Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Mỹ: Nổi cộm vấn đề tiền thưởng
Nhiều quốc gia trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) như Pháp, Đức, Anh đang đưara các biện pháp mạnh nhằm thay đổi hệ thống trả thưởng cho các nhânviên ngân hàng.
Ngân hàng BNP - Paribas (Pháp) đang hứng chịu cơn thịnh nộ của dư luận trong nước vì kế hoạch chi thưởng tới 1 tỷ ơ-rô. |
Đây cũng sẽ là một trong những nội dung chính tại Hội nghị Bộ trưởng Tàichính và Thống đốc các ngân hàng trung ương Nhóm các nước phát triển vàđang nổi (G-20) tại Luân Đôn (Anh) trong ngày hôm nay (4-9) - sự kiệnchuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh G-20 sẽ diễn ra ở Pít-xbớc (Mỹ) cuối tháng này.
Thực tế, các cuộc tranh cãi về các khoản thưởng ngân hàng đã bùng phát từđầu năm nay, ngay sau khi Tập đoàn Bảo hiểm AIG của Mỹ, mặc dù chịu ảnhhưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính và buộc phải xin trợ cấp từchính phủ, nhưng vẫn dành hàng trăm triệu USD để chi thưởng cho cácnhân viên. Trong khi các quốc gia còn lúng túng chưa tìm ra được tiếngnói chung cho vấn đề này và thế giới vẫn còn oằn lưng chống đỡ vớinhững hậu quả do cơn bão tài chính gây ra thì, mới đây, ngân hàng sốmột của nước Pháp là BNP - Paribas lại khiến dư luận nổi cơn thịnh nộvới dự kiến tháo hầu bao tới 1 tỷ ơ-rô để phát thưởng. Nhiều người dâncho rằng, thật bất công khi những đồng tiền đóng thuế của họ hỗ trợ cácngân hàng vượt qua khó khăn lại cho dùng phóng tay.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia không ngừng tăng và ngânsách của chính phủ đang lâm vào tình trạng thâm hụt nặng nề. Ngoài ra,việc "vung tay quá trán" sẽ gây khó khăn cho chính nguồn vốn của cácngân hàng này nếu xảy ra những diễn biến bất thường. Đây là lý do Tổngthống Pháp Ni-cô-la Xác-cô-di và Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken quyếttâm thành lập "mặt trận chung" chống tiền thưởng bất hợp lý tại Hộinghị G-20 tới. Ông chủ Điện Ê-li-dê và người đứng đầu Chính phủ Đức chorằng, hệ thống giám sát tiền thưởng sẽ chỉ hoạt động hiệu quả nếu đượcthực thi rộng rãi ở phạm vi quốc tế. Nếu không chung sức, cuộc chảy máuchất xám ngành ngân hàng tới những nơi lương thưởng cao hơn là khôngthể tránh khỏi. Đây được coi là những thay đổi cần thiết để nhữngnguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế không còn tái diễn.
Những số liệu thống kê thời gian gần đây cho thấy, giai đoạn suy thoái tồi tệnhất của kinh tế toàn cầu từ những năm 30 của thế kỷ trước tới nay cóthể đã kết thúc. Từ chỗ GDP của hầu hết các quốc gia đều giảm mạnhtrong quý I, và đã được cải thiện đáng kể trong quý II, sản xuất côngnghiệp và bán lẻ nhiều quốc gia đã tăng trưởng trở lại. Tăng trưởng lạcquan ngoài dự kiến không chỉ xuất hiện tại những nền kinh tế mới nổi ởchâu Á mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Pháp, Đức vàNhật. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng tình hình còn đang rất khókhăn. Vì không giống như lần suy thoái trước, lần suy thoái này là kếtquả của khủng hoảng xuất phát từ hệ thống cho vay dưới chuẩn của cácngân hàng Mỹ. Những con nợ sau khủng hoảng cần phải cải thiện tình hìnhtài chính của họ và các hệ thống tài chính cũng cần có thời gian đểphục hồi, do đó, tăng trưởng có thể diễn ra yếu ớt trong vài năm.
Hiện tại, thương mại thế giới vẫn trong tình trạng sụt giảm mạnh. Các quốcgia phải hướng đến tiêu dùng trong nước bằng các chính sách kích cầunội địa. Để làm được việc này, nhiều chính phủ đã liên tục mở rộngchính sách tài khóa bằng cách sử dụng nhiều gói kích thích kinh tế nhằmđạt dấu hiệu rõ ràng hơn phản ánh sự phục hồi. Đây là nguyên nhân dẫnđến thâm hụt ngân sách của hầu hết các nước tăng cao, đe dọa đến sựphục hồi của kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh như hiện nay, việc kiểm soát chặt hoạt động của các ngân hàngtrong đó có cả kế hoạch chi thưởng sẽ giúp ổn định hệ thống tài chínhthế giới, tránh lâm vào tình trạng tái khủng hoảng. Chính vì thế, Bộtrưởng Tài chính Mỹ Ti-mô-thi Ghết-nơ cũng phải thừa nhận, việc hạn chếlương thưởng bộ phận điều hành là một phần quan trọng trong chươngtrình nghị sự của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Mỹcũng đã đưa ra chương trình cải cách tổng thể để giúp các cổ đông cóthêm quyền kiểm soát về chính sách và giúp các nhà quản lý có thêm độnglực để hành động vì quyền lợi dài hạn của các ngân hàng.
(Theo Quỳnh Chi // Hanoimoi Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com