Trong một số môi trường làm việc, có những người lãnh đạo trẻ hơn nhân viên dưới quyền rất nhiều. Họ phải làm gì để những nhân viên giàu kinh nghiệm này "tâm phục khẩu phục"?
Không phải sự áp đặt, mà sự tán thành mới chính là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa cấp trên trẻ và nhân viên đứng tuổi Ảnh: www.nbrii.com |
Một trong những nhà tư vấn trước đây của tôi đã từng thường xuyên sử dụng cụm từ “sự tán thành”. Ngày nay, tôi không còn nghe thấy người ta nói đến cụm từ này nhiều, nhưng tôi nhớ nhà tư vấn đó vẫn thường nhắc đến cụm từ “sự tán thành” với đồng nghiệp, đặc biệt với những người trẻ tuổi - những người mà ông ta có “thời gian dành cho họ”, những người có quan điểm mà ông ta đánh giá là đủ chín chắn để có thể cân nhắc điều này một cách thận trọng.
Theo từ điển thì cụm từ “sự tán thành” có nghĩa là “sự đồng ý chân thành” và nhấn mạnh rằng cụm từ này thường được sử dụng trong các mối quan hệ chính thức trong xã hội và chính thống trong công ty.
Sự tán thành chính là chìa khoá để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa người với người ở những lứa tuổi khác nhau. Điều này có thể áp dụng với những người hoặc rất trẻ hoặc là những người đặc biệt lớn tuổi. Vào những năm tới, tỷ lệ lực lượng lao động trên 50 tuổi sẽ tăng lên, vì thế việc hiểu biết hơn về mối quan hệ này sẽ càng liên quan mật thiết hơn.
Mặc dù những mối quan hệ công việc như “giữa tháng 5 và tháng 12” không phải lúc nào cũng gây khó khăn, nhưng chúng có thể không thiếu những rắc rối. Nếu như một nhân viên lâu năm phải rời khỏi vị trí lãnh đạo hoặc anh ta cảm thấy phải cạnh tranh với một cấp trên trẻ hơn, điều này hẳn là rất khắc nghiệt.
Đặc biệt, những người thuộc thế hệ “bùng nổ dân số” (Boomers - thế hệ sinh từ khoảng năm 1946 đến năm 1964) thường có xu hướng (xét theo thế hệ) cạnh tranh và bon chen. Họ thường tỏ ra mình đã từng có khoảng thời gian rất khó khăn khi nhượng lại quyền lãnh đạo cho các thế hệ khác. Và như tôi đã thảo luận từ trước, nếu hai cá nhân từ hai thế hệ khác nhau, thì rất dễ có khả năng họ hiểu nhầm hành động của nhau do những quan điểm thế hệ khác nhau.
Vậy những người quản lý có kinh nghiệm có thể làm gì để giảm những khó khăn trong sự chuyển giao giữa hai thế hệ và làm việc hiệu quả với các cấp trên trẻ hơn? Đây là hai lời khuyên quan trọng:
1. Hãy tìm hiểu và khám phá cách thức giao tiếp của những người khác và cố gắng nỗ lực hết mình để thích nghi với họ. Hãy nhớ rằng những nhân viên càng trẻ (nói chung) sẽ càng quen với việc giao tiếp tương tác thường xuyên hơn. Do đó, những nhân viên lớn tuổi không nên coi những thông điệp từ cấp trên trẻ của mình là một tín hiệu rằng họ không tin nhân viên lớn tuổi hơn, mà chỉ nên coi đó là một sự khác biệt trong phong cách và thói quen giao tiếp của họ.
Làm thế nào để xóa nhòa khoảng cách ranh giới giữa các thế hệ? |
Tương tự như vậy, những nhân viên thuộc các nhóm tuổi khác nhau có thể sử dụng những cách tiếp cận khác nhau về giao tiếp - những nhân viên mới có thể cảm thấy cấp trên trẻ của mình ít khi giao tiếp mặt đối mặt trực tiếp so với cấp trên lớn tuổi trước đây. Một lần nữa, đừng coi những sự khác biệt này với tư cách cá nhân – mà coi đó là sự khác biệt về thế hệ.
2. Hãy tránh suy nghĩ theo lối mòn bạn vẫn tư duy để báo hiệu rằng bạn nhận ra và tôn trọng những gì mà người trẻ hơn mang đến cho nhóm của bạn. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng sự thiếu tôn trọng và thái độ kẻ cả là một trong hai hành vi khó chịu và có sức phá hoại nhất - và thật không may, hai hành vi này lại rất phổ biến trong môi trường mà các nhân viên lớn tuổi làm việc với những cấp trên trẻ hơn.
Trong khi nhân viên lớn tuổi có thể có rất nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực đặc thù hoặc chức năng đặc thù nào đó hơn cấp trên trẻ, thì cấp trên trẻ có thể có một cách nhìn mới mẻ để cải thiện cách thức mà mọi thứ từ trước đến nay vẫn được thực hiện.
Các nhà quản lý trẻ - những người được đặt trong vị trí quản lý những nhân viên cấp dưới lớn tuổi (những người lớn tuổi mà thậm chí đến bố mẹ họ còn cảm thấy bối rối khi làm việc cùng) nên cởi mở trong việc học hỏi những thủ thuật mới và quan trọng nhất, hãy mang tinh thần “tán thành” - sự đồng ý chân thành - đến cuộc đối thoại.
Sự kết nối giữa cấp trên trẻ và nhân viên lớn tuổi là chìa khóa thành công của công việc |
Nói chung, tôi cảm thấy Thế hệ Y (những người tuổi đời dưới 28 tuổi) có xu hướng thích những người thuộc thế hệ Bùng nổ dân số (Boomers - những người trên 44 tuổi) – và thường làm việc rất tốt với nhau.
Trong một vài trường hợp, thông thường có một chút căng thẳng giữa thế hệ X (thế hệ sinh từ năm 1965 tới 1978) - với thế hệ ngay liền trước - thế hệ Bùng bổ dân số Boomers, những người được đánh giá là đã bỏ lỡ các cơ hội cá nhân trong thập kỷ trước. Bất chấp khoảng cách thế hệ, sau đây là một số lời khuyên cho những người quản lý trẻ:
Hãy tiếp cận bất cứ sự thay đổi nào trên quan điểm bạn sẽ tăng cường thêm sức mạnh đã có từ quá khứ, hơn là xoá bỏ những cách tiếp cận của nhóm từ ngày trước.
Trong cả hai trường hợp, đừng lo lắng về việc “thuyết phục” người khác rằng bạn đã có đủ các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết về việc này – hãy thể hiện bằng hành động thực sự. Khi bạn thể hiện trong công việc những điểm mạnh của bạn, bạn có thể phát triển được mối quan hệ giữa các cá nhân dựa trên tinh thần “tán thành” lẫn nhau.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng nhiều mối quan hệ “giữa các thế hệ” thực ra có thể rất hiệu quả. Cách tiếp cận này có thể ứng dụng với bất cứ hai người nào khi họ tiếp cận mối quan hệ với tinh thần tôn trọng và học hỏi lẫn nhau.
Đã từng có ai trong số các bạn vào rơi vào tình huống quản lý những người lớn tuổi hơn mình hay là phải báo cáo lên người trẻ hơn mình rất nhiều không? Bạn đã làm cách nào để phát triển các mối quan hệ đó? Những lời khuyên nào bạn sẽ chia sẻ với chúng tôi?
(Theo Tammy Erickson // Harvard Business Online // Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com