Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nền kinh tế Hoa Kỳ: Sự phục hồi kinh tế của ai?

Sau khi báo Sài Gòn Giải Phóng đăng bài viết “Sự thật đằng sau sự phục hồi kinh tế” của giáo sư danh dự Trường Đại học Massachusetts, Rick Wolff, ngày 21-9-2009, bà Merlee Ratner, đồng Chủ tịch Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác New York, đã gửi cho báo SGGP bài viết của bà về vấn đề trên. Báo SGGP xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Người biểu tình phản đối chính sách cứu trợ các ngân hàng và tập đoàn lớn trước nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20, TP Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ, ngày 22-9. Dòng chữ trên biểu ngữ, bên trái “các tập đoàn moi sạch túi tiền của nhân dân”. (Ảnh Reuters)

Nghịch lý ở trung tâm tài chính của Mỹ

Ngày 17-9, Báo New York Times cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở TP New York là 10,3%. Điều đó có nghĩa là cứ 10 người láng giềng của tôi thì có hơn 1 người không tìm được việc làm. Con số này không bao gồm những người đang thất nghiệp - những người cần có công việc ổn định thì chỉ có thể làm công việc bán thời gian hoặc tạm thời. Và con số này cũng không tính đến những người đã tìm kiếm công việc trong một thời gian dài nhưng cuối cùng đã từ bỏ việc tìm kiếm thông qua các kênh chính thức.

Tôi sống ở TP New York và có thể nói chắc chắn rằng đây là thời điểm cực kỳ khó khăn cho phần lớn người dân ở đây. Lương hưu của gia đình tôi chỉ đủ chi tiêu hàng ngày. Chúng tôi không có tiền tiết kiệm hay các khoản nợ ngân hàng. Vâng! Chúng tôi may mắn hơn những người khác. Rất nhiều bạn bè tôi không thể tìm được việc làm. Vài người trong số họ mất nhà cửa. Tất cả chúng tôi đối mặt với một tương lai bất ổn.

Thật nực cười vì ngay tại trung tâm tài chính của Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đang tăng lên trong khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố thời kỳ suy thoái đã chấm dứt.

Trong khi thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi nhẹ thì nền kinh tế Mỹ vẫn đang trong tình trạng xấu. Công nhân đang chịu đựng mức lương thực tế giảm, điều đó có nghĩa là họ không có đủ tiền để mua nhu yếu phẩm, không đề cập đến việc nuôi cả gia đình. Bởi vì các công ty không chịu thuê người lao động thất nghiệp hoặc người lao động mới.

Với mức ngân sách thu từ thuế giảm, các bang đang cắt giảm ngân sách và một số bang như California, rơi vào tình trạng vỡ nợ (mặc dù không mang tính pháp lý). Chỉ có một ít dịch vụ cho những ai cực kỳ cần đến sự giúp đỡ.

Cuộc khủng hoảng tài chính này đã tác động đến không chỉ người nghèo mà ngay cả tầng lớp trung lưu ở Mỹ. Rất nhiều công chức chuyên nghiệp và từng phục vụ lâu dài đang thất nghiệp và không có hy vọng gì tìm được việc làm trở lại. Hiện nay một vài nhà kinh tế cho rằng thậm chí sau khi phục hồi tạm thời thì kinh tế Mỹ cũng không thể chăm lo hết tất cả người lao động mất việc làm và nền kinh tế đó trong một thời gian dài sẽ cần rất ít người lao động.

Nghịch lý ở quốc gia có nền y tế tiên tiến nhất thế giới

Thêm vào những thiệt hại nặng nề do khủng hoảng kinh tế mang lại là cuộc khủng hoảng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong khi nước Mỹ có nền y tế tiên tiến nhất thế giới thì nền kinh tế lại ngăn chặn nhiều người Mỹ được quyền hưởng một dịch vụ y tế cơ bản nhất.

Một báo cáo vừa được đưa ra vào tuần này do các giáo sư Phân viện Y khoa Đại học Harvard thực hiện cho thấy “Việc không có bảo hiểm y tế liên quan đến 44.789 cái chết hàng năm ở Mỹ”. Họ nhận xét con số này “cao hơn số người chết vì bệnh thận hàng năm: 42.868”.

Điều này cũng có nghĩa rằng cứ 12 phút thì có một người tại Mỹ chết vì họ không nhận được sự chăm sóc y tế thích hợp. Hơn 46 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế đang đối mặt với khả năng trở thành một phần trong bảng thống kê này.

Vì vậy viễn cảnh nào cho nền kinh tế Mỹ? Sự phục hồi thật sự phải mang lại lợi ích không chỉ cho các tổ chức tài chính, mà phải chú ý đến cuộc khủng hoảng trong sản xuất, và quan trọng hơn, cuộc sống của đại bộ phận nhân dân Mỹ. Nhưng mối quan hệ kinh tế chịu trách nhiệm tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế này thì không hề thay đổi.

Khi nền kinh tế được bơm căng đầy vào đầu năm nay, Chính phủ Mỹ cam kết củng cố năng lực tài chính để ngăn chặn các hình thức đầu cơ và những gian lận làm phát sinh tín dụng dưới chuẩn.

Mặc cho những lời hứa kiểm soát những giao dịch tài chính dưới dạng đầu cơ và thắt chặt các khoản lương thưởng khổng lồ của các công ty thua lỗ, nhưng không có việc gì được thực hiện cả. Người ta vẫn tiếp tục rút ruột gói cứu trợ - trong thực tế một lượng tiền rất lớn đã chảy từ tiền thuế của người dân Mỹ vào túi của các ông chủ ngân hàng tham nhũng và thiếu trách nhiệm.

Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và trên thế giới có thể tìm thấy chính trong những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản vốn cố hữu khủng hoảng định kỳ. Nhiều người trên khắp thế giới, trong đó có tôi, tin rằng chỉ có nền kinh tế XHCN mới có thể mang đến cho nhân loại một cuộc sống có giá trị mà con người xứng đáng được hưởng.

Khắc phục những nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đòi hỏi giai cấp công nhân và các phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ hơn trong cuộc đấu tranh chống việc phân phối bất công tài sản và các nguồn tài nguyên.

Các nước phát triển và các thể chế của họ như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế phải bị buộc chấm dứt việc cho vay làm vỡ nợ các nước đang phát triển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước đang phát triển phải được sử dụng để phục vụ nhân dân của họ hơn là bị các nước giàu khai thác hoặc ăn cắp. Các nền kinh tế phải ổn định - giúp hành tinh và nhân loại tồn tại bền vững hơn là khái niệm vô lý về “tăng trưởng tự do”.

Không ai có thể đoán trước chắc chắn thế giới sẽ như thế nào sau cuộc khủng hoảng này. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng không có áp lực từ các nước XHCN như Việt Nam, Cuba và từ các nước đang phát triển và không có các phong trào của giai cấp công nhân ở các nước phát triển như Mỹ, thì sự bất công trên thế giới và ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên.

(Theo SGGP online)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Giáo sư Rick Wolf: Rủi ro tiềm ẩn đằng sau sự hồi phục nền kinh tế Mỹ
  • 4 lý do kinh tế châu Á chưa qua thời phụ thuộc phương Tây
  • Hiệu quả đầu tư thông qua hệ số ICOR
  • Cựu Chánh Tòa Kháng án Liên bang Mỹ viết sách về thất bại của chủ nghĩa tư bản
  • Công nghệ mới ở Mỹ: từ chính phủ đi vào doanh nghiệp
  • Hiểu lầm về hệ thống ngành kinh tế
  • Phát triển doanh nghiệp sau khủng hoảng
  • Giá vàng và sức khỏe của nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com