Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi? (Phần 2)

Sau khi bài báo "Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi" đăng trên chuyên mục Khởi xướng thảo luận HBO, đã có rất nhiều độc giả phản hồi ý kiến hết sức sâu sắc về vấn đề này. Chuyên mục HarvardS của chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến phản hồi này để bạn đọc tiện tham khảo.

Một người lãnh đạo thực thụ sẽ đứng ra và nhận mọi trách nhiệm về mọi
hành động của tổ chức mình
Ảnh: www.theodora.com

1. Đối với nhà lãnh đạo, dù ở bất cứ cấp độ nào thì tình huống như của Zoe Cruz chính là một phép thử Acid đối với họ. Phép thử acid diễn ra như thế này: Khi tổ chức của bạn rơi vào một tình thế tồi tệ và người ta chờ đợi phản ứng của bạn, liệu bạn sẽ đứng lên trước mọi người để chịu trách nhiệm về những quyết định của tổ chức hay bạn đứng đằng sau họ, cố gắng lẩn tránh và đổ lỗi cho những người khác?

Dĩ nhiên rất dễ để xác định được câu trả lời: Một người lãnh đạo thực thụ sẽ đứng ra và nhận mọi trách nhiệm về mọi hành động của tổ chức mình. Nếu không, làm sao bạn có thể xây dựng lòng tin và sự tôn trọng trong những người xung quanh? Và nữa, bạn có thể phát triển khả năng chấp nhận mạo hiểm cho công ty của mình hay không? Câu trả lời là không. Nhà lãnh đạo thực thụ là người luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của tổ chức mình.

- Larry Wainscott -

2. Đúng, những người lãnh đạo phải đứng lên và nhận trách nhiệm. Như ý kiến bình luận trên đây của Larry: "Làm thế nào để bạn có thể xây dựng lòng tin và tôn trọng trong những người xung quanh?". Lòng tin và sự tôn trọng của người xung quanh lại là những nhân tố thành công quan trọng đối với bất cứ tổ chức nào.

Mặc dù vậy, vấn đề ở đây có hai mặt: Tôi đồng ý rằng những người lãnh đạo nên đứng ra chịu trách nhiệm, nhưng tổ chức có nên lúc nào cũng đưa họ ra nhận trách nhiệm về mọi việc, thậm chí buộc họ (hoặc có thể tự họ) phải rời đi chỉ để "chứng tỏ rằng mình có trách nhiệm"? Hay công ty chỉ nên đề cao tình thần trách nhiệm của người lãnh đạo, từ đó khuyến khích những hành động như vậy trong tổ chức nhằm chuẩn bị cho những tình huống như vậy trong tương lai?

Tôi tin rằng đây là chìa khoá để tạo nên những thành tích xuất sắc vượt trội.

- Jorg Meyer -
3. Giống như những người khác, tôi đồng ý rằng nhà lãnh đạo cần "chịu trách nhiệm" trong mọi vấn đề của tổ chức. Có hai khái niệm ở đây. Đầu tiên, người lãnh đạo cao nhất cần nhận trách nhiệm "chỉ đạo", giống như khái niệm về một thuyền trưởng, hay một viên tướng. Thứ hai, người lãnh đạo cao nhất nên đánh giá theo định kỳ về quá trình hoạt động, các quyết định, hành vi, và từ đó, sẽ có thể ngăn chặn một quyết định hay hoạt động kém cỏi nào đó có thể xảy ra.

Mặc dù vậy, khi điều đó xảy ra, hành động "đổ lỗi" cho ai đó khiến tôi cảm thấy rất tức giận. Khi chúng ta đổ lỗi, chúng ta dập tắt cơ hội hiểu được nguyên nhân sâu xa của một quyết định kém cỏi. Điều này thường xảy ra khi một nhà lãnh đạo từ chức hoặc bị sa thải. Những vấn đề cơ bản không bao giờ được giải quyết hoặc xem xét (chẳng hạn như hoạt động quản lý và giao tiếp kém cỏi ở nhưng cấp thấp hơn, dữ liệu hay thông báo quản lý không chính xác, việc lên kế hoạch hoặc dự án tồi, chính sách kém, quá trình thực hiện kém và còn hàng trăm thứ khác nữa). Một cách xử lý tốt hơn là học tập điều gì đó quan trọng từ mỗi thất bại trong việc lãnh đạo hoặc quản lý.

- Dave Crowell -

Người lãnh đạo biết nhận trách nhiệm
chính là chìa khoá để tạo nên
những thành tích xuất sắc vượt trội
Ảnh: www.saa.org.sg

4. Chủ đề này khá thú vị - Chúng ta nên đối mặt hay lẩn trốn?

Theo tôi, người lãnh đạo thực thụ là người có tính cách mạnh mẽ. Như thế, chúng ta cần thần kinh thép để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ, tức là phải luôn sẵn sàng hy sinh những thứ hay những mối quan hệ tốt nhất mà chúng ta có.

Nếu trong một tình thế khó khăn mà người có trách nhiệm bị yêu cầu rời khỏi tổ chức thì quyết định của họ sau khi xem xét tất cả các yếu tố gia đình, tiếng tăm, sự kính trọng, tiền bạc… sẽ được xem như là kết quả của sự lãnh đạo đáng tin cậy.

Quyết định rời bỏ tổ chức một cách táo bạo mặc dù sẽ khiến nhà lãnh đạo nhận được sự tôn trọng của phần lớn ban quản lý, nhưng mặt trái của nó là sẽ làm cho những thế lực (là thủ phạm thực sự của những thất bại nói trên) trở nên mạnh hơn, và chắc rằng, nếu có thể ẩn đi một thời gian, họ có thể trút bỏ được trách nhiệm và bắt đầu leo nhanh lên chiếc thang danh vọng.

Từ đó có thể thấy, đôi khi việc vạch trần những nhân vật nói trên trước công luận trở nên thực sự quan trọng và có tác dụng như một ví dụ làm gương và cảnh báo cho những người khác.

Cuối cùng, tôi cho rằng đây chính là một câu hỏi tình thế, vì tất cả chúng ta đều là con người và chúng ta đều nhìn ra tình thế giống nhau từ những bối cảnh khác nhau - "Đứng lên chịu trách nhiệm với chính mình và làm điều tốt cho công ty HOẶC trốn đi và đổ lỗi cho những người khác - tức là làm điều xấu cho công ty" HOẶC có thể có lựa chọn thứ ba: Nhận trách nhiệm và theo đó, kéo theo những đồng phạm. Đây cũng là một cách đem đến điều tốt cho công ty.

- Prashant Malhotra -

5. Đây thực sự là một phép thử bằng thời gian (cách tiếp cận theo thời gian).

Đó là khi hầu hết mọi người đi đến chỗ tán thưởng thành công của ai đó. Và đó cũng là phương pháp của tôi đối với việc nhận lỗi và chịu trách nhiệm.

Hơn thế, khi bạn làm việc với những người có trách nhiệm thì phương pháp “bí mật chỉ trích, công khai khen ngợi” là một con đường khá lâu dài để có thể làm thay đổi nhân viên của bạn.

Nhà lãnh đạo sẽ hài lòng khi những người chịu trách nhiệm đối với các sai lầm thể hiện rằng họ nhận thấy bạn đang hết lòng ủng hộ họ và nhận trách nhiệm về mình. Và, trong hầu hết các trường hợp, nếu làm như vậy thì sai lầm sẽ không lặp lại. 

- Sreenivasa Rao -

Người lãnh đạo nên đối diện với sai lầm
chứ không nên trốn tránh chúng
Ảnh: www.webholstad.com

6. Lãnh đạo (hay nhà quản lý) cần phải biết nhận lỗi. Đó là trách nhiệm chủ yếu của người ở vị trí cao nhất để có thể hành động đúng. Mặc dù vậy, khi công việc có sai sót, trách nhiệm của nhà lãnh đạo còn thể hiện ở việc xác định những yếu tố góp phần vào sai sót đó (quy trình và các cá nhân). Nếu có ai đó đi chệch quy trình thì trách nhiệm của nhà lãnh đạo là chỉnh đốn lại để mọi thứ hoạt động đúng quy trình.

Quản lý nghĩa là phải có trách nhiệm. Hoàn toàn không thể có chuyện trốn tránh trách nhiệm ở đây. Dĩ nhiên, điều này đã không xảy ra với người quản lý của Morgan Stanley.

- Haris Rashid, PMP -

7. Những người lãnh đạo có nên luôn biết tiếp nhận lời chỉ trích không?

Nếu họ không nhận lời chỉ trích, đừng chờ đợi điều đó ở cấp dưới của mình.

Chúng ta có cộng sự, có quản lý thuế hoặc kiểm toán, được hỗ trợ bởi những người giám sát, cấp trên, cấp dưới, thực tập sinh, thư ký... Điều đó giúp người cộng sự có thể ký nhiều bản quyết toán cũng như bản báo cáo trong một năm. Chỉ cần thiếu đi một người là bạn sẽ phải bận rộn với rất nhiều thứ.

Quay lại việc uỷ nhiệm, nếu bạn uỷ nhiệm cho ai đó và rồi có sự cố xảy ra, bạn sẽ phải nhận lời chỉ trích: Bạn đã uỷ nhiệm cho người không phù hợp. Chưa bao giờ chúng ta có nguồn nhân lực tốt như ngày nay. Việc uỷ nhiệm cũng là một cách lựa chọn. Nếu người được chọn hoàn toàn không thuộc lĩnh vực hoạt động của bạn, thì hiển nhiên bạn chính là người phải chịu trách nhiệm. Và tôi có thể đưa bạn ra toà án dân sự vì cách làm việc cẩu thả của bạn.

- Firozali A Mulla, PhD -

Những người lãnh đạo có nên luôn biết
tiếp nhận lời chỉ trích không? Câu trả lời là: Luôn luôn!
Ảnh: www.licensetolead.com

8. Một người lãnh đạo theo định nghĩa xác thực nhất là người dẫn dắt công việc từ đầu đến cuối. Họ có trách nhiệm giám sát công việc ở mọi cấp độ và sửa chữa bất cứ khi nào thấy phù hợp. Trong trường hợp họ không thể đảm nhận trách nhiệm quan trọng này, nói cách khác, khi người lãnh đạo không phù hợp với vị trí lãnh đạo nữa, tốt nhất là nên để hệ thống báo cáo của tổ chức giám sát và quyết định thay cho họ.

Trong trường hợp những yếu tố bên ngoài quá mạnh để có thể kiểm soát, trách nhiệm và khả năng xét đoán của người lãnh đạo thể hiện ở chỗ họ có thể đưa ra những quyết định đưa mọi thứ vào đúng quy trình tốt.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào người lãnh đạo cũng đều không có quyền trút trách nhiệm cho cấp dưới.

- Virender Vaira -

9. "Cái đầu đeo vương miện là cái đầu không yên ổn". Nếu bạn được khen ngợi, hãy nhìn ra ngoài cửa sổ và nói rằng đó là thành công của tập thể. Nếu bạn không được khen ngợi hãy tự nhìn vào trong gương và nói đó là lỗi của mình. Đó chính là lãnh đạo.

- Air Cmde Krishna Shankar -

10. Một người lãnh đạo tốt nên luôn luôn đứng đằng sau và chịu trách nhiệm ngay cả đối với những nhiệm vụ được uỷ thác. Đó là một điều hết sức hiển nhiên. Điều đó không chỉ vì lợi ích lâu dài của họ mà còn vì họ là Tổng Giám đốc (CEO), và bất kể ở vị trí nào trong hệ thống cấp bậc, những CEO có trách nhiệm sẽ nhận được cao nhất sự đánh giá cũng như lòng trung thành của những người cấp dưới.

- Frank Ogbeide -

Cương vị lãnh đạo thể hiện rõ nhất trong những khoảng thời gian khó khăn chứ không phải những khoảng thời gian tốt đẹp
Ảnh: fcd.ecitizen.gov.sg

11.

Một người lãnh đạo hiệu quả sẽ chịu trách nhiệm cho bất cứ công việc nào họ thực sự chịu trách nhiệm. Tôi đoán chừng Zoe Cruz đã làm việc ở Morgan Stanley khoảng 25 năm. Chúng tôi đã nghe nói về những quyết định trên cương vị lãnh đạo đáng nghi ngờ của công ty này trong quá khứ. Có lẽ cuối cùng họ cũng đã xem xét lại thứ văn hoá công ty mà trong đó Zoe Cruz đã "trưởng thành".

- Annette Cassidy -

12. Có vẻ như chúng ta đều đồng ý rằng một người quản lý nên chịu trách nhiệm với mọi chuyện. Tuy vậy, tôi đồng ý hơn nữa với những người khẳng định trước đó rằng chừng nào chúng ta chưa xem xét lại các quá trình đã dẫn đến thất bại ngay từ đầu thì các bài học chưa được kiểm chứng. Nếu không xem xét ccẩn thận, chúng ta sẽ lại mắc phải những sai lầm tương tự.

- Gary Gernstein -

13. Cương vị lãnh đạo thể hiện rõ nhất trong những khoảng thời gian khó khăn chứ không phải những khoảng thời gian tốt đẹp. Trong trường hợp này, thừa nhận "lỗi lầm" khác với việc chịu "trách nhiệm" cho những hoạt động của nhóm. Một khi yếu tố trách nhiệm được chú ý, nó sẽ trở nên quan trọng đối với người lãnh đạo để đi đúng con đường và tìm ra những người, vấn đề là nguyên nhân thực sự tạo nên sai lầm.

Cương vị lãnh đạo là việc lãnh đạo chứ không phải là nhận về những lời đánh giá cao về những điều tốt đẹp xảy ra.

- Richard Pryce -

14. Đúng, những người lãnh đạo cần phải chịu trách nhiệm cho thất bại của các thành viên trong nhóm trong những lĩnh vực quan trọng thuộc vào trách nhiệm tập thể. Nếu người lãnh đạo không biết phải tìm hiểu như thế nào, thì rõ ràng họ đã thất bại dù cho trách nhiệm cụ thể thuộc về những thành viên trong nhóm.

Tương tự, nếu một người lãnh đạo muốn được đề cao khi thành công thì họ cũng nên nhận những lời chỉ trích nếu thất bại. Chẳng lẽ CEO được đề cao vì cổ phần trong công ty tăng vọt nhưng lại đổ lỗi cho cả nhóm hoặc nền kinh tế vì kết quả dưới mong đợi trong thị trường cổ phiếu.

Có những hành động nhất định đã thành thói quen theo tự nhiên như gọt giũa bản thống kê, thông tin, hoặc phản ứng lại hay theo sát khách hàng hoặc một người bán hàng, v.v..., và những hành động này thuộc vào trọng trách của thành viên trong nhóm, trong trường hợp như vậy, nếu xảy ra sai lầm thì sai lầm đó không đáng được người lãnh đạo chia sẻ.

- N.Sushil Kumar -

15. Đối với câu hỏi này, trong 100 người được hỏi sẽ trả lời một cách rõ ràng rằng: Một lãnh đạo thực thụ phải chấp nhận lời chỉ trích và luôn phải đứng mũi chịu sào. Với tất cả sự bình thản, chín chắn và chuyên nghiệp, tôi cũng đồng ý với điều này.

Nhưng không ít lần tôi đã chứng kiến những tác hại của sự chấp nhận dũng cảm và chí ít là trong những công ty có nếu văn hoá công ty. Tôi đã thấy người ta thường dùng những cách thức tiêu cực và liên quan đến chính trị để chống lại chính những người đang cố gắng trở thành một người lãnh đạo theo cách lý tưởng nhất.

Một lãnh đạo thực thụ phải chấp nhận lời chỉ trích
và luôn phải đứng mũi chịu sào
Ảnh: spencesmith.typepad.com

Tôi cho rằng trong một trường hợp khác thì đứng ra gánh trách nhiệm có thể không phải là lựa chọn tốt nhất đối với nhà lãnh đạo. Đó là khi bạn biết rõ rằng một thành viên trong nhóm có lỗi trong một sai lầm chung nào đó. Đặc biệt là khi người này thậm chí không thông báo cho bạn. Trong những trường hợp như vậy, việc tự đổ lỗi cho mình không thực sự có lợi cho mục đích chung của tập thể .

- Rajeeva Lochan Sharma -

16. Tôi đồng ý rằng hầu hết mọi người đều dùng chiến thuật lẩn tránh.

Tôi không biết tại sao, nhưng nó đang dần dần trở nên hết sức quen thuộc.

Chúng ta sẽ làm gì về vấn đề này?

Tôi đã rời bỏ một số công ty, nguyên nhân chính là vì các cấp trên ở đó tồi đến mức họ không thèm chịu trách nhiệm đối với những gì xảy ra.

Ngược lại, khi nói đến việc cả nhóm cùng thực hiện quyết định, thì làm cách nào để việc "chỉ trích" được quan tâm và chú ý đến?

- HM Leng -

17. Sự thật là để được coi như một người lãnh đạo thì những người đứng đầu, trong trường hợp này là Zoe Cruz, phải gánh chịu nhiều trách nhiệm vì sự "rối loạn chức năng". Cũng có thể có những thành viên khác như người cùng địa vị, cấp trên hoặc cấp dưới hơn – cũng phải có trách nhiệm vì đã để cho điều này xảy ra.

Tôi cũng cảm thấy công ty đó là một tập thể có trách nhiệm: Bất cứ quyết định nào được thực hiện ở bất cứ mức độ nào có tín hiệu xuất phát của cơ quan có thẩm quyền ở cùng hoặc ở trên mức đó có sự hiểu biết đầy đủ về các lợi ích và tính mạo hiểm liên quan đến những quyết định đó.

Trong ý kiến bình luận trên đây thì nổi bật nhất là ý kiến cho rằng "bài kiểm tra tốt nhất" đối với một nhà lãnh đạo thực thụ là khả năng "nhận lời chỉ trích cho một lỗi lầm". Nhưng cũng giống như vậy, những cố gắng của công ty tập trung vào việc tìm một người chịu lỗi thay vì tìm nguyên nhân sâu xa và cách giải quyết để vượt qua khó khăn của tình huống.

Và trong khi tìm người chịu lỗi và tìm cách chứng minh rằng người hay tập thể đó đáng phải chịu những lời chỉ trích, công ty đã lãng phí những tài nguyên quý giá Do đó họ đã chạy trốn khỏi vấn đề chính là ngay từ đầu cần tìm ra đâu là sai lầm.

Cũng như vậy, khi mà số người bị đổ lỗi là rất ít, họ sẽ hoặc giảm thiểu thiệt hại bằng cách "ra đi" sau khi chịu lời chỉ trích hoặc sẽ khơi lại sai lầm và đem những người khác vào nhóm người đồng phạm. Trong khi đó, những người có liên quan đến quyết định gây ra sai lầm sẽ “thoát hiểm”, và những thế lực xấu trong tổ chức thì ngày càng lớn mạnh.

Những hiểu biết sâu sắc về văn hoá của công ty có thể giúp bạn tìm được cách giải quyết những vấn đề lớn, chẳng hạn như vấn đề nói trên. Một công ty chú trọng đến việc phân tích và có những hành động khắc phục sai lầm trong suốt quá trình hoạt động của mình thì chất lượng những nhân viên họ tuyển dụng được sẽ tốt hơn, và những quyết định họ thực hiện sẽ công bằng hơn cũng như họ sẽ cởi mở hơn đối với những ý kiến giúp đỡ công ty.

Trong một công ty như vậy, kể cả bộ phận quản lý cấp cao chắc chắn cũng sẽ không có chuyện công kích lẫn nhau. Tôi tin chắc rằng một công ty như thế sẽ đối phó tốt hơn với tình trạng khẩn cấp so với những người lựa chọn cách ứng xử là chỉ trích.

Zoe Cruz chỉ là một trong những nạn nhân của cuộc
khủng hoảng có tên là Sub-prime ở Mỹ
Ảnh: www.channel56.co.uk

Chiến thuật chỉ trích là một cách che chắn điểm yếu của công ty. Nó sẽ giúp công ty ổn thỏa nhất thời, nhưng sẽ gây hại về lâu về dài. Người ta thường trở nên mất tự tin trong những công ty như vậy. Họ không muốn làm việc cũng như thực hiện ý tưởng của mình trong môi trường đó vì sợ bị trả đũa và trở thành "người bị ruồng bỏ" trong trường hợp xảy ra tai họa. Và tất nhiên, không "người lãnh đạo thực thụ" nào muốn trở thành thành viên của công ty đó. Điều này sẽ càng làm giảm đi giá trị của công ty.

- Aparna Kurnar -

18. Zoe Cruz Morgan Stanley chính là nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng có tên là Sub-prime[1] ở Mỹ. Có thể sẽ còn nhiều người nữa đi theo vết xe đổ này. Nói rằng trách nhiệm đối với những thiệt hại nặng nề này chỉ thuộc về riêng Cruz khá là bất công.

Tất cả những bộ phận xung quanh Zoe Cruz, bao gồm cả ban giám đốc (Board of Directors), các giám đốc cấp dưới v.v... cũng không thể được miễn trách. Phải có ai lên tiếng cảnh báo về sự bất công này! Những người có lương tâm đâu cả rồi?

Chắc chắn, một nhà lãnh đạo nên ứng xử cao thượng khi gặp phải thất bại. Họ có thể nhận trách nhiệm về đạo đức và đề nghị từ chức để giữ truyền thống quản lý cho công ty. Cách lãnh đạo lý tưởng nhất là người lãnh đạo nên biết cách nêu gương. Đó là cách mà những người lãnh đạo cấp dưới có thể chuẩn bị và đứng lên để cạnh tranh với thần tượng của mình.

Những nhà lãnh đạo kinh doanh nên nhớ câu châm ngôn này: Cái khó ló cái khôn (When the going gets tough, the tough gets going). Sự trung thực và hy sinh của một người lãnh đạo sẽ không bao giờ vô ích. Nó vẫn luôn tạo nên những ảnh hưởng dù ở bất cứ mức độ nào.

- Manohar Mann -

19. Tôi nghĩ người lãnh đạo phải có trách nhiệm đối với những thất bại. Nhưng đối với nội bộ tổ chức, họ cũng cần quay lại và phân tích nguyên nhân thất bại để chỉ ra tổ chức đã sai ở những khâu nào. Tổ chức đó nên biết rõ về những sai lầm đó. Và trên thực tế, lời chỉ trích nhanh chóng được chấp nhận một cách công khai sẽ là: Không chỉ người lãnh đạo mà cả nhóm đều phải chịu trách nhiệm.

- Anuradha Goyal -

(Theo Paul Michelman // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • DNA của công ty bạn là gì? (Phần 2)
  • Ba nguyên tắc lãnh đạo thường bị bỏ quên
  • Bốn kiểu hiểu biết của nhà lãnh đạo
  • Uy tín và khả năng lãnh đạo
  • Lãnh đạo bằng nhiệt huyết và lòng trắc ẩn
  • Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực
  • Truyền cho nhân viên lòng đam mê công việc
  • Tương lai thuộc về những lãnh đạo yêu môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com