Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãnh đạo kỳ vọng gì ở nhân viên?

Khi người lãnh đạo và nhân viên làm việc ăn ý cùng nhau, họ sẽ tạo nên những hiệu quả không ngờ và những nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trong thực tế không có nhiều tài liệu nói về những kỳ vọng của người lãnh đạo đối với nhân viên và ngược lại, để có thể tạo nên sự phối hợp ăn ý đó.

Từ ý tưởng ...

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dưới thường nói lên rất nhiều về thành công của một công ty. Khi họ cùng làm việc ăn ý, họ sẽ tạo ra những kết quả tốt và mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trong khi rất nhiều sách báo chỉ ra những gì mà một người lãnh đạo phải làm, thì có rất ít bài viết nói về những kỳ vọng mà người lãnh đạo đặt ra đối với cấp dưới.

Làm thế nào để thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ giữa lãnh đạo và các nhân viên trong công ty bạn?

Kỳ vọng của người lãnh đạo
Ảnh: googlepages.com

Ông Bossidy, Giám đốc điều hành của công ty Allie Signal đưa ra lời khuyên về những điều mà người lãnh đạo cần thoả thuận với nhân viên để họ có thể hoàn thành tốt trách nhiệm được giao.

Ví dụ, bạn là một người có trách nhiệm báo cáo trực tiếp và cần phải đưa ra những ý kiến sáng tạo. Lãnh đạo của bạn cần nghe chúng, bởi vì cho dù đó là những ý kiến nghe có vẻ kỳ quặc thì đôi khi nó cũng có thể làm nên những thành công rực rỡ.

Là một lãnh đạo, bạn được người ta kỳ vọng phải nói với các nhân viên rằng: Kinh doanh sẽ đi theo hướng nào? Tại sao? Và họ được lợi gì khi hoàn thành tốt công việc? Sự rõ ràng này sẽ giúp cho mọi người hiểu được phần công việc của mỗi cá nhân tác động tới tổng thể hoạt động của doanh nghiệp như thế nào.

Khi mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc dành cho vị trí của mình trong mối quan hệ “người lãnh đạo – nhân viên” thì doanh nghiệp và chính bản thân các nhân viên đều được hưởng lợi.

...đến thực tế

Mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo chỉ ra những kỳ vọng đặt ra đối với cả hai bên như sau:

Đối với nhân viên cấp dưới:

Người lãnh đạo với vai trò người
hướng dẫn Ảnh: www.bluepointleadership.com
    Phải tham gia: Nếu bạn là người quản lý, hãy chỉ xuất hiện khi một người không thực hiện được những cam kết của anh ta, khi những mâu thuẫn cá nhân nảy sinh và sự khủng hoảng xảy ra. Và hãy trực tiếp thông báo những tin xấu cho cấp trên cao hơn của mình.

Cộng tác: Vượt qua sự khác biệt giữa bạn và những người khác để làm việc một cách hiệu quả cho dù bạn thực sự không thích họ.

Đưa ra những sáng kiến: Đừng ngần ngại đưa ra ý kiến mới, tuy đó có thể là những ý tưởng bột phát lướt qua trong trí óc. Hãy nói nó ra và bạn sẽ thăng tiến nhanh hơn những người chỉ giữ im lặng.

    Phát triển những nhân viên dưới quyền của bạn: Hãy tích cực quan tâm tới sự phát triển của nhân viên như cách bạn đã cố gắng phát triển bản thân.

Hãy phê bình và động viên nhân viên đúng lúc theo cách riêng của bạn. Hãy tham gia trực tiếp vào các đánh giá kết quả công việc và đưa ra những ý kiến thẳng thắn, hữu ích và cụ thể

    Thực tế: Hãy thường xuyên đọc và xem tin tức để biết được điều gì xảy ra trên thế giới có thể tác động trực tiếp đến nhân viên dưới quyền, thị trường và đối thủ cạnh tranh của bạn?

Bạn cũng nên tìm hiểu những gì đang xảy ra đối với khách hàng: Họ đang thay đổi như thế nào? Các đối thủ cạnh tranh thay đổi ra sao? Các sự kiện cũng như những công nghệ mới ảnh hưởng gì đến chiến lược kinh doanh? Mối quan hệ với khách hàng là tài sản quý báu của công ty: Hãy biết trân trọng họ!

    Chủ động phát triển bản thân: Trau dồi kiến thức thường xuyên và tìm kiếm cơ hội phát triển, không nhất thiết phải bằng cách đi học mà có thể đọc sách báo nói về những ý kiến, phát minh và con người mới. Lắng nghe và yêu cầu người lãnh đạo nhận xét về năng lực của mình và biết chấp nhận những thách thức.
      Hãy luôn chủ động trong công việc: Nên cư xử lạc quan, tích cực trong những hoàn cảnh khó khăn. Bạn cần duy trì khả năng khuyến khích và tạo cảm hứng cho những nhân viên của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.

    Đối với một người lãnh đạo:

      Xác định những mục tiêu cụ thể mà nhân viên cần thực hiện: Chỉ ra những mục tiêu cuối cùng bạn mong muốn các nhân viên hoàn thành (cả với tư cách tập thể lẫn tư cách cá nhân).Đưa ra những chuẩn mực bạn áp dụng làm thước đo hiệu quả công việc của họ trong thời gian nhất định.

    Bạn sẽ giúp họ quyết định nên đầu tư thời gian và công sức vào đâu để có được kết quả tốt nhất.

      Hãy luôn sẵn sàng: Nếu bạn mong muốn nhân viên của bạn luôn có những thông tin cập nhật và báo cáo cho bạn một cách kịp thời, thì hãy luôn có mặt khi họ cần bạn. Đừng cáu giận khi họ thông báo cho bạn một tin xấu.
      Đối xử công bằng với các nhân viên: Bạn cần đảm bảo những nhân viên duới quyền mình biết rõ về hệ thống thưởng phạt lương bổng và họ xứng đáng được thưởng cho mọi công việc cụ thể mà họ đã đóng góp để hoàn thành tốt công việc mà bạn đã đề ra.

(Theo Larry Bossidy // Tuanvietnam)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • Lãnh đạo người tài
  • Khắc phục tính hiếu thắng
  • Các lãnh đạo đang sử dụng phương tiện truyền thông nào?
  • Lãnh đạo tùy biến theo môi trường
  • Nói với nhân viên về suy thoái
  • Võ Nguyên Giáp trong tư duy quản trị
  • Lời khen đáng giá biết bao
  • Lôi kéo khách hàng cùng bảo vệ môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com