Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Starbucks Coffee: Kẻ đam mê, người kiếm lợi

Starbucks là chuỗi quán cà phê - nếu không nổi tiếng nhất thì cũng thuộc số ít nổi tiếng nhất nước Mỹ - với hơn 6.000 cửa hàng trên khắp thế giới, doanh thu hơn 10 tỷ USD hàng năm.

Thương hiệu nổi tiếng này gắn liền với cả người đam mê cà phê lẫn người biết cách dùng nó để kiếm lời.

Ông chủ hiện tại của Starbucks là Howard Schultz. Dù không phải là người sinh ra nó nhưng nếu không có tài kinh doanh và tiếp thị, không có ý chí và sự sắc sảo của ông  thì chắc chắn Starbucks không trở thành thương hiệu sáng giá như hiện tại.

Starbucks Coffee, Tea and Spice do ba sinh viên Gerald Baldwin, Gordon Bowker và Zev Siegl thành lập năm 1971 từ niềm đam mê uống càphê, nhưng phải là càphê rang xay, pha phin chứ không hòa tan như ở trong các siêu thị. Họ mở cửa hàng đầu tiên ở khu cảng của thành phố Seattle, bán cà phê cao cấp, rang xay và pha cho uống thử, không làm quán.

Mùa đông năm 1981, khi Howard Schultz 27 tuổi, làm phụ trách bộ phận bán hàng cho một hãng dồ dùng gia đình Hammarplast tại Mỹ, Schultz để ý thấy có một công ty nhỏ ở bờ biển miền Tây nước Mỹ đặt số lượng lớn máy pha cà phê của Hammarplast.

Công ty Starbucks Coffee, Tea and Spice chỉ có 4 cửa hàng, mà lại đặt mua số lượng máy pha càphê  lớn hơn cả Tập đoàn siêu thị Macy’s đang kinh doanh trên khắp nước Mỹ. Schultz cho rằng công ty này đã phát hiện ra một thị trường quan trọng.

Ở Mỹ, đa số người dân có thói quen uống cà phê hòa tan nên có thể bán được cà phê cao cấp rang xay, thiết bị xay và pha cà phê. Schultz đến tận nơi xem xét và khởi đầu ý tưởng kinh doanh mới.

Không ai muốn thương mại hóa ý tưởng này, mà thuần túy chỉ muốn có loại cà phê và chè tốt nhất cho khách hàng của mình ở Seattle. Khách hàng “ruột” của họ là những người dân thành phố trẻ trung và có thu nhập cao. Vấn đề ở đây là chất lượng cuộc sống mới, đẳng cấp tiêu dùng mới, phong cách thời thượng.

Sau nhiều lần thương thảo và thuyết phục, giữa năm 1982, Schultz được những người chủ của Starbucks Coffee, Tea and Spice thuê làm quản lý các cửa hàng.

Trong thâm tâm, họ không mặn mà lắm với ý tưởng tăng trưởng và bành trướng của Schultz nên chỉ cho phép mở thêm mấy cửa hàng tương tự ở Seattle. Lúc đó, ấn tượng Milano mới chính là động lực thôi thúc Howard Schultz hành động.

Schultz không muốn chỉ bán cà phê và thiết bị, mà còn muốn làm như đã thấy ở Italy: bán càphê cho khách uống tại chỗ. Vất vả lắm Schultz mới thuyết phục được các ông chủ cho phép mở rộng kinh doanh ở một số cửa hàng.

Năm 1985, Schultz rời khỏi Starbucks, lập công ty riêng với tên gọi là Il Giornale để cạnh tranh với Starbucks. Schultz tìm đến 242 nhà đầu tư và bị 217 người từ chối.

Nhưng những người còn lại đồng ý cung cấp đủ tiền cho Howard Schultz cạnh tranh và mua được Starbucks với giá 3,8 triệu USD - bao gồm 11 cửa hàng và 100 nhân viên. Đó là ngày 18/8/1987.

Schultz giữ thương hiệu Starbucks và không sa thải nhân viên nào vì không muốn họ chịu cùng số phận như cha mình trước đây.

Từ lúc này, Schultz có thể rộng tay thực hiện ý tưởng của mình. Cửa hàng của Starbucks được mở ra trên khắp nước Mỹ và cả ở nước ngoài. Ở đâu có đối thủ cạnh tranh, Schultz tìm cách mua về bằng được. Ở nơi có vị trí tốt, Schultz sẵn sàng trả giá thuê cao gấp vài lần để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Ở nơi đông khách, Schultz cho mở vài quán liền nhau để vào giờ cao điểm khách không phải chờ đợi lâu.

Schultz nghĩ ra cách bán càphê cho vào cốc bìa để khách hàng có thể đem theo: mua ở quán, nhưng có thể thưởng thức ở ngoài quán, vừa mang lại tiện ích cho khách hàng, lại vừa quảng cáo cho Starbucks.

Vậy là nói càphê Starbucks dân dã và đại chúng cũng được, mà bảo nó sành điệu và đẳng cấp cũng chẳng sai. Thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi đã chấp nhận và coi nó như một phần của cuộc sống của họ./.

(Doanh Nhân/Vietnam+)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • PVFC: trả giá để trở nên minh bạch
  • Con đường nào cho GM?
  • Kinh doanh thể thao Vua không dễ
  • Nhận diện cơ hội trong kinh doanh
  • Tình báo kinh tế
  • Các chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) trong một thị trường suy thoái
  • Nghề Lobby chính trị : Công nghệ hái ra tiền
  • Fastfood: cuộc đua của những “ông lớn”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com