Việc con người đọc biểu lộ nét mặt của người khác ra sao cho biết nhiều về văn hóa giáo dục của họ, một nghiên cứu mới cho thấy điều đó. Trong khi người Mỹ tập trung vào hình mẫu trung tâm thì người Nhật lại chú ý đến các cảm xúc gương mặt của toàn bộ nhóm để đánh giá trạng thái cảm xúc của người khác.
Trong 5 hình mẫu với nhiều biểu lộ nét mặt khác nhau, người Mỹ tập trung vào hình ảnh trung tâm trong khi người Nhật nhìn vào các hình mẫu nền. |
Các kết quả nghiên cứu tiết lộ người dân thuộc miền Bắc Mỹ có “chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ” và có khuynh hướng nhấn mạnh sự độc lập của con người qua việc thể hiện niềm tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng.
“Người Đông Nam Á có vẻ như dành nhiều sự chú ý để nhận biết các mối quan hệ của người khác,” trưởng nghiên cứu Takahiko Masuda, giáo sư tâm lý học tại đại học Alberta cho biết. “Người sinh trưởng ở vùng Bắc Mỹ truyền thống thường dễ dàng cô lập một ai đó ra khỏi đám đông.”
Masuda cho biết thêm, người Đông Nam Á trở nên quen với cụm từ “kuuki wo yomu” tạm hiểu là “đoán nét mặt” theo ngữ cảnh. “Kết quả cho thấy, họ nghĩ rằng các biểu lộ nét mặt của những người xung quanh là một nguồn cung cấp thông tin để hiểu về cảm xúc đặc biệt của một ai đó,” Masuda nói.
Các kết quả sẽ được đăng tải chi tiết trong số báo sắp tới của tạp chí Tâm Lý Tính Cách và Xã Hội.
Đoán nét mặt
Trong nghiên cứu của Masuda có khoảng 80 người Nhật và các sinh viên Mỹ tham gia nghiên cứu quan sát một chuỗi hình ảnh trưng bày ở mô hình trung tâm và 4 phong nền cá nhân. Trong mỗi bức tranh, những người tham gia nghiên cứu xác định có phải hình ảnh trung tâm là buồn bã, vui vẻ hay tức giận. Các nhà nghiên cứu kiểm soát biểu lộ nét mặt của những người trung tâm hoặc là hình ảnh phong nền của nhóm 4 người.
Hơn 70% sinh viên Nhật Bản có câu trả lời là họ bị tác động bởi các cảm xúc của những hình ảnh phong nền. Cùng với tỷ lệ phần trăm tương đương, những người phương Tây cho biết họ không bị ảnh hưởng bởi hình ảnh nền.
Trong nhóm quan sát hình ảnh khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các đối tượng người Nhật có nhiều thời gian nhìn vào những người xung quanh hơn so với những người phương Tây.
“Khi những người thuộc Bắc Mỹ cố gắng hình dung ra một người nào đó cảm thấy ra sao, họ tập trung một cách chọn lọc vào biểu hiện nét mặt đặc biệt của một người,” Masuda cho biết, “còn người Nhật xem xét cảm xúc của người khác dựa trên hoàn cảnh.”
Sự tách biệt văn hóa
Như xu hướng của quốc tế, sự di cư lao động và sự mở rộng công nghệ trở thành những lực lượng thống trị cho nền kinh tế và nền xã hội trên toàn cầu, sự giao thoa giữa các khác biệt về văn hóa đang có nhiều ý kiến phê bình ở mỗi người.
Sau đây là một vài ví dụ giải thích:
· Một ví dụ hốc búa có liên quan đến văn hóa chào hỏi: Hôn má được chấp nhận khi gặp gỡ một người bạn hoặc là đối tác kinh doanh ở một số khu vực như Mỹ Latin nhưng điều đó lại không được “hoan nghênh” ở cộng đồng người Châu Á.
Một nghiên cứu về hình ảnh não bộ được trình bày chi tiết vào tháng Giêng trong tạp chí Khoa Học Tâm Lý đã tiết lộ khía cạnh khác của văn hóa. Người Châu Mỹ có thời gian để so sánh một vật thể này với vật thể khác lâu dài hơn, trong khi đó người Đông Á hay gặp trục trặc khi nhận xét về một đơn thể nào đó.
· Nghiên cứu trước đó cho thấy rằng người Nhật nhìn vào mắt của một ai đó để thu lượm các tín hiệu cảm xúc, trái lại người Châu Mỹ lại tập trung vào miệng. Nhìn vào mắt thì dễ dàng nhận biết được cảm xúc hơn là nhìn vào miệng, các nghiên cứu gia cho biết là người Nhật lĩnh hội cảm xúc thực của người khác tốt hơn người Châu Mỹ.
Nghiên cứu gần đây được bổ trợ bởi chương trình Văn Hóa và Nhận Thức tại đại học Michigan và Trung Tâm Văn Hóa Thiết Lập Sinh Thái Học tại đại học Hokkaido.
(Theo Science Daily - Theo Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com