Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghĩ lại sự tôn sùng GDP

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang diễn ra hiện nay đã khiến các nhà chính trị và kinh tế trên thế giới đặt vấn đề xem xét lại tính chính xác của chỉ số GDP trong đánh giá tình trạng kinh tế và phát triển bền vững.

Một báo cáo về vấn đề này do ủy ban Quốc tế về đo lường tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, một sáng kiến của Tổng thống Pháp, sẽ được công bố ngày hôm nay. Nhân sự kiện này, Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài viết của ông Joseph E. Stiglitz, người từng nhận giải Nobel Kinh tế và là chủ tịch của uỷ ban này.

Nỗ lực vực dậy nền kinh tế thế giới trong khi phải đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu đã làm dấy lên một câu hỏi khó: Các số liệu thống kê có cho chúng ta những “dấu hiệu” đúng về việc phải làm gì? Trong thế giới nặng về thành tích của chúng ta, những vấn đề về tính toán dẫn đến một vấn đề quan trọng hơn: cách chúng ta tính toán ảnh hưởng đến điều chúng ta làm.

Nếu chúng ta tính toán kém, thì những gì chúng ta nỗ lực đạt được (chẳng hạn như tăng mức GDP – tổng thu nhập quốc nội) có thể góp phần tạo ra môi trường sống tệ hại hơn. Chúng ta cũng có thể phải đối mặt với những sự lựa chọn sai, như nhìn nhận về sự đổi chác giữa năng suất và bảo vệ môi trường mà thực chất không tồn tại. Trong khi đó, một cách tính toán về tăng trưởng kinh tế tốt hơn có thể cho thấy rằng những biện pháp cải thiện môi trường thực ra là tốt cho nền kinh tế.

Cách đây 18 tháng, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã thành lập uỷ ban Quốc tế về đo lường tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Quyết định này xuất phát từ sự không hài lòng của ông, và của rất nhiều người khác, với tình trạng thông tin thống kê hiện tại về nền kinh tế và xã hội. Vào ngày 14.9 này, uỷ ban này sẽ công bố bản báo cáo được chờ đợi này.

Câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến việc liệu GDP cung cấp một cách tính toán chính xác về tiêu chuẩn sống. Trong rất nhiều trường hợp, các số liệu thống kê GDP có vẻ như cho rằng nền kinh tế đang vận hành tốt hơn rất nhiều so với nhận định riêng của hầu hết công dân trong quốc gia đó. Hơn nữa, việc tập trung vào GDP tạo ra mâu thuẫn: các nhà lãnh đạo chính trị được yêu cầu tối đa hoá nó, nhưng các công dân cũng đòi hỏi phải tập trung sự chú ý vào việc tăng cường an ninh, giảm ô nhiễm môi trường, v.v. những yêu cầu có thể khiến cho mức tăng trưởng GDP thấp xuống.

Sự thật là GDP có thể là một cách đo lường kém đối với sức khoẻ và hoạt động của thị trường, thực chất đã được nhận ra từ lâu. Những thay đổi trong xã hội và nền kinh tế có thể đã làm gia tăng vấn đề trên, và cùng lúc những tiến bộ trong kinh tế học và kỹ thuật thống kê có thể đã cung cấp thêm những cơ hội để cải thiện cách chúng ta tính toán.

Ví dụ, khi GDP được dùng để tính toán giá trị năng suất hàng hoá và dịch vụ, thì trong một lĩnh vực chủ chốt – Chính phủ – chúng ta thực ra không có cách nào để đo lường được. Vì thế chúng ta thường dùng đầu vào để tính toán đầu ra. Nếu Chính phủ tiêu nhiều hơn – mà thường là không hiệu quả – thì sản lượng tăng lên. Trong vòng 60 năm qua, phần đóng góp vào sản lượng của Chính phủ trong GDP đã tăng từ 21,4% lên 38,6% ở nước Mỹ, từ 27,6% lên 52,7% ở Pháp, từ 34,2% lên 47,6% ở Anh, và từ 30,4% lên 44% ở Đức. Vì thế nên, vấn đề tưởng như nhỏ giờ đây đã trở thành một vấn đề lớn.

Cũng như vậy, sự cải tiến chất lượng – giữa các loại xe hơn là việc có thêm nhiều xe – đóng góp rất nhiều cho việc tăng GDP hiện nay. Nhưng việc đánh giá sự cải tiến về chất lượng lại khó khăn. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng minh hoạ cho vấn đề này: hầu hết các loại thuốc được cung cấp công khai, và hầu hết những tiến bộ là ở chất lượng. Nước Mỹ xài nhiều tiền vào dịch vụ y tế hơn bất kỳ nước nào khác (cả tính trên đầu người lẫn tỷ lệ thu nhập), nhưng lại nhận được kết quả kém hơn. Một phần của sự khác biệt giữa GDP trên đầu người ở Mỹ và ở một số nước châu Âu có thể là do cách chúng ta đo lường.

Một thay đổi đáng chú ý ở hầu hết các xã hội là sự gia tăng về bất bình đẳng. Điều này có nghĩa là có một sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa thu nhập trung bình và thu nhập bình quân. Nếu một vài ông chủ ngân hàng giàu hơn rất nhiều, thì thu nhập trung bình có thể tăng lên, ngay cả khi thu nhập của hầu hết các cá nhân đang giảm. Vì thế nên số liệu GDP trên đầu người có thể không phản ánh đúng thực chất điều đang xảy ra đối với hầu hết các công dân.

Nếu một vài ông chủ ngân hàng giàu hơn rất nhiều, thì thu nhập trung bình có thể tăng lên, ngay cả khi thu nhập của hầu hết các cá nhân đang giảm. Vì thế nên số liệu GDP trên đầu người có thể không phản ánh đúng thực chất điều đang xảy ra đối với hầu hết các công dân.

Chúng ta sử dụng giá thị trường để định giá sản phẩm và dịch vụ. Nhưng hiện nay, ngay cả những người có niềm tin mãnh liệt vào thị trường nghi ngờ sự phụ thuộc vào giá thị trường. Ví dụ mức lợi nhuận trước khủng hoảng của các ngân hàng – một phần ba của lợi nhuận các công ty – rõ ràng chỉ là ảo tưởng.

Nhận thức mới này đưa ra một luồng ánh sáng mới không chỉ vào cách chúng ta đo lường phát triển kinh tế, mà còn vào những kết luận mà chúng ta đưa ra. Trước khủng hoảng, khi tăng trưởng của Mỹ, sử dụng cách tính GDP thông thường, có vẻ như mạnh hơn tăng trưởng của châu Âu rất nhiều, rất nhiều người châu Âu cho rằng châu Âu nên kế tục chủ nghĩa tư bản theo phong cách Mỹ. Dĩ nhiên, bất kỳ những ai muốn điều đó đã thấy sự gia tăng nợ nần của các hộ gia đình Mỹ, một thực tế phá vỡ ảo tưởng về thành công mà những số liệu GDP cho thấy.

Những tiến bộ về phương pháp luận đã cho phép chúng ta đánh giá tốt hơn điều gì đem đến cảm giác hạnh phúc của công dân, và để tập hợp những dữ liệu cần thiết để có thể đưa ra những đánh giá đó một cách thường xuyên hơn. Chẳng hạn như những nghiên cứu này nhận định và định lượng những điều hiển nhiên: việc một công việc bị mất đi có ảnh hưởng lớn hơn việc tính toán sự mất thu nhập. Chúng cũng chứng minh sự quan trọng của liên kết xã hội.

Bất kỳ cách tính toán nào về tình trạng thực tế của chúng ta cũng phải tính đến tính bền vững. Cũng giống như một công ty cần phải tính toán sự hao hụt nguồn vốn, thì ngân sách một quốc gia cũng phải phản ánh được sự hao hụt của nguồn tài nguyên và sự xuống cấp của môi trường.

Các khung thống kê được dùng để tổng kết điều gì đang xảy ra trong xã hội phức tạp của chúng ta trong một vài con số đơn giản dễ hiểu. Rõ ràng không thể kết luận mọi thứ bằng một con số đơn giản, GDP. Báo cáo của uỷ ban Quốc tế về đo lường tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội hy vọng sẽ đem đến một sự hiểu biết rõ ràng hơn về sự sử dụng, và sự lạm dụng, của con số thống kê đó.

Báo cáo này cũng sẽ cung cấp những hướng dẫn để tạo ra một tập hợp những chỉ số rộng hơn để tóm lược một cách chính xác về tình trạng sức khoẻ và tính bền vững, và nó sẽ cung cấp một lực đẩy cho việc cải thiện khả năng của GDP và những chỉ số thống kê liên quan để đánh giá tình hình kinh tế xã hội.

( Theo Lan Anh // SGTT Online)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Cần hiểu đúng về mô hình tập đoàn
  • Tại sao quỹ đầu tư thoái vốn?
  • Hướng hoàn thiện chính sách thuế trong điều kiện hội nhập quốc tế
  • Dự báo kinh tế: Không thể không...sai!
  • Bài học đắt giá từ khủng hoảng vẫn chưa được áp dụng
  • Nền kinh tế Hoa Kỳ: Sự phục hồi kinh tế của ai?
  • Giáo sư Rick Wolf: Rủi ro tiềm ẩn đằng sau sự hồi phục nền kinh tế Mỹ
  • 4 lý do kinh tế châu Á chưa qua thời phụ thuộc phương Tây
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com