Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự tự ti có ảnh hưởng thế nào tới thành công?

Tự tin thái quá có thể khiến bạn gặp thất bại. Nhưng, thiếu tự tin lại là nguyên nhân của hầu hết các thất bại. Vậy tại sao ta không vượt qua hội chứng tự ti về bản thân?

Tự ti và khiêm tốn liệu có giống nhau? Head of Woman (with eyes closed) của Leonardo da Vinci

Gần đây, tờ thời báo New York[1] có một bài viết rất hay về những người quản lý hoặc các vận động viên chuyên nghiệp bị ám ảnh bởi cảm giác tự ti hoặc thiếu năng lực trong công việc.

Tác giả nói rằng hội chứng tự ti (còn được gọi là các hiện tượng tự ti hay “rối loạn thần kinh chức năng”) có thể là một điều tốt đối với các nhà quản lý. Đôi lúc, cảm giác mình là người giả dối (fraud) sẽ khiến các nhà quản lý không trở nên quá kiêu ngạo. Điều này giúp họ nhận ra những nhược điểm của mình và khiến họ tìm đến sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Nó còn cho thấy sự khiêm tốn của những người quản lý.

Những năm gần đây, tôi đã tình cờ gặp nhiều trường hợp bị nhiễm hội chứng tự ti trong số các khách hàng đang giữ cương vị lãnh đạo. Nhìn chung, họ là những nhà quản lý đang thăng tiến trong độ tuổi cuối 30 đầu 40.

Họ được bổ nhiệm vào một vị trí mới mà thực tiễn kinh nghiệm của họ có thể thích hợp và đã được kiểm chứng. Mặc dù sự ủng hộ từ phía cấp trên và những phản hồi cho thấy họ có kỹ năng nhân sự, kỹ năng quản lý và chiến lược tốt nhưng họ vẫn thường bị ám ảnh bởi sự hoài nghi.

Chúng ta hãy xem xét trường hợp của James, 41 tuổi, trưởng phòng dịch vụ của một công ty cổ phần dịch vụ tài chính lớn của Mỹ có chi nhánh đặt tại London. Anh đã từng là một giám đốc tài chính rất thành công và được bổ nhiệm vào một vị trí yêu cầu phải phối hợp giữa các hoạt động tài chính, nhân sự, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và pháp lý…

James sợ rằng mình không có đủ kỹ năng và kiến thức để giải quyết những công việc phức tạp như thế. Khi gặp tôi, anh đang trong tình trạng vô cùng bối rối. Anh nói mình phải thay thế vị trí của một giám đốc giàu kinh nghiệm, trong khi anh xuất phát từ một bộ phận chuyên trách. Anh lại còn là người nhút nhát và khả năng gây ảnh hưởng hay kỹ năng thuyết trình kém cỏi…

Biết rằng James được đánh giá cao trong công ty và bản điều tra các phản hồi đa chiều cho thấy anh có đủ những năng lực cần thiết, tôi hỏi: “Vấn đề thực sự ở đây là gì?” James ngập ngừng một lát rồi trả lời: “Tôi luôn tự hỏi tại sao họ lại chọn mình? Tôi nghĩ họ đã mắc phải sai lầm”.

Khi được hỏi tại sao lại như vậy, cuối cùng James thừa nhận rằng anh biết mình có năng lực, nhưng những lời dạy dỗ của cha vẫn văng vẳng bên tai: “Ông luôn nhắc tôi không được mạo hiểm mà hãy giữ lấy những gì mình đang có”. James thừa nhận là những gì cha mình đã áp dụng không còn phù hợp với cuộc đời và sự nghiệp của anh, nhưng đã hơn 30 năm đã trôi qua, anh vẫn bị ám ảnh bởi những điều đó.

Tự tin vào bản thân, nhưng cũng đừng thái quá. Ảnh nguồn: www.artarea.com

James đã cố gắng bỏ qua lời căn dặn của cha bằng những tư tưởng tích cực và phù hợp hơn. Và anh đã rất thành công trong vị trí mới của mình. Mặc dù vậy, những ý nghĩ tương tự vẫn len lỏi trong vô thức và anh cảm thấy mình không bao giờ có thể thoát khỏi chúng.

Nhưng thật ra mọi việc không hẳn tồi tệ đến thế: James vẫn luôn tỉnh táo, kín kẽ và ý thức được phương pháp quản lý của mình. Trong thực tế, anh là người rất khiêm tốn, đó là lý do tại sao anh được mọi người kính trọng đến vậy.

Bản thân tôi cũng là một bệnh nhân mắc hội chứng tự ti lâu năm, đó chính là một trong những lý do khiến các khách hàng tâm sự vấn đề của họ với tôi. Tôi nhớ hồi còn đi học trung học xa nhà cách đây hơn 30 năm. Tôi có một nỗi sợ hãi vô lý là các bạn cùng lớp thông minh hơn mình rất nhiều. Tôi đã rất chăm chỉ để chứng tỏ mình không thua kém họ và tôi đã giành được một suất học bổng vào Cambridge[2].

Điều này lẽ ra phải củng cố niềm tin cho tôi. Nhưng ngược lại, tôi thấy mình rơi vào tình huống khó khăn hơn: Tôi luôn có cảm giác mình là một kẻ mạo danh. Trong ba năm sống ở trường đại học, mỗi ngày đều như ngày phỏng vấn xin học bổng của tôi. Tôi luôn chờ đợ có ai đó tới vỗ vai mình và nói đã có sự nhầm lẫn trong thông báo trúng tuyển.

Tôi còn chịu áp lực hơn khi là một trong số ít những nữ sinh đầu tiên trong lịch sử 470 năm của trường. Nhưng tôi khác với các nữ sinh còn lại, họ có bố, anh trai, chú bác hoặc ông là cựu sinh viên ở đây. Vì thế, tôi không có cảm giác thân thuộc ở nơi này.

Những suy nghĩ như: mình không đủ thông minh, mình không thuộc về chốn này hoặc mình sẽ sớm bị phát giác đã thúc đẩy tôi vươn lên giành thành tích ngày càng cao ở trường phổ thông, đại học và trong công việc. Thậm chí hiện nay, khi đã có bằng cấp, có những cuốn sách bán chạy và một sự nghiệp xuất sắc, tôi vẫn phân vân không biết mình được như vậy có phải là do may mắn tình cờ hay không?

Đừng nghi ngờ năng lực bản thân, hãy tự khẳng định mình với công ty. Ảnh nguồn: www.kent.police.uk

Giá như tôi được biết về hội chứng này sớm hơn trong sự nghiệp của mình thì mọi việc có thể đã khác. Nhưng theo như cuốn The Impostor Phenomenon Among High Achieving Women (TD: Hội chứng tự ti ở các phụ nữ có địa vị cao) của Pauline Clance và Suzanne Imes, thì “hội chứng tự ti” lại rất phổ biến ở nữ giới.

Cụm từ này lần đầu tiên được sử dụng vào những năm cuối thập niên 70, dùng để mô tả những phụ nữ Mỹ có địa vị cao luôn bị ám ảnh bởi cảm giác họ không thực sự có năng lực như mọi người tưởng. Trong những năm 80, “chủ nghĩa tự ti” được dùng để ám chỉ những người có tính bất an, mặc dù vào lúc đó, các nghiên cứu đã chỉ ra những nỗi lo sợ như vậy xuất hiện ở nam giới và nữ giới xuất thân từ tất cả các tầng lớp và độ tuổi, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên.

Một bài báo gần đây đăng trên tuần báo kinh doanh Havard có tên The Dangers of Feeling Like a Fake (TD: Những nguy hiểm của cảm giác là người giả dối) đã liên tưởng “những người tự ti thần kinh” với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo - những người luôn đặt ra “mục tiêu quá cao và không thực tế sau đó trải qua sự dằn vặt khi không thực hiện được mục tiêu… “Chủ nghĩa hoàn hảo” thường biến những người có “tính tự ti thần kinh” trở thành những người nghiện công việc”.

Chủ nghĩa hoàn hảo và triệu chứng tự ti dường như xuất hiện ngày càng nhiều trong công việc của tôi, và tôi tự hỏi tại sao lại như vậy? Đó có phải là một kiểu phản ứng lại những áp lực của công việc – khát khao kiểm soát cuộc sống trong khi chúng ta có ít khả năng này? Hay đó là kết quả của việc quá thừa hoặc quá thiếu thông tin, giáo dục và đào tạo?

Bạn nghĩ gì về điều này? Tôi muốn biết suy nghĩ của bạn về hội chứng tự ti. Bạn hiểu nó như thế nào?

Bạn có phải là một nhà quản lý hay một người lãnh đạo thường có cảm giác tự ti ở nơi làm việc? Khi nào và tại sao bạn lại có cảm giác như vậy? Bạn đã từng làm việc cho những người bị hội chứng tự ti chưa? Chuyện gì đã xảy ra với bạn và nhóm làm việc? Chúng ta nên tìm kiếm điều gì?

(Gill Corkindale // Theo Tuanvietnam // Harvard"S)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • Thuật lãnh đạo: 5 cạm bẫy với những nhà lãnh đạo nôn nóng
  • Tám "tuyệt chiêu" marketing của tân Tổng thống Mỹ
  • 12 thử thách dành cho một tân giám đốc
  • Obama và 7 bài học với những nhà đổi mới cấp tiến
  • Khi “sếp” thiếu năng suất
  • Những điều các giám đốc mới nên biết
  • Tiêu chí nào để đánh giá một CEO?
  • Muốn làm ông chủ, đừng sợ thất bại!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com