Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thuốc có được dùng để khuyến mãi ?

Nếu không được khuyến mãi cho các DN kinh doanh và phân phối thuốc, DN sản xuất dược trong nước khó có thể phát triển
Nếu không được khuyến mãi cho các DN kinh doanh và phân phối thuốc, DN sản xuất dược trong nước khó có thể phát triển


“Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mãi” - quy định tại khoản 7 điều 4 của Nghị định 37/2006/NĐ – CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại qua quá trình triển khai thực hiện đã gây khó khăn cho các DN dược. Tuy nhiên, sau gần 3 năm quy định sửa đổi vẫn chỉ nằm trên… dự thảo.

Việc quy định “không được dùng thuốc chữa bệnh cho người” (kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mãi sẽ được áp dụng cả trong khâu bán buôn (giữa các DN với DN) và khâu bán lẻ (giữa DN với người tiêu dùng).

“Chệch” luật

Theo Đỗ Văn Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh Dược: Việc quy định cấm dùng thuốc chữa bệnh để khuyến mãi ở khâu bán buôn không phù hợp với các luật điều chỉnh có liên quan và không khuyến khích phát triển sản xuất dược phẩm trong nước bởi khuyến mãi bằng thuốc chữa bệnh ở khâu bán buôn giữa các DN với DN là việc tặng thuốc mẫu, thuốc mới, thuốc thành phẩm cho DN mà không phải trả tiền, nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, tăng cường tiêu thụ góp phần phát triển sản xuất thuốc trong nước.

Bên cạnh đó, việc cấm khuyến mãi thuốc ở khâu bán buôn giữa DN với DN là chưa phù hợp với Luật Thương mại có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Tại khoản 7, điều 100 quy định rõ các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mãi, có ghi “cấm khuyến mãi tại trường học, bệnh viện, trụ sở của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân”. Điều này có nghĩa là cấm các hành vi khuyến mãi tại các địa điểm cụ thể nêu trên, chung cho các loại hàng hoá chứ không cấm khuyến mãi đối với một loại hàng hoá cụ thể nào. Thuốc chữa bệnh cũng là một loại hàng hoá, do đó sẽ không bị cấm khuyến mãi theo quy định của Luật Thương mại.

Ông Doanh cũng cho rằng, theo quy định đó thì ở nơi thương mại, khâu bán buôn giữa các DN dược có đủ điều kiện, đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì việc khuyến mãi thuốc là một hoạt động xúc tiến thương mại thông thường, phù hợp với quy định tại điều 1 của Nghị định 37/2006/NĐ – CP:  “một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mãi; quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại”.

Bên cạnh đó, theo Luật Dược, tại điều 9 quy định những hành vi bị cấm, khoản 8 chỉ quy định cấm “khuyến mãi thuốc trái với quy định của pháp luật”, không có nội dung cấm dùng thuốc để khuyến mãi ở khâu bán buôn. Còn tại khoản c, mục 1, điều 4, Nghị định 59/2006/NĐ – CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì “các thuốc dùng cho người” là hàng hoá dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì việc khuyến mãi ở khâu bán buôn giữa các DN với DN là hoạt động xức tiến thương mại thông thường.

DN khó xoay xở

Các DN bị xuất toán trên 5,5 tỷ đồng :

- Cty Dược phẩm TƯ1
- Cty Dược phẩm TƯ2
- Cty Dược phẩm TƯ3
- Cty CP Dược phẩm TƯ1
- Cty CP Dược phẩm TƯ2
- Cty CP Xuất nhập khẩu y tế VN
- Cty CP Dược Danapha
- Cty CP Y Dược phẩm Vimedimex
- Xí nghiệp Dược phẩm TƯ25
- Trung tâm DVTM Dược Mỹ phẩm
- TCty Dược VN
DS Nguyễn Quý Sơn - Chủ tịch HĐQT TCty Dược VN cho rằng,  quy định cấm dùng thuốc để khuyến mãi ở khâu bán buôn giữa DN với DN thì các DN sản xuất kinh doanh thuốc sẽ không phát triển được và như vậy là không phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất thuốc trong nước. Bởi các DN muốn phát triển được phần lớn dựa vào bán buôn, mà trong bán buôn thì phải có giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi... góp phần gia tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh. Điều đó đã góp phần nâng tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước từ 30 lên 50% vào năm 2008. Tuy nhiên, quy định tại khoản 7, điều 4 của Nghị định 37 nên các DN trong nước đang thực hiện khuyến mãi thuốc ở khâu bán buôn giữa DN với DN đã bị coi là vi phạm quy định tại nghị định này và đã bị các cơ quan kiểm toán, thuế trung ương và địa phương xử lý, xuất toán. Chỉ riêng 10 DN trong năm 2006 đã bị xuất toán hơn 5,5 tỷ đồng. Điều này không chỉ tổn thất về kinh tế cho các DN mà còn “làm khó” cho họ trong việc phát triển thị trường.
Được biết, Bộ Công Thương đã xây dựng nội dung Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 37/2006/NĐ - CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại với nội dung chính là sửa đổi theo hướng tháo gỡ khó khăn cho các DN, đặc biệt là DN dược trong việc triển khai chương trình khuyến mãi và tăng thêm quyền lợi cho người tiêu dùng. Dự thảo nghị định mới quy định:  “Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mãi, trừ trường hợp khuyến mãi cho thương nhân kinh doanh thuốc”. Tuy nhiên, để dự thảo này trở thành quy định thì DN vẫn đang mòn mỏi ngóng đợi từng ngày và nỗi lo về khoản “bị xuất toán” đang ngày một chồng chất...

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Giả khan hiếm để giữ danh
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Loay hoay với ngoại ngữ
  • Smartphone & “Smart” Marketing
  • Metro tránh bão ở châu Á
  • Microsoft qua những con số
  • “Chiếc bẫy” phí bảo hiểm
  • Mỹ: Các hãng hàng không tiếp tục thắt lưng buộc bụng
  • Cái lý của lời lắt léo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com