa hay phương thức sản xuất mới đáp ứng những nhu cầu của thị trường mà hiện tại chưa có người cung ứng.
Vào thế kỷ XX, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter (1853-1950) quan tâm sự cải tiến và phát minh của các doanh nhân có tác động thế nào trong việc tạo ra sự chuyển dịch và thay đổi. Schumpeter xem khả năng kinh doanh như là nguồn lực đưa đến ‘Sự hủy diệt sáng tạo’. Nhà doanh nghiệp tiến hành ‘những sự kết hợp mới’, nhờ đó đã làm cho các ngành công nghiệp cũ trở nên lỗi thời. Các cách thức kinh doanh truyền thống xưa cũ đã bị phá vỡ bởi việc xuất hiện các cách thức mới tốt hơn.
Chuyên gia Peter Drucker (1909-2005) phát triển ý tưởng này với việc mô tả doanh nhân là một ai đó tìm kiếm sự thay đổi, thích ứng với sự thay đổi và tận dụng cơ hội đó. Hãy xem xét sự thay đổi trong lĩnh vực thông tin - từ máy chữ đến máy tính cá nhân sau đó là mạng Internet - đây là minh chứng rõ nét nhất cho ý tưởng này.
Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng khả năng kinh doanh là một nhân tố cần thiết thúc đầy phát triển kinh tế và các cơ hội về nghề nghiệp trong mọi xã hội. Ở các nước đang phát triển, các doanh nghiệp nhỏ thành công là động lực cơ bản trong việc tạo ra việc làm, phát triển thu nhập và giảm nghèo. Chính vì lẽ đó, hỗ trợ của chính phủ đối với khả năng kinh doanh là một chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.
Tuyên bố của Ủy ban Tư vấn Công nghiệp và Thương mại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2003 cho rằng: “Các chính sách nhằm phát triển khả năng kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra việc làm và phát triển kinh tế”. Các quan chức chính phủ có thể thiết lập các biện pháp khuyến khích nhằm cổ vũ các nhà doanh nghiệp dấn thân vào dự án kinh doanh mới. Trong số các biện pháp đó là các văn bản pháp luật nhằm thực thi quyền về tài sản và khuyến khích một hệ thống thị trường có tính cạnh tranh.
Văn hóa của một cộng đồng cũng có thể tạo ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh tại cộng động đó. Các khả năng kinh doanh ở cấp độ khác nhau có thể xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, điều đó khiến khả năng kinh doanh có thể được đánh giá cao hoặc không cao lắm. Một cộng đồng coi trọng những người làm ở những vị trí cao trong bộ máy nhà nước hoặc những trí thức có học vấn chuyên môn cao có thể sẽ không có tác dụng khuyến khích khả năng kinh doanh. Ngược lại, một nền văn hóa hoặc chính sách coi trọng các cá nhân tự lập thường khuyến khích các khả năng kinh doanh hơn.
Những điểm khái quát nêu trên là bài đầu tiên trong loạt các bài tiểu luận một trang viết về các yếu tố cơ bản của khả năng kinh doanh. Mỗi trang đều kết hợp tư duy của các nhà lý luận kinh tế chủ đạo với các ví dụ về thực tiễn hoạt động của các khả năng kinh doanh tại nhiều quốc gia khác nhau. Loạt bài tiểu luận này nhằm trả lời các câu hỏi:
(Theo maxreading)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com