“Làm sao để tự tin hơn khi nói?”. Tôi chắc chắn đây không chỉ là câu hỏi của riêng ai. Từ lâu, nó đã trở thành mối bận tâm chung của rất nhiều đối tượng nhưng trong phạm vi bài viết này tôi sẽ đề cập tới cách giải quyết dành cho các nhà lãnh đạo.
Để giúp họ tự tin hơn khi thuyết trình hay khi làm việc cùng nhóm trong một dự án quan trọng, tôi đảm bảo rằng lời giải cho vấn đề này hoàn toàn tuỳ thuộc vào chính bản thân mỗi người.
Liên quan tới cách thức lãnh đạo nơi công sở, hãy luôn ghi nhớ rằng để có được sự tự tin, bạn nhất thiết phải hiểu rõ về những gì mình đã đạt được và những gì sẽ làm được tiếp theo. Hãy luôn đánh giá, cân nhắc xem những yếu tố nào đã giúp bạn đạt được thành công hiện tại.
Muốn có được sự tự tin, các nhà lãnh đạo phải luôn nuôi dưỡng nó trong mình. Ảnh: directinvestornews.com |
Liên quan tới việc tìm kiếm nguồn lực để đạt đến thành công, hãy nhớ về những mặt tích cực, những khoảnh khắc chiến thắng - những cơ hội bạn đã nắm bắt được để giúp bạn và nhóm của bạn đạt được mục tiêu.
Việc gọi tên được những khoảnh khắc chói sáng như vậy hoàn toàn không giống như khi bạn hoàn thành bản CV, khi bạn tốt nghiệp đại học hay khi giành được một công việc mơ ước bởi để tìm được sự tự tin bạn phải tìm hiểu về bản thân mình nhiều hơn thế.
Dưới đây là ba câu hỏi gợi ý giúp bạn tự tìm ra cơ hội đi đến thành công.
Bạn làm tốt những việc gì?
Câu hỏi này giúp bạn liệt kê được những khả năng, kỹ năng đã giúp bạn đạt đựơc thành công cho tới thời điểm này. Đó là những năng lực đặc biệt của bản thân bạn chẳng hạn như kỹ năng tổng quát vấn đề một cách sắc bén, lối suy nghĩ có tầm chiến lược, hay khả năng nhìn xa trông rộng và biết chớp cơ hội trong lúc những người khác vẫn còn hết sức mông lung. Mỗi người đều sở hữu những thế mạnh nhất định và nhiệm vụ của bạn là phải tự mình tìm ra nó.
Lý do để mọi người làm theo bạn là gì?
Muốn trở thành nhà lãnh đạo, bạn nhất thiết phải có được năng lực lãnh đạo sắc bén. Vậy làm thế nào để biết mình có phải là người có năng lực lãnh đạo sắc bén hay không? Bạn sẽ có câu trả lời khi tự đánh giá cách mình ứng phó và tìm ra hướng giải quyết vấn đề mỗi khi rắc rối xảy đến.
Hãy nhìn lại những tình huống khi bạn và nhóm của bạn cùng chung tay, dốc sức giải quyết một nhiệm vụ khó khăn. Trong tình huống nào bạn đã có thể biến nguy thành an? Hay có khi nào bạn từng tìm ra cách cắt giảm chi phí và cải tiến hiệu quả công việc trong khi tất cả những người khác đều đã đầu hàng.
Chính trong những tình huống như thế bạn đã chứng minh cho mọi người thấy bạn hoàn toàn tin vào khả năng biến những điều không thể thành có thể.
Bạn đã làm gì để giành được sự tín nhiệm của người khác?
Câu hỏi này giúp bạn nhớ lại những tình huống bạn đã làm để duy trì được sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Chắc hẳn, có một lúc nào đó, bạn đã từng dũng cảm đứng ra dàn xếp mâu thuẫn giữa hai đồng nghiệp hay sẵn sàng nhận về mình nhiệm vụ gai góc mà những người khác bỏ lại.
Rồi những khi bạn làm hết mình để chứng minh với cấp quản lý về nỗ lực của nhóm mình. Cũng có thể bạn luôn sẵn sàng đứng ra gánh vác trách nhiệm không chỉ về những thành công mà còn cả những thất bại.
Mời đọc thêm: | |
Trở thành lãnh đạo sáng tạo – Khởi đầu từ điều nhỏ | |
Ba từ "phép thuật" cho mọi nhà lãnh đạo | |
Lãnh đạo khi không có chức vụ | |
Nghệ sĩ - Lãnh đạo: khác nhau ra sao? | |
Những lỗi cần tránh khi là lãnh đạo mới |
Một lần nữa, tìm ra năng lực tiềm tàng của bản thân để đánh thức sự tự tin trong bạn hoàn toàn không giống với việc huyễn hoặc hay lờ tịt các điểm yếu của mình và càng không thể có từ thói ngạo mạn. Trái lại, sự tự tin muốn có được phải dựa trên nền tảng là những điểm mạnh thực sự của chính bạn.
Hành trình tự khám phá những thế mạnh của bản thân để tạo dựng sự tự tin đóng vai trò then chốt tới hiệu quả lãnh đạo. Dẫu cho, mỗi cá nhân cần hiểu rõ cả về điểm mạnh lẫn điểm yếu của bản thân nhưng hãy luôn cảnh giác đừng để sự tự ti về những điểm yếu của bản thân lấn át những suy nghĩ tích cực về những điểm mạnh bởi suy nghĩ này sẽ dần huỷ hoại sự tự tin trong bạn.
Một đồng nghiệp của tôi đã từng ví “niềm tin cũng giống như các cơ trong cơ thể mỗi người”, chúng sẽ teo dần nếu không được dùng đến thường xuyên. Tôi đánh giá cao sự ví von này vì hai lẽ. Thứ nhất, nó nói lên rằng niềm tin ở trong chính bản thân mỗi người và chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nó. Thứ hai, muốn có được sự tự tin, các nhà lãnh đạo phải luôn nuôi dưỡng nó trong mình.
Mỗi nhà lãnh đạo cần ý thức được nhiệm vụ phải định hướng và xác định kết quả từ những việc mình làm. Họ chỉ làm được điều này khi họ tin vào chính mình.
(Theo Như Nguyệt//John Baldoni//TuanVietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com