Khả năng kinh doanh là sự lựa chọn nghề nghiệp rất có sức hấp dẫn. Nhưng nhiều quyết định phải được thực hiện trước khi đưa ra và quản lý một công việc kinh doanh mới, bất kể quy mô của nó như thế nào. Theo đó, cần phải trả lời các câu hỏi sau:
Cá nhân đó có thực sự mong muốn chịu trách nhiệm đối với một công việc kinh doanh hay không?
Sản phẩm và dịch vụ nào là cơ sở trong việc kinh doanh?
Thị trường là gì, thị trường ở đâu?
Liệu công việc kinh doanh có tiềm năng và đủ để trang trải lương và các khoản chi phí cho ông chủ và người làm công của doanh nghiệp?
Làm cách nào để một cá nhân huy động vốn khi bắt đầu hoạt động kinh doanh?
Liệu một cá nhân nên làm việc thường xuyên hay làm việc bán thời gian để bắt đầu việc kinh doanh mới? Họ sẽ khởi đầu việc kinh doanh một mình hay với đối tác?
Không có câu trả lời đúng hay sai cho những câu hỏi trên. Trên thực tế, câu trả lời phải dựa trên nhận định của mỗi nhà doanh nghiệp. Mỗi nhà doanh nghiệp thu thập lời khuyên và tư vấn nhiều nhất có thể trước khi quyết định hành động và các quyết định quan trọng khác.
Thách thức đối với nhà doanh nghiệp là cân bằng giữa tính quyết đoán và sự thận trọng - là một con người hành động không chần chừ trước khi nắm lấy một cơ hội - và vào cùng một thời điểm, cần sẵn sàng tận dụng cơ hội bằng cách thực hiện tất cả những công việc chuẩn bị cần thiết có thể để giảm thiểu những rủi ro trong việc thực hiện.
Các công việc chuẩn bị bao gồm: đánh giá cơ hội thị trường, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, tính toán số vốn cần thiết là bao nhiêu và thu xếp để có được đủ số vốn đó.
Thông qua việc phân tích kỹ lưỡng thành công và thất bại của các nhà doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã xác định những yếu tố quan trọng mà các nhà doanh nghiệp tương lai cần phải xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc kỹ chúng có thể giảm bớt được rủi ro. Ngược lại, không quan tâm đến việc chúng có thể làm doanh nghiệp mới sụp đổ.
Động lực: Điều gì khuyến khích sự khởi động một công việc kinh doanh? Chỉ đơn thuần là tiền bạc? Sự thực là nhiều doanh nhân sau này đã trở nên giầu có. Tuy nhiên, tiền bạc hầu như rất eo hẹp khi mới khởi đầu và giai đoạn đầu tiên thực hiện một công việc kinh doanh mới. Nhiều nhà doanh nghiệp thậm chí không nhận lương trong giai đoạn này, thậm chí vẫn rời bỏ khi doanh nghiệp đã đạt được doanh thu tiền mặt tốt.
Chiến lược: Chiến lược như thế nào đối với việc phân biệt sản phẩm và dịch vụ? Có kế hoạch cạnh tranh chỉ trên cơ sở giá bán? Giá bán là quan trọng nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều nhận định rằng đây là yếu tố cực kỳ rủi ro khi chỉ cạnh tranh trên cơ sở giá. Doanh nghiệp lớn có khối lượng sản xuất khổng lồ sẽ có lợi thế về giá.
Tầm nhìn thực tế: Liệu có tầm nhìn thực tế về tiềm năng của doanh nghiệp ? Ngân sách hoạt động của doanh nghịêp bị thiếu dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị đổ bể. Trong kế hoạch kinh doanh, các nhà doanh nghiệp thường không tính hết được những chi phí khởi sự doanh nghiệp và dự báo cao hơn về tổng doanh thu. Một số nhà phân tích thường cộng thêm 50% vào dự toán chi phí cuối cùng và giảm doanh số bán hàng trong dự án. Chỉ khi đó nhà doanh nghiệp mới tính toán dòng tiền mặt và quyết định xem mình đã sẵn sàng đưa ra thị trường một sản phẩm hoặc dịch vụ mới hay chưa.
Tại một tỉnh miền Trung, vẫn có hàng nghìn thanh niên trẻ chỉ học nghề 3 tháng thu nhập khởi điểm đã 4 triệu đồng/tháng trở lên, tỷ lệ có việc làm xấp xỉ 100%. Câu chuyện khó tin này diễn ra ở trường TCN Phạm Dương - tỉnh Hà Tĩnh.
Mùa thu năm ngoái, gần hai năm sau khi Brian Padworski bắt đầu công việc là một kiểm toán viên tập sự, anh yêu cầu một đồng nghiệp tại KPMG làm người hướng dẫn cho mình. "Nền kinh tế không như một năm trước, đặc biệt là trong ba tháng cuối, và phải có một người hướng dẫn để giúp bản thân bạn", Padworski, 23 tuổi đang tìm cách sắp xếp cho tương lai của mình nói vậy.
Sẽ là khó khăn cho một doanh nhân trẻ khi mới bắt tay vào kinh doanh. Nhưng mọi khó khăn không phải là điều tệ hại nếu bạn có một chiến lược rõ ràng, cộng với khả năng tổ chức doanh nghiệp sao cho vừa thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, vừa không làm thui chột sáng kiến của nhân viên.
Có rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh như: chiến lược rõ ràng, nguồn nhân lực dồi dào, khả năng tổ chức doanh nghiệp. Và kết quả là doanh nghiệp không phất lên được, mà chủ doanh nghiệp thậm chí vẫn không hiểu gì sao.
Phân tích nguyên nhân cốt lõi và bảo trì dự phòng là những khái niệm chúng ta dễ dàng bắt gặp khi bắt đầu xây dựng một nhà máy. Nhưng những doanh nghiệp mới sẽ không có đủ thời gian cho các quá trình và thủ tục quá chi tiết này.
Điều gì khiến một người nỗ lực và khởi đầu một công việc kinh doanh của mình? Có thể do sự lôi kéo của người này hay một vài người khác? Đôi người ta thường bi quan, chán nản công việc hiện tại của mình và không thấy có bất kỳ cơ may nào trên bước đường của mình. Đôi khi, người ta nhận thấy công việc mình đang làm chứa đựng mối ẩn họa. Một công ty dự tính thu hẹp có thể dẫn đến tình trạng giảm lương và việc làm. Có thể một người bỏ qua cơ hội thăng tiến của mình. Có thể người ta không thấy có cơ hội trong công việc kinh doanh hiện tại cho một người với những sở thích và kỹ năng của họ.
Ai có thể trở thành một nhà doanh nghiệp? Không có một câu trả lời đúng nào cho câu duy nhất hỏi này. Một nhà doanh nghiệp thành đạt có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, mức độ thu nhập, giới tính và chủng tộc nào. Họ khác nhau về học vấn và kinh nghiệm. Nhưng một kết quả nghiên cứu cho thấy: hầu hết các doanh nhân thành đạt đều có những phẩm chất cá nhân nhất định, đó là: tính sáng tạo, tính chăm chỉ,
Khả năng kinh doanh có nghĩa là gì? Khái niệm khả năng kinh doanh được đặt ra lần đầu tiên vào thế kỷ thứ XVII và ý nghĩa của nó vẫn tiến triển kể từ đó. Nhiều người đơn giản coi nó là việc bắt đầu kinh doanh của một cá nhân. Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng khái niệm khả năng kinh doanh còn bao trùm nhiều ý nghĩa khác nữa.
Khởi nghiệp thành công và chế ngự stress là cuốn sách dành cho tất cả các bạn trẻ, đặc biệt là bạn gái, khi bắt đầu xác định con đường sự nghiệp của mình.
- BẠN MUỐN LÀM GÌ KHI ĐÃ TRƯỞNG THÀNH? Đây là câu hỏi nan giải cho hầu hết chúng ta. Mọi người hẳn sẽ ghen tỵ đối với những ai tự tin trong câu trả lời đó. Hoặc sẽ phát ghen với những ai xác định mục đích cuộc đời quá dễ dàng. Phần đông chúng ta thường không chắc lắm về sự phù hợp của bản thân đối với phạm vi mình lựa chọn, và cũng không chắc lắm về nơi ở phù hợp với mình.
Stats đã nói rằng bạn nên thay đổi công việc đến lần thứ tám và có thể thêm ba lần nữa trong cuộc sống của bạn. Và bạn biết rằng trong mười hai phụ nữ chỉ có một người sẽ được người khác bảo bọc về tài chính. Một hoàng tử vừa giàu có vừa quyến rũ chỉ hiện diện trong những chuyện thần tiên.
Bạn đã hình dung ra công việc yêu thích chưa? Hoặc là bạn có ý định thay đổi nghề nghiệp không? Giờ bạn có cần tìm một công việc phù hợp không? Công việc phù hợp là sử dụng tốt những kỹ năng và thuộc tính của bạn; có ông chủ luôn khích lệ bạn phát triển; có những công việc phù hợp những giá trị của bạn, giúp bạn đạt được những mục tiêu nghề nghiệp và đầy hứa hẹn về mức lương.
Bạn đang cố gắng để quyết định xem sẽ chọn loại công việc nào. Đây là một câu hỏi quan trọng cần trả lời vì các công ty khác nhau về công việc kinh doanh, từ cỡ nhỏ đến cỡ trung. Thậm chí khác cả về việc điều hành kinh doanh.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.