Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ (2)

Với 5 nguyên tắc đã được nói tới ở phần 1, các bạn có thể hình dung phần nào những việc nên và không nên làm khi tham gia giao tiếp ở chốn đông người. Trong phần 2 này, chúng tôi sẽ giới thiệu 5 nguyên tắc còn lại với hi vọng giúp các bạn hoàn thiện kỹ năng và trở thành một người nói chuyện khéo léo và tinh tế.
 
Khi có nghi ngờ, hãy thảo luận

Nghe có vẻ như một việc muốn thoát khỏi trách nhiệm nhưng nó lại hiệu quả. Đó là một thứ bạn chia sẻ. Nếu bạn bình luận về âm nhạc hay hay kiểu trang trí hoa đẹp hoặc dãy bàn bày biện đồ ăn dài thế nào và được những người khác đồng tình nghĩa là họ sẵn sàng nói chuyện với bạn. Một biện pháp dự phòng khác là câu hỏi đặc trưng "Bạn thấy chủ nhà thế nào?"

Thêm "gia vị" cho buổi nói chuyện nhạt nhẽo

Đừng hoảng sợ khi có một khoảng lặng trong cuộc trò chuyện. Sự yên lặng không dài như bạn nghĩ. Chúng ta cần nhớ rằng khi mình nói ra điều gì đó thì người khác cần có thời gian để xử lý thông tin. Vì thế, bạn nên coi thời gian tĩnh là giai đoạn chuyển đổi. Đôi khi, sự yên lặng lại là cần thiết vì bạn không muốn mình trông giống như một chàng ngốc bập bẹ. Nếu bạn nhận thấy người đối diện đang sắp hết chuyện để nói thì bạn nên cho anh ta cơ hội để tĩnh một chút. Mặt khác, bạn có thể lái cuộc nói chuyện sang một hướng khác bằng cách sử dụng 1 trong những cách trước và đừng lo lắng vì đã tạo ra khoảng trống trong câu chuyện.

Giới thiệu hợp lý

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng của một người biết nói chuyện hoà nhã và khéo léo là khả năng giới thiệu mọi người một cách không gượng ép. Cùng với việc nói tên, bạn có thể đưa thêm chút thông tin về từng người hoặc là một mối quan tâm nên chia sẻ để tạo sự thuận lợi cho buổi nói chuyện. Thành thật và chân thành khi cung cấp thông tin là điều quan trọng và bạn nên cố gắng nói chậm tên mọi người khi giới thiệu. Ví dụ như: "Kate, giới thiệu với bạn đây là Jane. Jane và chồng cô ấy vừa mới chuyển từ Cincinati tới. Jane rất thích vẽ và bản thân cô ấy cũng là một hoạ sĩ. Giới thiệu với Jane đây là Kate. Cô ấy là giám đốc một viện bảo tàng các thiết bị thông tin liên lạc".

Mọi việc cũng cần khéo léo và tinh tế khi một người bạn quên mất một tên ai đó trong buổi nói chuyện. Trong trường hợp đó, bạn có thể nhắc tên một người và ra hiệu cho người kia. Mọi người sẽ luôn nhận thấy được bạn đã quên hay muốn biết tên họ. Để xử lý tình huống, bạn có thể nói tên của người bạn biết rồi sau đó nói với người kia. Tiếp đến, bạn nhường lời giới thiệu cho hai người.

Xoa dịu những tình huống khó chịu

Kiểu thứ nhất là người bạn đã gặp một vài lần nhưng lại cư xử như thể hai người chưa từng quen biết. Lúc ấy, bạn có thể nói: "Anh có thể không nhớ nhưng tôi nhớ rõ chúng ta đã gặp nhau trong buổi gây quỹ từ thiện của anh hai năm trước đây.

Kiểu thứ hai là người xâm chiếm không gian cá nhân của bạn. Có một người từng xử lý tình huống như sau: "Tôi không nói gì cả, tôi chỉ lùi lại. Nếu họ dồn tôi tới tận tường, tôi sẽ khéo léo di chuyển quanh họ. Nếu họ theo tôi, tôi sẽ đưa tay tới bất cứ chỗ nào có ly cocktail của mình, thế nên họ phải nới rộng khoảng không để tôi làm việc đó".

Kiểu người thứ ba sẽ không ngừng nói về bản thân và chẳng buồn hỏi bạn câu nào. Nếu ai đó là người muốn mình trở thành trung tâm, bạn nên khéo léo tách ra khỏi cuộc nói chuyện đó.

Rút lui một cách khéo léo

Bạn nên dùng cụm từ "Tôi cần..." khi muốn rút lui. Ví như: "Tôi cần lấy chút đồ ăn. Tôi chưa ăn gì từ sáng đến giờ." hay "Tôi cần nói chuyện với một đối tác ở đằng kia" hoặc "Tôi phải gặp MC một chút"... Lẫy đồ uốgn mới, đi vệ sinh, tán gẫu với một người bạn vừa tới và ra ngồi riêng với bạn đời đều là những lý do hợp lý.

Nếu bạn thấy mình trở nên lạc lõng với những câu chuyện mà mọi người đang bàn luận thì chứng tỏ bạn đang chán. Bạn có thể nói: "Mình đang muốn nói chuyện với bạn về các công việc từ thiện và hi vọng chúng ta sẽ gặp nhau trong một lần khác".

(Theo Realsimple // VTV Đài truyền hình Việt Nam)

  • 8 cách giải tỏa bế tắc trong công việc
  • 10 cách để trở thành người lạc quan hơn
  • 3 cách để giao tiếp thuyết phục hơn
  • Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi? (Phần 1)
  • Bảy lỗi giao tiếp phổ biến của các nhà quản lý
  • 10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ (1)
  • Tiếp xúc với người Ả Rập
  • Càng có ngoại hình đẹp càng dễ xin việc
  • Những “tuyệt chiêu” gây ấn tượng với sếp
  • Tiếp xúc với người Hungari
  • Tiếp xúc với người Séc
  • 7 cách "chơi xỏ" đồng nghiệp
  • 18 cách “làm mới” tinh thần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com