Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua sắm qua truyền hình: mảnh đất nhiều tiềm năng

Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỉ đô la Mỹ mỗi năm mà Bộ Công Thương công bố, các loại hình bán lẻ trực tuyến của Việt Nam tuy xuất hiện khá muộn nhưng có tốc độ và tiềm năng phát triển cao, trong đó có mua sắm qua truyền hình.  


Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trao đổi với ông Lê Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm truyền hình cáp, Đài truyền hình TPHCM, cơ quan đang phát kênh Shopping Online hơn một năm qua, chung quanh việc mua sắm qua màn ảnh nhỏ.  


- TBKTSG Online: Ngày càng có nhiều đơn vị truyền hình mở kênh mua sắm, đơn cử Shopping Online của Đài truyền hình cáp TPHCM (HTVC), TV Shopping của Đài truyền hình Việt Nam qua kênh VCTV11 và gần nhất là Home Shopping Network của truyền hình cáp Saigontourist (SCTV). Với tư cách là một chuyên gia, Ông nhận định thế nào về tiềm năng và triển vọng phát triển của loại hình mua sắm qua truyền hình?  

Vị trí đặt quảng cáo


- Ông Lê Đức Hùng: Tôi nghĩ rằng mua sắm trực tuyến sẽ rất phát triển nếu biết kiểm soát. Có lý do là, việc xã hội phát triển sau này sẽ dẫn đến xu hướng tất yếu là tập trung hệ thống bán lẻ ở quy mô cửa hàng, đại lý phân phối nhỏ vào một trung tâm mua sắm hay đại siêu thị.


Song song đó, nhịp độ sống tại những đô thị lớn ngày càng tất bật, quỹ thời gian hạn hẹp khiến càng ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm đến những hình thức mua hàng nhanh chóng, tiện lợi, giao tận nhà và vẫn đảm bảo chất lượng. Việc phát triển loại hình này cũng là một hình thức kích cầu tiêu dùng.


Loại hình mua sắm qua truyền hình là kết hợp của phương tiện giải trí và thông tin, hơn nữa nó không đòi hỏi yếu tố
mặt bằng hay không gian trưng bày, điều này giúp tiết kiệm một khoản kinh phí lớn. Đồng thời, truyền hình vẫn là phương tiện truyền thông có độ lan tỏa sâu và rộng. Hiện nay có hơn 1 triệu thuê bao đăng ký của hai nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp của TPHCM là SCTV và HTVC, đó là một thị trường không nhỏ.    


- Còn khó khăn hiện tại đối với nhà cung cấp dịch vụ?  


- Đó là phương thức thanh toán. Với cách chi trả bằng tiền mặt hiện nay, bên bán là chúng tôi xem như đang nắm đằng lưỡi, rủi ro rất nhiều bởi vì không phải lúc nào hàng giao đến cũng được chấp nhận và thanh toán, riêng chi phí vận chuyển, kho bãi xem như chúng tôi phải chịu. Nhưng vẫn phải chấp nhận để xây dựng thói quen mua sắm mới cho người dân. Tuy nhiên, trong thời gian tới chúng tôi sẽ đề xuất xây dựng phương thức thanh toán cho loại hình mới này.


Chúng tôi đang xây dựng một “bộ ba” bán hàng trực tuyến kết hợp giữa trang web www.htvc.vn, kênh truyền hình Shopping Online và một bản tin TV Guide nhằm đưa nhanh thông tin đến tay người tiêu dùng, giúp họ có sự lựa chọn dễ dàng và chính xác nhất.


- Xin cám ơn ông!

(Theo Thái Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Top 10 vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ
  • Starbucks Coffee: Kẻ đam mê, người kiếm lợi
  • PVFC: trả giá để trở nên minh bạch
  • Con đường nào cho GM?
  • Kinh doanh thể thao Vua không dễ
  • Nhận diện cơ hội trong kinh doanh
  • Tình báo kinh tế
  • Các chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) trong một thị trường suy thoái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com