Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gói kích thích kinh tế - Lớn và lớn hơn

Vào thời khắc Tổng thống đắc cử Barack Obama nhậm chức, nước Mỹ sẽ phải có một gói kích thích kinh tế lớn trong chi tiêu của liên bang hoặc cắt giảm thuế để khiến cho đất nước này vận động trở lại. Tốt hơn cả là biến nó thành một gói kích thích kinh tế khổng lồ. Trên thực tế, điều gì có thể lớn hơn cả khổng lồ? Tốt hơn hết là có một gói kích thích kinh tế khổng lồ của khổng lồ.

Đòi hỏi các giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế này có thể được so sánh với việc yêu cầu một ly cà phê đặc có sữa của Starbucks: Ý nghĩ sau đó là chúng ta nên gọi một ly lớn hơn.

Nhưng về 750 tỉ USD đưa cho Hank Paulson, Bộ trưởng Tài chính mới của Mỹ để dọn sạch đống hỗn độn hiện nay của nền kinh tế thì sao? Đó đã không phải là một sự kích thích kinh tế. Nó chỉ là một gói cứu trợ tài chính. Cả một sự khác biệt. Mục tiêu của gói cứu trợ tài chính đã là để cứu hệ thống tài chính khỏi sự sup đổ, tuy rằng nó khó mà phát huy tác dụng. Còn mục tiêu của một gói kích thích kinh tế là để khiến cho cả một nền kinh tế vận động trở lại.

Minh hoạ của Time.

Hãy để tiền vào trong túi của người dân và để họ tiêu chúng. Hoặc, thậm chí còn tốt hơn, hãy chi cho những dự án quốc gia như sửa chữa hệ thống đường cao tốc. Hãy khiến các nghị sĩ quốc hội đầu tư tiền nhiều hơn vào các dự án.

Tờ Economist cảnh báo về “những mối nguy của chủ nghĩa tiền lời”. Giải thưởng Nobel – nhà kinh tế học Joseph Stiglitz đã nghiêm túc cảnh báo về kiểu suy nghĩ theo kiểu “lớn – rất lớn”. Bản thân Stiglitz đang suy nghĩ  về “ít nhất 600 tỉ USD tới 1000 tỉ USD” - một món tiền khá lớn. Paul Krugman, một nhà kinh tế đạt giải Nobel khác, nói rằng sẽ có một “cuộc tranh cãi căng thẳng” xung quang vấn đề gói kích thích kinh tế cần phải lớn chừng nào. Krugman không đưa ra một con số cụ thể, nhưng ông nhấn mạnh rằng ông không có ý định sẽ đưa ra con số quá cao.

Nếu có bất kỳ một sự đồng thuận của thế giới thì đó sẽ là sự đồng thuận mang tính lịch sử về sự cần thiết phải có một gói kích thích kinh tế rất lớn. Đó là điều chắc chắn mặc dù bất kỳ một khoản tiền nào trong hàng trăm tỉ USD – số tiền tối thiểu cần thiết để tham gia vào cuộc đấu giá – cũng ngay lập tức tạo ra một sự chế nhạo vào bất cứ điều gì mà một người đã từng thốt ra hay làm ra trong những năm gần đây về việc kiểm soát việc chi tiêu của chính phủ.

Nếu bệnh nhân đang chết dần, cần phải truyền máu cho anh ta ngay lập tức và lo lắng cho nồng độ cholesterol của anh ta sau. Krugman nói, một cách hợp lý rằng, đó thậm chí không phải là một câu hỏi về dài hạn hay ngắn hạn: chúng ta sẽ trở nên tốt hơn trong dài hạn nếu chúng ta có thể thoát khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hiện tại. Nếu bệnh nhân chết, anh ta sẽ không thể khỏe lên trong 10 năm nữa, dù thế nào đi chăng nữa.

Nhưng liệu có mặt tiêu cực nào ở đây không? Có lẽ các nhà kinh tế này (và cả tờ Economist) nghĩ rằng mặt tiêu cực là hiển nhiên, nhưng rõ ràng là nó không dễ nhận thấy, hoặc là chúng ta đáng nhẽ đã không làm tăng lên những thứ mà mãi cho đến vào tuần trước đây đã dường như là sự thiếu hụt rất lớn của những năm 1930. Mặc dầu có mặt tiêu cực, nhưng tại sao lại dừng lại ở con số tỉ đô? Tại sao lựa chọn giữ giảm thuế và đầu tư vào cơ sở hạ tầng? Hãy làm cả hai!

Đây mới là phần hay nhất. Rõ ràng có thể trả toàn bộ bằng cách in tiền. Đây là điều không thể kể từ khi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Paul Volcker đã xoay chuyển tình hình lạm phát gần 30 năm trước đây. Nhưng giờ đây dường như nguy cơ là giảm phát, chứ không phải lạm phát, thế thì khai khống hóa đơn và in tiền để trả cho nó lại là điều tốt. Cuối cùng, Volcker cũng quay trở lại, đứng đầu Ủy ban kinh tế lâm thời của Tổng thống Obama. Nếu Volcker nói điều đó có thể, thì đã đủ tốt rồi. Vậy có mặt tiêu cực nào không, hay đó chỉ là loại thuốc quá ngon lành mà bạn đang mong mỏi để khiến bạn được ốm?

Câu trả lời là có, có mặt tiêu cực. Mặc dù những khoản tiền lớn tới cỡ này dường như cũng chỉ giống như tiền đồ chơi, nhưng nó là cả hảng nghìn tỉ USD thật mà chúng ta đang dự định tiêu dùng. Ngay cả khi chúng ta dùng tiền một cách khôn ngoan, chúng ta hay các thế hệ tương lai sẽ vẫn phải trả lại, cả gốc lẫn lãi. Hoặc, có vẻ đúng hơn, chúng ta làm tăng giá nó lên, cùng với việc cứu giúp cuộc sống của những người đã đủ ngu ngốc để cứu cả cuộc đời của họ. Chỉ có điều đó thì mặt tiêu cực của việc không làm gì mới trở nên tồi tệ hơn. Đó là một lựa chọn đơn giản, tôi đoán vậy. Nhưng hãy đừng giả bộ rằng đó là một lựa chọn vui vẻ.

(Theo Minh Phương//Michael Kinsley//TuanVN)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển
  • Chất lượng thực của doanh nghiệp tư nhân?
  • Căn bản về sở hữu công nghiệp
  • Tồn kho và tăng trưởng
  • Biến "nguy" thành "cơ"
  • Cái kẹo và 30 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc
  • Giáo dục ở Trung Quốc trong cải cách mở cửa
  • Những trở ngại đối với giấc mơ Trung Hoa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com