Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiếp xúc với người Ả Rập

Nếu như thế giới Ả Rập nổi tiếng với những điều huyền bí thì trong làm ăn, kinh doanh người Ả Rập cũng không kém phần như vậy. Doanh nhân Việt Nam cần phải nắm được một số bí quyết để có thể thành công trong làm ăn với họ.

Chào hỏi, làm quen

Người Ả rập rất coi trọng nghi lễ và thường xét nét tất cả những biểu hiện bề ngoài. Vì thế, người nước ngoài khi chào hỏi hay làm quen với người Ả rập nên rất thận trọng và cần hành xử theo phương châm: nếu hiểu biết chắc chắn phong tục tập quán của họ thì hãy biểu hiện ra ngoài, còn nếu không thì tốt nhất nên kiềm chế bày tỏ thái độ. Sự rụt rè, e ngại khi giao tiếp, làm quen thậm chí còn được người Ả rập coi là chín chắn và tôn trọng chủ nhà.

Trong quan hệ với người Ả rập, phải nên rất kiên nhẫn và xác định là phải gây dựng mối quan hệ rất bài bản, từng bước một, có nghĩa là phải tính dài hơi. Trong thế giới Ả rập có câu ngạn ngữ: “Người Ả rập phát minh ra thời gian, còn người Châu Âu làm ra cái đồng hồ”.

Đàm phán

Đàm phán với người Ả rập thường mất rất nhiều thời gian, có thể gọi đàm phán với họ là mặc cả thực sự, đòi hỏi bạn phải có khả năng đóng kịch cao, biết kết hợp cả đóng kịch để dọa dẫm và tranh thủ, bi kịch hóa phi vụ làm ăn và nhượng bộ đúng lúc sao cho đối tác người Ả rập cứ tưởng vì họ mặc cả mà bạn phải xuống thang đến như vậy.

Hầu như không có chuyện bạn đàm phán chỉ một lần là đã thành công trong làm ăn với người Ả rập. Thường cũng phải vài ba bận. Người Ả rập sẽ không làm ăn với bạn nếu chỉ thấy bạn đề cập đến chuyện làm ăn có một lần rồi chờ đợi. Bạn nên thường xuyên liên hệ, trao đổi, đề nghị và tỏ ý sẵn sàng trao đổi tiếp để đối tác người Ả rập tin rằng bạn rất quan tâm và rất thật lòng với phi vụ làm ăn với họ. Nhiều khi chỉ một món quà tặng nhỏ hay một nhượng bộ rất nhỏ của bạn cũng đủ để làm cho đàm phán làm ăn với người Ả rập thành công.

Trong đàm phán cũng như khi hợp tác với người Ả rập, bạn không được tỏ ra hào phóng. Đàm phán với người Ả rập giống hệt như chơi bài Poker. Nếu nhượng bộ, bạn hãy tỏ ra rất đau đớn khi phải nhượng bộ, đặt ào ào điều kiện để nhượng bộ và nhượng bộ rất từ từ.

Khi cần nêu đối tác của bạn để chứng minh cho đối tác người Ả rập thấy khả năng của bạn, chú ý đừng nêu ra những đối tác liên quan đến những sản phẩm bị coi là cấm kỵ trong thế giới Ả rập, chẳng hạn như nhà máy bia hay sản xuất rượu. Phản tác dụng đấy vì đó là những thứ bị cấm ở các nước Ả rập.

Ngôn ngữ

Doanh nhân người Ả rập hiện tại đa phần có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo, nhưng đương nhiên bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được trái tim và lý trí của họ nếu bạn biết tiếng Ả rập.

Trang phục và phong cách

Hiếm ở đâu mà trang phục và phong cách phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như trong thế giới Ả rập. Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự, chớ nên nhiều màu mè sặc sỡ, chớ có phát biểu, bình phẩm hay sử dụng những gì liên quan đến tôn giáo mà người Ả rập có thể hiểu nhầm là phỉ báng tôn giáo của họ hay đề cao tôn giáo khác trước tôn giáo của họ. Phụ nữ phải vận váy dài quá gối hoặc mặc quần, áo cũng không được hở hang quá. Khoe dáng vóc và màu da trước đối tác người Ả rập thường phản tác dụng nhiều hơn là có tác dụng.

Thời gian

Người Ả rập đòi hỏi đối tác hẹn đến làm việc đúng giờ, nhưng trong làm việc lại thường không có khái niệm về thời gian mà tùy hứng kéo dài hay kết thúc sớm. Họ cũng không thích thú gì khi thấy bạn có biểu hiện sốt ruột hay lo lắng cho cuộc hẹn tới. Họ muốn chứng tỏ họ làm chủ về thời gian chứ không phải chịu áp lực về thời gian do đối tác gây ra. Bạn nên chú ý điều này khi lên lịch làm việc với các đối tác người Ả rập.

Mời

Khi được mời về nhà, bạn không nên ngạc nhiên khi thấy có sự tách biệt riêng giữa các quý ông với các quý bà. Lần mời đầu tiên thường thuần túy là xã giao, hầu như không đả động gì đến công chuyện làm ăn, mà phải đợi đến lần thứ hai hoặc thứ ba.

 

(Theo Lạn Kha (sưu tầm) // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 8 cách giải tỏa bế tắc trong công việc
  • 10 cách để trở thành người lạc quan hơn
  • 3 cách để giao tiếp thuyết phục hơn
  • Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi? (Phần 1)
  • Bảy lỗi giao tiếp phổ biến của các nhà quản lý
  • Càng có ngoại hình đẹp càng dễ xin việc
  • Những “tuyệt chiêu” gây ấn tượng với sếp
  • Tiếp xúc với người Hungari
  • Tiếp xúc với người Séc
  • 7 cách "chơi xỏ" đồng nghiệp
  • 18 cách “làm mới” tinh thần
  • Cứng, mềm, dẻo
  • Tiếp xúc với người Hàn Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com