Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của Nhật Bản: Khích lệ thế mạnh cá nhân

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Nhật Bản Yoshiaki Noguch - , Giám đốc sáng lập Công ty Cổ phần HRInstitute (HRI) với báo Diễn đàn Doanh nghiệp trong chuyến tập huấn cho 200 doanh nghiệp về “Năng lực quản lý doanh nghiệp theo mô hình Nhật Bản” tại Đà Nẵng.

- Thưa ông, giải pháp tư duy quản lý HRI sẽ thúc đẩy sự thay đổi và phát triển của doanh nghiệp như thế nào?

Mỗi doanh nghiệp luôn có một phong cách thể hiện và chiều hướng vận động phong cách ấy gắn kết sở trường của từng cá nhân trong tập thể doanh nghiệp. Một khi biết nắm rõ và khai thác tốt phong cách ấy, bằng việc khích lệ thế mạnh của mỗi cá nhân, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển. Những giải pháp tư vấn mà HRI đưa ra trong quá trình hoạt động đã chứng minh tính hiệu quả của tư duy quản lý này, nên khi áp dụng vào các khách hàng, nó đều mang lại hiệu quả tích cực. Đến nay, chúng tôi đã tư vấn thành công cho hàng trăm doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ chế tạo, CNTT, truyền thông báo chí, bất động sản, môi trường, giáo dục đại học…

- Vậy tư duy quản lý đó được áp dụng với các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Mục tiêu của chúng tôi tại Việt Nam là tìm phương án tại giảng đường và hiện trường công việc. Cụ thể, có 3 nhiệm vụ chính mà chúng tôi sẽ tiến hành là tiếp tục sát cánh bên các doanh nghiệp Nhật Bản tại đất nước các bạn, xây dựng môi trường làm việc phát triển năng lực và hiệu quả công việc theo phong cách làm việc nhóm. Như tôi đã nói ở trên, khi chú trọng đến chủ thể từng cá nhân ta sẽ khai thác được thế mạnh của họ. Chúng tôi gọi đây là “cái tôi”, một yếu tố bên cạnh vật chất, vốn, thông tin… Khi cá nhân xây dựng được chiến lược cho họ gắn với chiến lược của tập thể thì chắc chắn mục tiêu sẽ dễ dàng hoàn thành hơn. Đừng đặt ra quá nhiều mục tiêu, sẽ khó hoàn thành chúng, và nếu có hoàn thành nữa thì chất lượng sẽ không đảm bảo. Tôi nghĩ, đây còn là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang rất phát triển và làm ăn tốt tại Việt Nam như Toyota, Honda, Canon…

- Ông có lời khuyên gì để doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng tốt tư duy HRI?

Việt Nam là nước có điều kiện để tăng trưởng mạnh trong tương lai, là thị trường đầy triển vọng và tiềm năng. Nhưng để điều đó trở thành thế mạnh thì bản thân các doanh nghiệp phải vận động bằng nội lực cơ bản, không thể có tâm lý “nước nổi lo chi bào chẳng nổi”. Chìa khóa ở đây là “Làm sao triển khai được chiến lược bằng ý tưởng sáng tạo vượt trội trên thị trường. Không có nghĩa là một chiến lược chỉ cần thành công ở Mỹ hay ở Nhật Bản…là sẽ thành công tại Việt Nam. Điều quan trọng là phải làm sao suy nghĩ cũng như thực hiện được chiến lược, tầm nhìn thích ứng tốt nhất ở Việt Nam, bằng cách làm của người Việt Nam. HRI cũng đang bắt đầu các chương trình tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh để doanh nghiệp Việt Nam áp dụng tư duy HRI linh hoạt phù hợp thị trường và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!


 

( Theo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • Trở thành một nhà lãnh đạo lý tưởng
  • Cách quản lý "đàn anh" hiệu quả
  • Lãnh đạo bằng quy chế thưởng-phạt
  • Tín nhiệm thông qua sự minh bạch
  • Học kinh doanh với người Đức
  • Theo Keynes hay Friedman?
  • Đối diện với thách thức
  • Lãnh đạo trong thời khủng hoảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com