Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tồn kho và tăng trưởng

GDP theo tổng cầu cuối cùng được cấu thành bởi các yếu tố tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản cố định, thay đổi tồn kho (cơ quan thống kê Việt Nam gọi là tích luỹ tài sản lưu động), xuất khẩu trừ nhập khẩu. Năm 2009, theo tổng cục Thống kê, GDP tăng trưởng 5,32% trong đó tổng tích luỹ tăng 4,31% và tăng trưởng về tích luỹ thấp hơn tăng trưởng về GDP là do tăng trưởng về tồn kho giảm -26,18% và tăng trưởng về tích luỹ tài sản cố định tăng đến 8,73%.

Bảng 1

Từ những số liệu này, có thể thấy Việt Nam đã thực sự thoát khỏi khủng hoảng về cầu. Tồn kho tăng trưởng âm trong khi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình chỉ tăng trưởng 3,85% và nếu xét về mặt cung thì khu vực I (nông, lâm, thuỷ sản) tăng trưởng 3%, khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng 7,6% thì hàng hoá được nền kinh tế sản xuất ra đã đi đâu? Có thể thấy lượng hàng hoá này được xuất khẩu là chủ yếu, vì tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu (tăng về lượng) đạt khá cao (11,08%). Xét trong riêng quý 4 thì có phần đóng góp của tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình khi chỉ tiêu này tăng trưởng khá mạnh (9,28%).

Lưu ý rằng về xuất khẩu, cả bốn quý đều có tốc độ tăng trưởng cao trên 10% và cao hơn hầu hết các quý của năm 2008. Và tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cuối của hộ gia đình nói trên là một sự kỳ vĩ vì quý 1 (quý có tết cổ truyền của Việt Nam) nó giảm (-9,3%); sáu tháng đầu năm cũng giảm (-2,05%); đột nhiên quý 3 và quý 4 tăng với mức 8,35% và 9,28% (để đạt mức tăng trưởng cả năm 2009 là 3,85%).

Điều này có thể dẫn đến kết luận Việt Nam chỉ bị khủng hoảng về cầu tiêu dùng trong quý 1. Như vậy chính sách bù lãi suất bản chất là kích thích kinh tế từ phía cung nhưng lại kích cầu tiêu dùng một cách mạnh mẽ. Đồ thị dưới đây mô tả tốc độ tăng về tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình trong hai năm 2008 và 2009 (xem bảng 1).

Bảng 2

Xem xét kỹ, thật ngạc nhiên về sự phục hồi chóng mặt của Việt Nam khi nhìn vào quá khứ xa và gần.

Trong quá khứ xa: Nếu xét cả giai đoạn từ năm 2001 đến nay thì năm 2009 (năm thế giới khủng hoảng nặng nề về cầu) là năm duy nhất mà lượng tồn kho có tốc độ tăng trưởng âm. Từ năm 2001 đến 2004 mức tồn kho tăng từ 11% đến 12%, năm 2005 tồn kho tăng 33,48%, năm 2006 tăng  37,2%, năm 2007 tăng 54,56%, năm 2008 tăng 27%. Đó là những mức tăng rất lớn về tồn kho, cho thấy nền kinh tế có vấn đề về cầu. Còn đến năm 2009, hàng tồn kho giảm 26,18%, lại cho thấy điều ngược lại.

Trong quá khứ gần: Theo báo cáo “diễn biến và bình luận tình hình kinh tế trong nước và thế giới” số 8.2009 của trung tâm thông tin tư liệu, viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong khi lượng tồn kho đến cuối năm 2008 chiếm khoảng 5% GDP thì đến tháng 10.2009 mức tồn kho tăng so với cuối năm 2008 là 6,23%. Một báo cáo khác về tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu ngành công nghiệp bảy tháng đầu năm 2009 cho thấy chỉ số tăng tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến là 24,6%. Như vậy, chỉ trong ba tháng cuối năm các sản phẩm tồn kho đã được tiêu thụ hết.

Xét về mối tương quan giữa mức tăng tồn kho, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng GDP, có thể cảm nhận một điều gì đó chưa thật rõ ràng, logic về nền kinh tế (xem bảng 2).

(Theo Bùi Trinh - Nguyễn Văn Huân // SGTT Online)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Biến "nguy" thành "cơ"
  • Cái kẹo và 30 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc
  • Giáo dục ở Trung Quốc trong cải cách mở cửa
  • Những trở ngại đối với giấc mơ Trung Hoa
  • 30 năm cải cách Trung Quốc và bài học cho Việt Nam
  • 30 năm cải cách TQ nhìn từ thay đổi về xe cộ
  • Cơ sở lý thuyết của việc đảm bảo chất lượng
  • Luận điệu của những kẻ hoài nghi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com