Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giáo sư Rick Wolf: Rủi ro tiềm ẩn đằng sau sự hồi phục nền kinh tế Mỹ

Kinh tế <a class='atag' href='http://www.tinkinhte.com/Hoa Kỳ/nd5-search.1/'>Hoa Kỳ</a>Bắt đầu từ giữa tháng 8 là khoảng thời gian khác thường của nền kinh tế Mỹ. Phố Wall, các ngân hàng lớn và báo chí gần như hân hoan chào đón sự phục hồi của nền kinh tế. Trong khi đó, những người Mỹ bình dân đang chịu đựng những con số kỷ lục về thất nghiệp, công việc bất ổn, sự xiết nợ nhà, nợ cá nhân, tình trạng lộn xộn, căng thẳng và giận dữ. Hai tập hợp những dữ liệu kinh tế dưới đây cho thấy sự chia rẽ kinh tế sâu sắc đằng sau cái gọi là “hồi phục”.

“Một quốc gia, hai nền kinh tế”

Tập hợp số liệu đầu tiên là của Cục Thống kê lao động thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ. Các con số cho thấy một số yếu tố đáng chú ý về sức sản xuất của công nhân Mỹ - số lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất bởi một công nhân, mức lương trả cho công nhân Mỹ và thời gian thực tế họ làm việc. Các con số này chứng minh nền kinh tế đã thay đổi như thế nào từ quý 1 đến quý 2 năm 2009. Mức lương trung bình trả cho giờ làm việc của công nhân đã giảm 7,6% nhưng tổng sản lượng công nghiệp giảm chỉ 1,7%. Đó là vì những công nhân không mất việc cố gắng làm vất vả hơn và nhanh hơn, và làm cả việc mà trước đây chỉ có những người thất nghiệp mới chịu làm.

Chính nhờ những người công nhân cố gắng làm việc kiệt sức này mà Cục Thống kê lao động mới báo cáo rằng “năng suất sản xuất tăng 6,4%”. Thế nhưng trong khi công nhân lao động vất vả để tạo ra năng suất lao động tăng 6,4% thì lương của họ chỉ tăng có 0,2% từ quý 1 đến quý 2 năm 2009.

Và khi Cục Thống kê tính toán mức chi phí mà công nhân phải trả cho nhu yếu phẩm và dịch vụ thì mức lương thực tế của họ giảm 1,1%. Xem xét toàn bộ những con số này thì ta sẽ thấy những người sử dụng lao động đã nhận được sản lượng tăng khổng lồ từ người lao động, trong khi những gì họ trả cho người lao động lại giảm. Không có gì ngạc nhiên khi quý 2 đang được các nhà kinh doanh, chính trị gia và báo chí chào đón như một sự hồi phục; chỉ có công nhân là quan sát và lo lắng.

Vẫn chưa hết. Các con số thống kê năng suất lao động còn nói với chúng ta nhiều điều. Chúng còn cho thấy sự bất bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động ngày càng tăng. Các ông chủ nhận được 6,4% mức tăng sản lượng trên mỗi giờ lao động của người công nhân thì cũng được hưởng 6,4% lợi nhuận từ việc bán sản phẩm. Tuy nhiên, những công nhân còn lại của họ đang ngày đêm làm việc vất vả vì sợ mất việc thì chỉ đủ trang trải cho những thứ hàng hóa và dịch vụ thiết yếu nhất mà thôi.

Phản ứng của các ông chủ đối với cuộc khủng hoảng hiện nay là sa thải và tăng tốc lao động lại làm xấu hơn khoảng cách thu nhập và mức sống giữa các ông chủ và công nhân. Hãy ghi nhớ điều đó trong đầu để lần sau các bạn không ngạc nhiên khi được nghe các nhà lãnh đạo chính trị nói “làm thế nào chúng ta cần thắt lưng buộc bụng” và “hãy hy sinh một cách công bằng”.

Tình trạng bất công gia tăng trong việc phân phối thu nhập giữa người sử dụng lao động và người lao động thường làm tăng thêm sự bất bình đẳng về chính trị và văn hóa. Người sử dụng lao động sẽ có khả năng định hình nền chính trị hơn là công nhân. Người sử dụng lao động có nhiều tiện nghi văn hóa hơn (như gia đình họ sẽ được hưởng thụ những hoạt động sáng tạo, nghệ thuật và giáo dục tốt hơn trong khi công nhân sẽ rất khó khăn để có đủ điều kiện hưởng thụ những thành tựu đó).

Sự bất công trong kinh tế, chính trị và văn hóa đã hình thành từ những năm 1970 nay góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Và chính cuộc khủng hoảng cũng góp phần làm gia tăng sự bất công trong xã hội.

Phải chăng đó là “sự hồi phục”?

Sự bất công tăng lên cũng đe dọa bất kỳ dấu hiệu hồi phục kinh tế nào nếu nó thật sự bắt đầu. Đó là vì người sử dụng lao động nói chung là tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn người lao động. Nền kinh tế Mỹ cưỡi trên cuộc khủng hoảng đang hưởng lợi từ quá trình kích cầu là nhờ người lao động chi tiêu phần lớn tiền họ kiếm được.

Kết quả kích cầu sẽ giảm khi dòng thu nhập chảy vào túi những người sử dụng lao động thì nhiều mà vào túi người công nhân thì ít. Nền kinh tế đầy mâu thuẫn của nước Mỹ có thể thay đổi chỉ khi nào chính phủ chi nhiều để kích cầu nền kinh tế suy giảm, và thực tiễn kinh doanh làm cho công nhân chi tiêu ít hơn. Những nghịch lý đó đang làm xói mòn sự hồi phục kinh tế mà mọi người đang mong đợi.

Tập hợp những số liệu thứ hai do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực hiện. Những con số này đề cập đến việc sử dụng khả năng sản xuất. Nói đại khái là những con số này đo lường quy mô khả năng sản xuất của cả nước.

Vào tháng 7-2009, quy mô sử dụng sức sản xuất là 65,4%, tương đương 2/3. Hơn 1/3 công cụ, máy móc, trang thiết bị, nhà máy, không gian văn phòng… trở nên nhàn rỗi. Bằng cách so sánh ta thấy tỷ lệ trung bình sử dụng khả năng sản xuất từ 1972 là 79,6%. Như vậy cuộc khủng hoảng hiện nay đã làm tăng sự lãng phí vốn đã lớn trong nền kinh tế của Mỹ. Sức sản xuất bị lãng phí có nghĩa là sức sản xuất bị giảm giá trị. Và điều này xảy ra sau một năm thực hiện chính sách kích cầu của ông Bush và ông Obama.

Hãy xem xét ý nghĩa của sự lãng phí. Bên cạnh 15 triệu người thất nghiệp (nếu không muốn nói là dưới mức thất nghiệp) ngày hôm nay, chúng ta thấy rõ ràng 1/3 sức sản xuất công nghiệp đã không được sử dụng. Trong khi nhu cầu xã hội của cộng đồng không được đáp ứng như xây dựng lại các thành phố trung tâm, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hàng chục triệu người, khắc phục hàng chục năm hủy hoại môi trường…

Với cách mà hệ thống kinh tế hiện nay hoạt động, chúng ta phải chờ đợi cho đến khi các doanh nghiệp tư nhân nhìn thấy lợi nhuận từ việc mời các công nhân thất nghiệp trở lại làm việc và sử dụng hiệu quả sức sản xuất. Cho đến lúc đó chúng ta phải ngồi nhìn và chấp nhận sự bất lực của hệ thống này trong việc kết hợp những công nhân thất nghiệp với “tư liệu sản xuất thất nghiệp” để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hai tập hợp những số liệu này được công bố hồi tháng 8 đã cho thấy một thực tế đằng sau tất cả những điều người ta nói về “sự hồi phục”. Phần lớn người dân sống và làm việc (hoặc không làm việc) trong nền kinh tế khác (nền kinh tế thứ hai) không được trải qua “sự hồi phục” mà báo chí đang hoan nghênh.

GS RICK WOLF (Giáo sư danh dự Trường ĐH Massachusetts, Mỹ)

(Theo SGGP online)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • 4 lý do kinh tế châu Á chưa qua thời phụ thuộc phương Tây
  • Hiệu quả đầu tư thông qua hệ số ICOR
  • Cựu Chánh Tòa Kháng án Liên bang Mỹ viết sách về thất bại của chủ nghĩa tư bản
  • Công nghệ mới ở Mỹ: từ chính phủ đi vào doanh nghiệp
  • Hiểu lầm về hệ thống ngành kinh tế
  • Phát triển doanh nghiệp sau khủng hoảng
  • Giá vàng và sức khỏe của nền kinh tế
  • Thị trường không cần nước mắt: Thấp không hẳn là lợi thế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com