Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Top 10 vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ

 

Tạp chí Fortune đã liệt kê danh sách 10 vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.


1. Lehman Brothers (2008)

Trước khi đệ đơn xin phá sản đại gia Lehman Brothers đã nắm giữ ít nhất 638 tỷ USD tài sản. Theo thông tin chính thức, Lehman Brothers là trường hợp đệ đơn xin phá sản lớn nhất trong lịch sử vào ngày thứ hai 15/9/2008 khi ngân hàng đầu tư đa tầng này trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng. Theo Bankruptcydata.com tài sản của Lehman trước khi đệ đơn xin phá sản gấp 6 đến 7 lần so với trường hợp phá sản lớn thứ 2 kể từ năm 1980.


2. Washington Mutual (2008)


Giá trị tài sản Washington Mutual nắm giữ trước khi đệ đơn xin phá sản là 327.9 tỷ USD. Tập đoàn này đã bị lụi bại bởi cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn năm 2007-2008 và chỉ trong vòng 1 năm cổ phiếu của công ty đã rớt giá không phanh từ mức 30 USD/cổ phiếu xuống còn 2 USD/cổ phiếu. Vào tháng 9/2008, các khách hàng lo sợ đã rút 16,7 USD tiền gửi trong vòng 10 ngày đã đẩy Tập đoàn này dưới sự kiểm soát của Uỷ ban tiền gửi liên bang FDIC. Sau đó FDIC đã bán tất cả tài sản cho JPMorgan Chase với giá 1,9 tỷ USD và biến Washinton Mutual thành vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ 2 trong lịch sử. Ngày sau đó, ngày 26/9/2008 ngân hàng này đã đệ đơn xin phá sản theo chương 11 và bị loại khỏi danh sách của Sàn giao dịch chứng khoán New York. Không hài lòng với chế độ sở hữu mới, Washington Mutual đã kiện JPMorgan Chase để đòi lại 4 tỷ USD tiền gửi, tuy nhiên trường hợp này vẫn chưa được giải quyết.


3. WorldCom (2002)


Giá trị tài sản nắm giữ trước khi đệ đơn xin phá sản của Worldcom là 104 tỷ USD. Một tháng sau khi diễn ra 1 vụ scandal tai tiếng, công ty viễn thông đường dài lớn thứ 2 ở Mỹ này đã nộp đơn xin phá sản. Sau đó, một số nhà quản lý của Worldcom đã phải chịu trách nhiệm về hành vi gian lận của mình, điển hình là ông Bernard Ebbers – CEO của công ty đã bị lãnh 25 năm tù giam.Tuy nhiên, công ty này đã hồi sinh trở lại vào năm 2004 với một cái tên mới là MCI.


4. GM (2009)


Giá trị tài sản của GM trước khi đệ đơn xin phá sản là 89 tỷ USD. Với tuyên bố phá sản vào ngày 1/6/2009, GM đã trở thành tập đoàn thứ 2 trong 3 tập đoàn chế tạo ô tô thuộc Big Three đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11. Trước đó Chrysler đã đệ đơn vào hồi tháng 4. Với 89 tỷ USD giá trị tài sản, trường hợp phá sản của GM gần như gấp đôi so với quy mô của Chrysler. Sự tái cấu trúc lại sẽ đánh dấu những thay đổi mạnh mẽ đối với GM. Ông Fritz Henderson - CEO của tập đoàn đã cảnh báo rằng việc đệ đơn xin phá sản có thể đẩy nhà sản xuất ô tô này ra khỏi Detroit. Nếu vậy nó sẽ là một tai họa khác cho một thành phố vốn đã đang vật lộn trong khó khăn.


Thông báo đưa ra sau khi chính quyền Obama ấn định hạn chót là ngày 1/6 cho nhà sản xuất xe hơi đang lâm nạn này với nỗ lực tạo ra những thay đổi hay quyết định đệ đơn xin phá sản như một phần của những hạn chế về các khoản nợ chính phủ gần 19 tỷ USD. GM đã tuyên bố phá sản vào ngày 30/5 khi các nhà nắm giữ trái phiếu đã bầu cử để trao đổi các khoản nợ của họ lấy tài sản sở hữu trong postbankruptcy GM. Các quan chức của chính quyền Obama cho biết mục tiêu là tạo ra một công ty được tổ chức lại theo chương 11 về bảo hộ phá sản trong vòng 60-90 ngày.


5. Enron (2001)


Gía trị tài sản của Enron trước khi đệ đơn xin phá sản là 66 tỷ USD. Tập đoàn năng lượng này đã bị phanh phui với tội danh gian lận kế toán và buộc phải đệ đơn xin phá sản khiến cho thế giới tài chính Mỹ có một phen kinh hoàng. Tập đoàn này đã bị sụt giảm nghiêm trọng về giá trị, hàng nghìn nhân công bị sa thải và các khoản trợ cấp của họ cũng “bốc hơi” theo. Cả hai lãnh đạo của tập đoàn là ông Kenneth Lay và ông Jeffrey Skilling đã bị kết án gian lận và các tội khác, mặc dù ông Lay đã chết trước khi bị kết án.


6. Conseco (2002)


Gía trị tài sản của Conseco trước khi đệ đơn xin phá sản là 61 tỷ USD. Cổ phiếu của Conseco - một công ty bảo hiểm và tài chính tại Ấn Độ đã từng được giao dịch ở mức đỉnh cao với 58 USD nhưng sau đó chỉ trị giá chưa đến 1 USD khi công ty này tuyên bố phá sản. Công ty này đã giảm được các món nợ khổng lồ từ việc mua lại và cho giới quan chức vay để mua cổ phiếu công ty. Conseco hồi sinh sau phá sản từ năm 2003.


7. Chrysler (2009)


Gía trị tài sản của Chrysler trước khi đệ đơn xin phá sản là 39,3 tỷ USD. Suy thoái năm 2008 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền công nghiệp sản xuất ô tô Mỹ và Chrysler trở thành nạn nhân đầu tiên. Thậm chí khoản cứu trợ tài chính trị giá 4 tỷ USD của chính phủ đã không đủ để cứu một công ty 80 năm tuổi này bị chao đảo sau một sự sụt giảm 30% trong doanh thu vào năm 2008. Chrysler đã đệ đơn xin phá sản vào ngày 30/4/2009 và thông báo hợp tác với Fiat - nhà sản xuất xe hơi của Ý. Sắp tới, với việc tổ chức lại (bao gồm 8 tỷ USD khác từ chính phủ) sẽ khiến cho chi phí lao động thấp hơn và nợ ít hơn nhưng doanh thu của công ty vẫn thấp. Chrysler dự tính đóng cửa 789 đại lý xe hơi vào tháng 6/2009.


8. Thornburg Mortgage (2009)


Thornburg Mortgage nắm giữ 36,5 tỷ USD giá trị tài sản trước khi đệ đơn xin phá sản. Công ty thế chấp Thornburg đã tuyên bố phá sản sau những vật lộn tìm kiếm nhà đầu tư tài trợ cho các ngành kinh doanh trọng điểm: cung cấp các khoản vay thế chấp đắt đỏ cho những khách hàng tín dụng được tín nhiệm. Doanh thu sụt giảm nhanh chóng và các khoản nợ không ngừng gia tăng, giá trị của thế chấp của công ty giảm và sau khi nhận một khoản cứu trợ tài chính 1,35 tỷ USD từ các nhà đầu tư tư nhân công ty đã buộc phải tuyên bố phá sản theo chương 11 vào ngày 1/5/2009. Trước đó, Thornburg đã ước tính mức thua lỗ lên tới 2,75 tỷ USD trong 3 quý đầu tiên của năm 2008.


9. Pacific Gas & Electric (2001)


Gía trị tài sản của Pacific Gas & Electric trước khi đệ đơn xin phá sản là P36 tỷ USD. Công ty năng lượng điện và khí ga này đã đệ đơn xin phá sản sau khi phải gánh chịu món nợ khổng lồ hàng tỷ USD do sự tăng giá năng lượng bán buôn. Cuối cùng, giá năng lượng bán buôn giảm và công ty đã hồi sinh sau phá sản vào năm 2004, cổ phiếu đã tăng giá gấp 3 lần khi đệ đơn xin bảo hộ phá sản.


10. Texaco (1987)


Gía trị tài sản của Texaco trước khi đệ đơn xin phá sản là 35 tỷ USD. Công ty dầu khí này đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi tòa án tuyên bố đã nợ Pennzoil 10,5 tỷ USD tiền bồi thường thiệt hại từ một thỏa thuận sát nhập ban đầu. Cuối cùng, Texaco đã trả Pennzoil 3 tỷ USD, hồi sinh sau phá sản sau 361 ngày và trở thành một phần của Chevron.

 

(Theo Bùi Huyền // Time // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Starbucks Coffee: Kẻ đam mê, người kiếm lợi
  • PVFC: trả giá để trở nên minh bạch
  • Con đường nào cho GM?
  • Kinh doanh thể thao Vua không dễ
  • Nhận diện cơ hội trong kinh doanh
  • Tình báo kinh tế
  • Các chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) trong một thị trường suy thoái
  • Nghề Lobby chính trị : Công nghệ hái ra tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com