Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu trưởng Faust: "Khủng hoảng kinh tế, Harvard cũng phải tiết kiệm"

"Mỗi sáng thức dậy đều nhắc nhở rằng chúng ta vẫn đangtrong cuộc suy thoái kinh tế lớn chưa từng có. Thách thức của Harvard là phải đương đầu và thích nghi một cách thông minh với hiện thực mới mẻ này, đồng thời phải khẳng định, tăng cường sức mạnh của sự nghiệp học tập và khám phá bản chất công việc mà chúng ta đang làm" – Trích thư của Hiệu trưởng đại học Harvard – bà Drew Faust - gửi cộng đồng Harvard.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu toàn văn bức thư này:

Ngày 18/ 2/2009

Các thành viên của cộng đồng Harvard thân yêu,

Hơn một nửa chặng đường của một niên học đã qua, tôi lại viết bức thư này với vài dòng suy nghĩ về công việc chúng ta cần cùng nhau thực hiện trong giai đoạn đầy thách thức và khó khăn hiếm thấy này.

Các dòng tít mỗi buổi sáng, các cuộc đàm thoại hàng ngày nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta vẫn đang đứng giữa dòng của cuộc suy thoái kinh tế chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua. Sự bất ổn đôi khi lại là sự chắc chắn. Nhưng điều dần trở lên rõ ràng chính là chúng ta đang sống, đang đi qua những thời khắc khó khăn hơn bao giờ hết. Bức tranh kinh tế đang dần thay đổi về căn bản.

Hiệu trưởng Đại học Harvard Catherine Drew Gilpin Faust. Ảnh: harvard.edu

Đối với Harvard, cũng như đối với những trường cao đẳng và đại học khác, thách thức của chúng ta là phải đương đầu với những thực tại kinh tế mới và bản thân chúng ta phải thích nghi một cách thông minh với những thứ mới mẻ này, đồng thời chúng ta phải khẳng định và tăng cường sức mạnh của sự nghiệp học tập và khám phá bản chất công việc chúng ta đang làm.

Làm như vậy có nghĩa là chúng ta đang thực hiện một số bước đi khó khăn. Tại thời điểm xuất hiện sức ép mới, việc thực hiện những bước đi này đòi hỏi cả sự rèn luyện và sự hi sinh. Nó sẽ đưa ra những lựa chọn khó khăn về điều có ý nghĩa quan trọng nhất – không như một bài tập đơn giản ở một trường đại học mà sự tự quản nội bộ được đánh giá cao, nơi có những chương trình hoạt động với một mức độ chất lượng đặc biệt, và nơi mỗi chúng ta đều có quan điểm riêng về thứ gì là thiết yếu.

Thách thức này dường như có thể làm nản lòng chúng ta sau một thời gian chứng kiến tăng trưởng mở rộng và các cơ hội kinh doanh cởi mở. Nhưng chúng ta đang sống trong những giây phút mà lịch sử đặt ra với chúng ta, và tôi tin rằng chúng ta sẽ đứng dậy vượt qua thời điểm khó khăn này như bao lần trước đây Harvard đã làm được.

Đó chính là nghĩa vụ tập thể của chúng ta phải đối mặt với tình huống thực tại bằng sự cân bằng hợp lý giữa tập trung trong ngắn hạn và tham vọng trong dài hạn, hình hài của bản thân chúng ta và cả những thế hệ đang sở hữu các cơ hội sẽ được hình thành bởi chính sự lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay.

Dù chúng ta học tập hay làm việc ở bất cứ nơi đâu trong cộng đồng Harvard, dù những yêu cầu của thời điểm hiện tại là gì đi chăng nữa, thì chúng ta cũng luôn sẻ chia những lý tưởng vĩnh cửu. Chúng ta cam kết thu hút một cộng đồng những học giả có khả năng và sáng tạo nhất trên thế giới, và theo đuổi nguồn kiến thức và những ý tưởng mới với tất cả khả năng sáng tạo và tính nghiêm ngặt mà chúng ta có thể.

Chúng ta cam kết mở cửa cho những sinh viên có năng lực cao nhất, và mang tới cho họ một nền giáo dục xứng đáng với những tài năng mà họ mang tới cho chúng ta. Là một phần của một quốc gia và của một thế giới với những vấn đề phức tạp còn nhiều tranh cãi, chúng ta cam kết luôn tìm kiếm những nguồn tri thức và những giải pháp mới từ những nghiên cứu nghiêm túc.

Và chúng ta cam kết ủng hộ giá trị của những đòi hỏi tìm hiểu thông tin tự do, của sự xuất sắc và cải tiến đổi mới trên khắp lãnh địa của tri thức hình thành nên trường đại học của chúng ta.

Khuôn viên Trường kinh doanh Harvard.

Khi chúng ta theo đuổi những cam kết này cũng là khi chúng ta đương đầu với tình trạng tài chính đáng báo động. Như đã báo cáo tháng 12 năm ngoái, kế hoạch của chúng ta cho giai đoạn 2009 – 2010 thừa nhận rằng nguồn tài chính được trợ cấp của chúng ta sẽ giảm khoảng 30% so với giai đoạn năm 2008-2009 – chưa kể 1,4 tỉ USD sẽ dùng trực tiếp cho hoạt động hiện thời.

Sự sụt giảm nguồn tài chính nghiêm trọng này đẩy chúng ta vào tình trạng cân bằng khó khăn – và còn khó khăn hơn khi các nguồn doanh thu khác của chúng ta cũng đang trong tình trạng căng thẳng. Nguồn tài chính được hỗ trợ đóng góp hơn 1/3 ngân quỹ hoạt động thường niên của chúng ta. Sự phân bổ nguồn tài chính được trợ cấp hàng năm trong giai đoạn hiện tại  - số tiền chúng ta lấy từ tiền trợ cấp sử dụng vào các hoạt động trên toàn đại học – cao hơn xấp xỉ 50% số tiền chúng ta kỳ vọng có được từ nguồn trợ cấp cho tới ngày 30/6 tới. Chỉ đi quanh vấn đề sẽ là không đủ, chúng ta cần tìm hiểu bản chất vấn đề nằm ở đâu.

Tôi biết ơn các khoa, cán bộ nhân viên và toàn thể sinh viên Harvard - những người đang làm việc chăm chỉ để tìm giải pháp cắt giảm ngân sách cho trường và giải pháp để chúng ta có thể khám phá những cách làm mới sao cho không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tăng cường hoạt động hơn nữa.

Để chuyển từ kế hoạch thành thực tiễn, chắc chắn những nỗ lực này sẽ ngày càng khó khăn hơn. Hơn thế nữa, chủ trương luôn nhận thức và tránh những giải pháp “đẹp lòng tất cả mọi người” có nghĩa là không phải tất cả mọi người đều sẽ hài lòng với kết quả.

Đáng lưu ý là các khoản đền bù chiếm gần một nửa chi phí trên toàn trường hàng năm, các chủ nhiệm khoa, các vị hiệu trưởng và tôi đã nhất trí rằng lương cho toàn bộ giảng viên các khoa và các nhân viên sẽ không tăng trong năm học tới. Thêm vào đó, trong tuần này chúng ta đang đưa ra chương trình nghỉ hưu sớm tình nguyện cho khoảng 1600 nhân viên có đủ điều kiện.

Kế hoạch của chúng ta  bao gồm cả quá trình rà soát cao độ về danh mục đầu tư vào các dự án vốn của trường và xem xét lại bước đi và quy mô của quá trình mở rộng ở Allston. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đảm bảo chắc chắn rằng chúng ta không quá mở rộng những cam kết tài chính trong ngắn hạn của trường, đồng thời cũng phải đảm bảo sức sống cho các chương trình giảng dạy và tôn trọng những lợi ích quan trọng của các cộng đồng láng giềng.

Trong một bức thư viết riêng ngày hôm nay, tôi đã mô tả ý định giảm tốc độ quá trình xây dựng khu liên hợp khoa học Allston và định mức lại các kế hoạch của chúng ta dựa trên giai đoạn xây dựng hiện thời. Đây là một bước đi khó khăn, cho cả Harvard và những người hàng xóm, nhưng tôi tin rằng đó là một bước đi cần thiết. Từ nay cho tới cuối năm 2009, chúng ta sẽ hoàn thành nền móng của khu liên hợp khoa học và đưa khung cấu trúc vào tầng trệt - một yêu cầu cho bất kỳ kịch bản xây dựng nào.

Trong khi đó, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ liệu có phương thức khả thi nào để giảm thiểu chi phí cho khu liên hợp hay không, thông qua việc thay đổi thiết kế hoặc bằng cách nào đó. Cách tiếp cận này sẽ cho chúng ta nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, cân nhắc, khi giai đoạn xây dựng đầu tiên gần như hoàn tất, chúng ta sẽ xem xét liệu chi phí được cắt giảm hay tình hình kinh tế cải thiện sẽ có thể cho phép chúng ta tiếp tục với phần xây dựng tiếp theo dựa trên một bước điều chỉnh mới hay không, hay chúng ta sẽ phải tạm dừng việc xây dựng sau khi nền móng được hoàn tất.

Khi chúng ta tái rà soát lại các kế hoạch ở Allston, chúng ta sẽ duy trì được đà thúc đẩy học tập trên toàn trường và lĩnh vực khoa học học thuật. Chúng ta có thể tìm ra khoảng không gian thay thế tuyệt vời cho các chương trình đã được lên kế hoạch dành cho khu liên hợp khoa học Allston cho tới khi công trình hoàn tất vào năm 2011.

Khoa tế bào thân và sinh vật học tái sinh và Học viện cộng tác về tế bào của Havard, sẽ sử dụng khoảng trống được nâng cấp tại Cambridge. Điều này sẽ cho phép nhóm nhà khoa học tế bào thân xuất chúng của chúng ta từ FAS, trường Y tế, và các bệnh viện liên kết nhanh chóng được làm việc cùng nhau hơn; nó cũng sẽ giúp đảm bảo rằng những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta có cơ hội được tiếp cận với công việc ở một trong những mặt trận hứa hẹn nhất trong khoa học.

Sáng kiến quan trọng thứ hai, đó là sự ra đời của Học viện ứng dụng sinh học sáng tạo Wyss (Wyss Institute for Biologically Inspired Engineering), một món quà đặc biệt từ Hansjoerg Wyss - sẽ là ngôi nhà đầu tiên tại Loongwood, với không gian cộng thêm ở Cambridge gần SEAS và khoa nghiên cứu khoa học FAS. Dự án mới này giữa mối liên hệ của ứng dụng khoa học và khoa học đời sống đã bắt đầu công việc thú vị của nó.

Kế hoạch cho quá trình phát triển của Allston sẽ vẫn tiếp tục nhưng với một bước đi chậm rãi hơn. Tôi đã yêu cầu nhóm kế hoạch của chúng ta phát triển, đưa ra những lựa chọn cho quá trình cải thiện trong giai đoạn chuyển giao đối với các tài sản hiện có của Harvard, và tiếp tục những nỗ lực cải thiện hơn nữa cho kế hoạch Allston - Brighton. Chúng ta đánh giá khả năng của mình để dàn dựng lên những dự án mới theo thời gian, chúng ta sẽ vẫn suy nghĩ, tìm ra những cách thức hợp nhất hơn về nhu cầu không gian của trường Đại học ở Allston, Cambridge và Loongwood.

Những gì chúng ta làm ở Allston vẫn tiếp tục giữ vai trò là một bộ phận quan trọng cho tương lai của Harvard. Trong khi sự suy thoái của nền kinh tế đòi hỏi bước đi phải thay đổi, chúng ta vẫn cam kết cho một tầm nhìn trong dài hạn của Allston – nơi sẽ tận dụng triệt để lợi thế của cơ hội mà lịch sử đặt ra cho nó – là ngôi nhà cho giáo dục và nghiên cứu tân tiến và là nơi gặp gỡ cho các chương trình thu được lợi ích từ sự tương tác gần gũi hơn.

Tất nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây căng thẳng cho nguồn thu nhập của nhiều sinh viên và gia đình họ. Hiểu được điều đó, chúng ta đang làm việc để đảm bảo hạn chế tăng học phí và lệ phí cho năm học tiếp theo, đồng thời tiếp tục khẳng định cam kết hỗ trợ tài chính cho sinh viên.

Rất nhiều các trường chuyên nghiệp có kế hoạch duy trì nguồn ngân quỹ tài chính hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp rất mạnh trong năm học 2009 - 2010. Đối với những sinh viên chưa tốt nghiệp, các gói học phí và lệ phí sẽ tăng 3.5% trong năm tới - đồng thời chúng tôi tiến tới thực hiện sáng kiến hỗ trợ tài chính trên diện rộng mà chúng tôi đã giới thiệu trong những năm gần đây để đảm bảo rằng nền giáo dục Havard là có thể chi trả được đối với mọi gia đình có mức thu nhập khác nhau. Kể từ năm 2004, chúng tôi đã tăng gấp đôi số tiền chi dùng cho quỹ hỗ trợ tài chính cho sinh viên chưa tốt nghiệp.

Chúng tôi cũng nhận được bản báo cáo về số lượng các môn học cho năm 2013, sẽ có hơn 29.000 môn học cho một lớp học có 1.650 sinh viên. Sinh viên của mùa thu tới sẽ được tiếp cận với các môn học giáo dục chung, và tôi đánh giá cao những nỗ lực của các giảng viên, các khoa đã làm việc để phổ biến khung giảng dạy được chỉnh sửa cho một thế hệ mới của những khoá học đầy hấp dẫn.

Sau nhiều năm duy trì xu hướng gia tăng đáng kể số lượng các khoa trên toàn trường, sự gia tăng hiện nay đang dần chậm lại nhưng vẫn tiếp tục trong quá trình tìm kiếm để lấp đầy hơn 50 vị trí các khoa mở trên khắp Harvard. Bao gồm từ các ngành học Nam Á tới di truyền học, từ kế hoạch hoá đô thị tới nghiên cứu về Hồi giáo hiện đại, từ cơ học lỏng tới luật và y tế công cộng. Chúng tôi tiếp tục thực hiện kế hoạch với những nỗ lực tăng cường trong các lĩnh vực ưu tiên giảng dạy được chọn lọc, cả trong các trường học và trên toàn thể trường đại học nói chung.

Với tư cách là Hiệu trưởng của Havard, tôi sẽ tiếp tục lưu tâm tới những lĩnh vực cho phép Harvard huy động được những nguồn trí thức đặc biệt trên tất cả các lĩnh vực và tất cả các trường – các lĩnh vực như năng lượng và môi trường, sức khoẻ toàn cầu, với sự tham gia của các sinh viên, các khoa và các nhân viên từ từng bộ phận của Harvard trong các hoạt động từ các khoá học cho sinh viên chưa tốt nghiệp tới hoạt động nghiên cứu ở các khu vực trên khắp thế giới.

Trong tháng 12 vừa qua, nhóm nghệ thuật thuộc trường Đại học đã đưa ra một bản báo cáo kêu gọi Harvard đưa việc thực hành và trình diễn nghệ thuật trở thành “một phần thiết yếu trong đời sống của Harvard”. Tôi kêu gọi mọi người đọc bản báo cáo đó, và đặc biệt là bản báo cáo giới thiệu có tính chất hùng biện về vị trí của nghệ thuật trong một trường đại học nghiên cứu và trong một nền giáo dục nghệ thuật tự do.

Rất nhiều đề xuất của nhóm không mấy phụ thuộc vào nguồn tài chính tăng cường mà phụ thuộc vào việc tái xem xét vai trò của nghệ thuật và một sự đón nhận  tích cực hơn đối với rất nhiều những loại hình nghệ thuật đã xuất hiện trong trường chúng ta. Vì vậy, chúng ta đang làm việc đề đưa một số đề xuất nhanh chóng vào thực hiện thực tế, và những đề xuất khác sẽ dần được hé lộ theo thời gian.

Chúng ta cũng đang xem xét cách thức tận dụng thời điểm mối quan tâm dành cho dịch vụ công đang ngày càng gia tăng. Một số lượng đáng kể các khoa của Harvard – khoa luật, kinh tế học, khoa học, chính sách y tế và những lĩnh vực khác – đang được lựa chọn đề phục vụ cho bộ máy quản trị mới. Những sinh viên Harvard sẽ giữ những vị trí quan trọng trong Nhà Trắng, nội các và nhiều cơ quan khác .

Thật tuyệt vời khi chúng ta cùng dõi theo buổi nhậm chức trong đó có ba cựu sinh viên Harvard - Tổng thống, Đệ nhất phu nhân và Thẩm phán của toà án tối cao Hoa Kỳ - đứng bên nhau để cùng đánh dấu thời khắc chuyển giao lịch sử trong bộ máy lãnh đạo của quốc gia.

Bộ máy quản lý mới đã thể hiện rõ rằng khoa học và kiến thức là những công cụ cốt yếu của chính phủ và chính sách công. Chúng ta tại Harvard có những đóng góp then chốt tạo dựng lên giây phút ấy, như Hiệu trưởng mới của trường Y tế công, ông Julio Frenk, từng nói: “Sức mạnh của những ý tưởng” là ảnh hưởng trọn vẹn của nó tới “những ý tưởng của sức mạnh”.

David Ellwood, Hiệu trưởng trường Kennedy, mô tả phút giây hiện tại như một cơ hội chưa từng có trong lịch sử dành cho Harvard để đóng góp vào dịch vụ công cũng như các giải pháp công trong thời điểm khủng hoảng toàn cầu. Chúng ta cần phải làm việc để giúp các sinh viên theo đuổi nghề nghiệp với mục đích phục vụ trong chính phủ hay các ngành khác.

Chúng ta đang phải đối mặt với chính sự lựa chọn khó khăn của mình, chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng làm thế nào để công việc của chúng ta ở đây – trên toàn bộ các khía cạnh tri thức - có thể mang lại được những đóng góp tối ưu nhất cho cuộc tranh luận có hiểu biết về những sự lựa chọn khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt giữa khối thịnh vượng chung, quốc gia và toàn thế giới.

Trong thời khắc gây ấn tượng sâu sắc này và thường là một sự thay đổi ẩn chứa nhiều lo lắng, điều quan trọng là tất cả chúng ta cần phải ghi nhớ các mục tiêu vĩnh cửu của các trường đại học và cụ thể là tài sản kế thừa vĩnh cửu của nó. Chúng ta là một cộng đồng các học giả nổi trội, những sinh viên tài năng và những nhân viên, giảng viên tâm huyết được hình thành nên từ chính những ý tưởng và sự khám phá của chúng ta, không chỉ bằng nguồn lực tài chính.

Hãy để chúng ta luôn giữ được những mục đích cao cả này trước tiên là trong tâm trí trong suốt quá trình cùng nhau làm việc để thay đổi bước đi trong những giai đoạn đang thay đổi.

(Theo Hương Mai//Đại học Harvard//TuanVN)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • TT Obama: Tầm nhìn dài hạn đã được xây dựng?
  • Putin và bài học lãnh đạo từ Continental Airlines
  • 10 điều tối kỵ đối với doanh nhân
  • Học cấp tốc về khả năng lãnh đạo: 5 bước
  • Làm gì để tránh lãng phí thời gian vàng bạc?
  • Châu Âu đầu tư vào các nhà lãnh đạo nữ
  • Lãnh đạo từ xa: Đương đầu với thử thách
  • Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 7)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com