Dịch vụ viễn thông với giá rẻ, đã phục vụ được "dân cày". (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về phổ cập viễn thông và Interrnet của Việt Nam, ngành công nghệ thông tin đã đi được một bước tiến quan trọng. Song, bên cạnh đó vẫn còn những nỗi lo phát triển không bền vững.
Tại cuộc tọa đàm “Mười năm thực hiện Chỉ thị 58 về phổ cập viễn thông và Interrnet của Việt Nam – những kinh nghiệm và bài học” do Báo Bưu điện Việt Nam tổ chức ngày 27/10, các chuyên gia cho rằng, Chỉ thị này chính là động lực đẩy ngành viễn thông-công nghệ thông tin ở Việt Nam lên một tầm cao mới.
Từ xa xỉ tới bình dân
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, người đã đóng góp nhiều công sức vào Chỉ thị 58 nhớ lại, ngay từ năm 1997, khi Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet toàn cầu, Tổng Cục Bưu điện khi đó đã cấp bốn giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet, manh nha mở cửa thị trường viễn thông.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó, do lo ngại an toàn, an ninh thông tin và các yếu tố khách quan, thị trường viễn thông dường như vẫn dẫm chân tại chỗ. Phải đến khi Chỉ thị 58 ra đời, thị trường viễn thông, Internet mới chuyển mình, phát triển mạnh mẽ.
Ở thời điểm năm 2000, thị trường viễn thông Việt Nam gần như chưa có cạnh tranh bởi VNPT là doanh nghiệp chiếm thị phần hầu hết các dịch vụ viễn thông.
Lại nữa, ở thời điểm đó, giá thành sử dụng viễn thông rất cao. Điện thoại di động chia ba vùng cước với mức cước nội vùng là 3.500đ/phút, liên vùng là 6.000đ/phút, cách vùng là 8.000đ/phút. Bởi thế, số thuê bao điện thoại di động khi đó chỉ ở mức 0,3 triệu và tổng số thuê bao trên toàn quốc cũng chỉ có 3,5 triệu.
Trong 10 năm qua, với việc mở cửa thị trường, nhiều doanh nghiệp như Viettel, EVN Telecom, FPT Telecom… đã gia nhập thị trường này, khiến tốc độ tăng trưởng được đẩy nhanh.
Nhận định của Ban tổ chức buổi tọa đàm cho thấy, mức giá cước viễn thông Việt Nam đã đạt mức trung bình và thấp hơn các nước trong khu vực (tính trung bình vào khoảng 900 đồng/phút).
Việc giảm cước trên đã giúp người dân tiếp cận với công nghệ được nhiều hơn. Hiện, điện thoại di động đã có thể “theo dân cày.” Tổng số thuê bao điện thoại đạt 156,1 triệu (di động chiếm 90,32%), mật độ đạt 180,7 máy/100 dân. Toàn quốc có trên 25,09 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ 29,24%. Tổng số thuê bao Internet băng rộng đạt 3,38 triệu thuê bao, đạt mật độ 3,95%...
Dấu hiệu không bền vững
Tuy phát triển vượt bậc, song hiện nay, thị trường viễn thông, Internet đang có dấu hiệu không bền vững.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng, dấu hiệu này thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có dấu hiệu giảm so với những năm trước.
Ngoài ra, vấn đề an toàn thông tin trên mạng lưới đã bộc lộ điểm yếu qua việc ngày càng có nhiều vụ phát tán virus, lừa đảo trên mạng.
Thêm vào đó, mặc dù dịch vụ đã được phổ cập đến vùng sâu, vùng xa nhưng sự chênh lệch thông tin giữa các vùng khó với đồng bằng còn khoảng cách. Đó là chưa kể đến những yếu tố cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khi thời gian qua, thị trường viễn thông đã chứng kiến nhiều tình huống bán phá giá, không cho chia sẻ cơ sở hạ tầng, khuyến mãi không đúng luật…
Do đó, ông Thắng cho rằng, mục tiêu 10 năm tới chính là sự phát triển bền vững, nâng cao năng suất, hiệu quả của thị trường viễn thông, Internet.
Tuy nhiên, để thị trường viễn thông phát triển bền vững trong thời gian tới, có lẽ ngoài những quyết sách của cơ quan chức năng, bản thân các doanh nghiệp viễn thông, Internet phải nghiêm túc nhìn lại chặng đường đã qua, rút ra bài học kinh nghiệm để góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin./.
Băng thông rộng di động thế chỗ Internet ADSL?
Cũng trong buổi tọa đàm, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông nhận định Internet băng rộng ADSL đang ở giai đoạn thoái trào, nhường chỗ cho những công nghệ mới như cáp quang, 3G, 4G.
Ông Trần Bá Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho hay, vòng đời công nghệ ADSL đã sắp hết. Nối tiếp “sự nghiệp” của nó sẽ là các công nghệ mới như cáp quang, băng thông di động không dây.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, công nghệ băng rộng di động đang có những lợi thế hơn hẳn so với ADSL. Ông Hùng đưa ra ví dụ, để đầu tư cho một thuê bao băng rộng ADSL là 150-200 USD, trong khi đầu tư cho thuê bao băng rộng di dộng chỉ vào khoảng 50 USD. Do đó, độ phủ sóng của băng thông di động sẽ rộng hơn.
Thêm vào đó, việc mở rộng phổ cập dịch vụ là hệ thống bán hàng rộng khắp. Đây là điểm mà các nhà mạng 3G có lợi.
Trước đây, công thức quảng cáo quen thuộc của các marketer là TV khung giờ vàng + TV kênh nhỏ. Ngày nay với công nghệ hypertargeting, công thức này trở thành TV khung giờ vàng + TVC Online. TVC Online với độ phủ cao, nhắm trúng khách hàng mục tiêu, chính là sự thay thế cho quảng cáo trên TV kênh nhỏ - độ phủ thấp.
Các công ty công nghệ mới khởi nghiệp tại Việt Nam đang truyền nhau câu cửa miệng “IDG hay là chết” (IDG là quỹ đầu tư chuyên mua các công ty công nghệ có tiềm năng theo dạng đầu tư mạo hiểm).
Sức mạnh rõ ràng nhất của Re-Targeting là cho phép hiển thị những quảng cáo có tính liên quan cao với sở thích của độc giả. Điều này giúp các Marketer hiểu được công chúng của mình và cung cấp quảng cáo đúng người – đúng thời điểm.
Nobel Kinh tế 2012 giúp gắn kết các dữ kiện kinh tế và các nhân tố trong nền kinh tế như sinh viên và trường học, người nhận nội tạng và người hiến nội tạng… một cách hiệu quả nhất.
Những gánh nặng chi phí quá lớn khiến các nhà bán lẻ phải chật vật để bám trụ thị trường. Trong khi ngày càng nổi lên những gã trực tuyến khổng lồ với nhiều lợi thế.
"Thông minh," "đám mây," "xã hội," "mở" và "lưỡng dụng" là một vài trong số những nhân tố chính thúc đẩy quá trình nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin và sản xuất các sản phẩm điện tử tiêu dùng trong năm 2011.
Thế nào là một công ty hoạt động trên nền tảng phát minh khoa học trong trường hợp DuPont và một số cơ hội công ty này có thể mang lại trong trường hợp Việt Nam.
Có một câu chuyện kinh điển trong số những bài học vỡ lòng về kinh tế, minh họa cho sức mạnh của hiệu ứng mạng lưới: Chiếc máy fax đầu tiên trên thế giới gần như chẳng mang lại giá trị nào cho chủ nhân của nó, bởi chẳng có ai khác để người này gửi hay nhận fax. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, giá trị của chiếc máy đầu tiên đó đã tăng lên khi ngày càng có nhiều người mua máy fax, và người chủ của nó có thể nhanh chóng gửi và nhận fax từ mọi ngóc ngách xa xôi trên trái đất.
Với một siêu hacker máy tính và mã độc ghi lại ký tự gõ phím, những mật khẩu truyền thống không còn an toàn nữa, vì thế các chuyên gia công nghệ đang nghiên cứu phát triển phương pháp truy cập vào những khu vực đòi hỏi an ninh cao – công nghệ nhấp chuột vào một bản đồ 3D.
Đã có 5 doanh nghiệp được cấp phép thử nghiệm thiết lập và cung cấp dịch vụ viễn thông công nghệ 4G để đánh giá công nghệ và việc chấp nhận của người sử dụng trên thị trường Việt Nam.
Cuộc sống của con người ngày càng dịch chuyển lên môi trường Internet đã tạo ra những cơ hội kinh doanh lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số trên Internet…
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.