Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường không cần nước mắt: Thấp không hẳn là lợi thế

Những số liệu từ Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tính đến ngày 30-5-2009 số lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam khoảng 75.000 người, riêng TP Hồ Chí Minh có tới 50.000. Tuy nhiên, theo Bộ LĐ-TB&XH, chỉ có 37,9% trong tổng số lao động được cấp phép.

 

Song điều đáng nói, ngoài lao động chất lượng cao thì cũng không thiếu lao động nước ngoài có chuyên môn thấp. Lý do mà các nhà sử dụng đưa ra là lao động Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu nên họ phải tuyển lao động nước ngoài, dù mức lương trả cho những người này cao hơn. 

 

Kết quả khảo sát ở 5 ngành: điện tử, in ấn, dệt may, chế biến thủy sản, du lịch do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và trung tâm nghiên cứu của một trường đại học nước ngoài công bố đầu năm 2009 cho thấy, chỉ có chưa đầy 15% công nhân tại các DN được khảo sát được đào tạo nghề. Hơn 50% DN trả lời là các ứng viên không đáp ứng được khi DN tuyển dụng cho các bộ phận: quản trị, kỹ thuật, công nhân kỹ thuật cấp cao. Nhiều nhà tuyển dụng nhận định, kỹ năng của người lao động, kể cả các sinh viên khi vừa mới ra trường không đáp ứng yêu cầu dù đã được đào tạo, chứ chưa bàn tới yêu cầu của DN. Gần 70% số DN trong lĩnh vực công nghệ, 50% DN ngành dịch vụ khẳng định, họ thiếu cán bộ quản lý có trình độ. Kết quả khảo sát trên 63.760 DN ở 30 tỉnh, thành phố phía Bắc do Trung tâm Hỗ trợ DN vừa và nhỏ (thuộc Cục Phát triển DN vừa và nhỏ, Bộ KH-ĐT) tiến hành cho thấy, hơn 80% DN lo ngại thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2005-2020 tăng đều. Năm 2005 là 19%, dự kiến năm 2010 là 30-32% dân số, tới năm 2015 là 45% và năm 2020 ước sẽ là 55% dân số, đó là con số đáng mừng.

 

Chuyện một số DN 100% vốn nước ngoài hay liên doanh tuyển lao động nước ngoài có nhiều lý do, song lý do lao động Việt Nam ở một số bộ phận không đáp ứng được nhu cầu là có thật. Vấn đề chất lượng giáo dục, đào tạo nghề được đặt ra từ lâu, song cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Phần lớn các DN tuyển dụng đã phải đào tạo lại lao động. Nếu tình hình không được cải thiện thì giá nhân công ở Việt Nam dù có thấp cũng không trở thành lợi thế khi lao động không đáp ứng được nhu cầu của DN.

 


(Theo Tiên Thêm Sắc/HNM)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com