Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Cá lớn nuốt cá bé”…

Hoạt động thâu tóm và sáp nhập đang trở nên sôi động, trong đó đa phần là các công ty nhỏ yếu trở thành mồi ngon cho các tập đoàn lớn có nguồn tài lực dồi dào.

Tờ “Tiền tệ quốc tế” của Trung Quốc  số ra ngày 17/11 dẫn số liệu của hai Công ty tư vấn quốc tế Thompson và Freeman dự báo vào năm 2011, hoạt động mua lại và sáp nhập sẽ đạt giá trị tới 3.040 tỉ USD, tăng 36% so với năm 2010.

Chuyên gia Jeff Nassof, phụ trách kinh tế của Freeman, cho biết hoạt động mua lại và sáp nhập trong năm 2011 có thể đạt mức của năm 2006 trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ , với tổng giá trị 3.630 tỉ USD.

Trong hai năm 2009 và 2010, những đối tượng bị thu mua sáp nhập là những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị sập tiệm. Nhưng trong năm 2011 hoạt động thâu tóm này chủ yếu xuất phát từ nhân tố tái cấu trúc doanh nghiệp, nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2010, giá trị mua lại và sáp nhập đạt 858,8 tỉ USD, tăng 5,1%. Trong tháng 8/2010, con số này đã lên tới  285 tỉ USD, tăng mạnh so với 200 tỉ USD của tháng 3/2010. Những doanh nghiệp hoạt động “thâu tóm” ráo riết nhất trong thời gian qua là những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, dụng cụ y tế, công nghiệp ôtô và các công ty tài chính tín dụng.

Xét về địa lý, trước đây hoạt động mua lại và sáp nhập chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia của  châu Âu (gần 40%) và Mỹ (chiếm 37%) tiến hành. Nhưng trong thời gian, hoạt động mua lại và sáp nhập của khu vực châu Á -Thái Bình Dương đã tăng lên đáng kể, nhất là các doanh nghiệp thuộc Nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) và lần đầu tiên đã vượt các doanh nghiệp châu Âu trong năm 2010. Số liệu của công ty tư vấn quốc tế Dealogic công bố ngày 21/9 cho biết tỉ trọng “thâu tóm” của các doanh nghiệp châu Á đã tăng từ 20% trước khủng hoảng tiền tệ lên 30% trong năm nay.

Dealogic cho biết năm 2010 kim ngạch thu mua và sáp nhập do các doanh nghiệp ở các nền kinh tế mới trỗi dậy có thể đạt 575,5 tỉ USD (tăng 52%), trong đó Trung Quốc chiếm 133 tỉ USD. Tháng 7/2010 Công ty công nghiệp Anh đã mua lại Công ty đông lạnh của Italia với giá 8 tỉ USD. Những vụ “thâu tóm” lớn có giá trị trên 10 tỉ USD cũng tăng lên đáng kể trong thời gian qua.

Theo Dealogic, thu mua và sáp nhập năm nay có đặc điểm sau đây:

1- Tính toàn cầu: Các công ty xuyên quốc gia cũng như đại công ty của nước đang phát triển đều tiến hành mua lại và sáp nhập, thậm chí các công ty của các nền kinh tế mới trỗi dậy còn hoạt động ráo riết hơn.

2- Giá trị thâu tóm cao hơn: Năm 2009, nhiều công ty vẫn còn do dự, độ thận trọng. Nhưng năm nay, họ  sẵn sàng tung khoản tiền lớn để thâu tóm các đối thủ yếu hơn.

3- Thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt.

4-Mua lại các doanh nghiệp từng là đối thủ cạnh tranh của mình để chiếm đoạt thị trường.

Có một điều khá thú vị là không phải trong tất cả các vụ thâu tóm và sáp nhập đều là “cá lớn nuốt cá bé” . Nhiều chú “cá mập lớn” đã bị khủng hoảng tiền tệ, tín dụng vừa qua làm cho sập tiệm, phải xé lẻ để tái cơ cấu. Đây chính là thời cơ thuận lợi cho “đàn cá bé xâu xé cá lớn”. Dự kiến trong năm 2011, hiện tượng xem ra có vẻ ngược đời này vẫn có xu hướng gia tăng.

(tamnhin)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Không ký đơn hàng vì sợ hớ
  • Nóng bỏng cuộc chiến chip di động
  • Các đại gia thuốc lá vật lộn với khó khăn
  • Viettel và tham vọng “1 tỷ dân”
  • Kinect – tham vọng mới của Microsoft
  • AIG bán "báu vật" để trả nợ
  • Công thức né thuế của Google
  • Dịch vụ... chống tham nhũng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com