MF Global từng là một trong số 22 công ty tài chính được coi là an toàn, đủ để thay mặt Cục Dự trữ Liên bang (FED) phát hành các khoản nợ của Chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, cuối tháng 10 vừa qua, công ty này bất ngờ nộp đơn xin phá sản, khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.
Nhiều vụ phá sản doanh nghiệp ở Mỹ đã khiến thị trường tài chính chao đảo - Ảnh: BI.
MF Global đã đầu tư nhiều vào các khoản nợ quốc gia ở châu Âu, đây là một trong những khoản lỗ hàng đầu của công ty. Với vụ sụp đổ này, MF Global đã trở thành nạn nhân lớn đầu tiên ở Mỹ phá sản do khủng hoảng nợ công châu Âu.
Tuy nhiên, không phải tới “cơn lốc” MF Global hôm 30/10 vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ mới có một phen chao đảo. Trên thực tế, trong lịch sử Phố Wall đã chứng kiến không ít những vụ sụp đổ mà ảnh hưởng của nó đã in hằn trong tâm lý nhà đầu tư.
Dưới đây là 11 vụ phá sản doanh nghiệp đình đám ở Mỹ, thứ tự tính theo tài sản của công ty ở thời điểm nộp đơn xin phá sản:
Pacific Gas & Electric Co (PG&E)
Năm nộp đơn xin phá sản: 2001
Giá trị tại thời điểm phá sản: 36,15 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: PG&E, công ty tiện ích lớn nhất ở tiểu bang California, đã trở thành nạn nhân trong vụ khủng hoảng điện lực giai đoạn 2000 – 2001 ở bang này. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mất điện trên diện rộng và giá cả tăng vọt là việc California bãi bỏ các quy định về ngành năng lượng vào năm 1996. PG&E hoàn tất thủ tục phá sản vào tháng 4/2004.
Thornburg Mortage
Năm nộp đơn xin phá sản: 5/2009
Giá trị tại thời điểm phá sản: 36,5 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Cơn bão nhà đất và khủng hoảng tín dụng giai đoạn 2008 – 2009 đã đẩy công ty cho vay thế chấp này vào tình trạng phá sản. Sự sụp đổ của Thornburg cho thấy cuộc khurng hoảng đã bị đẩy ra khỏi phạm vi của các nhà cho vay dưới chuẩn. Thornburg "chuyên cung cấp các khoản vay thế chấp có giá trị trên 417.000 USD cho các khách hàng có điều kiện tín dụng tốt”. Công ty này hiện đã bị thanh lý.
Chrysler
Năm nộp đơn xin phá sản: 4/2009
Giá trị tại thời điểm phá sản: 39,3 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Do cuộc khủng hoảng tài chính tác động lây lan sang toàn bộ nền kinh tế và đe dọa các nhà sản xuất xe hơi, Tổng thống Obama đã can thiệp và yêu cầu Chrysler phá sản. Quyền quản lý công ty này được trao cho Hiệp hội Công đoàn ngành sản xuất ôtô Mỹ, cùng với hai cổ đông khác là chính phủ liên bang và nhà sản xuất Fiat của Italy. Hiện Chrysler đang làm ăn có lãi trở lại.
MF Global
Năm nộp đơn xin phá sản: 31/10/2011
Giá trị tại thời điểm phá sản: 41 tỷ USD (tính tới 30/9/2011)
Nguyên nhân phá sản: Đây là nạn nhân lớn đầu tiên ở Mỹ của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Công ty này đã đầu tư không ít vào trái phiếu chính phủ khu vực châu Âu và đây là một trong những nguyên nhân khiến MF Global lỗ nặng.
Conseco
Năm nộp đơn xin phá sản: 2002
Giá trị tại thời điểm phá sản: 61,4 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Hãng bảo hiểm và tài chính này đã thu mua nhiều công ty khác trong thập niên 1990. Tuy nhiên, vụ thâu tóm hãng tài chính Green Tree đã khiến Conseco bị tổn thất nặng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, hãng đã đứng dậy trở lại chỉ một năm sau khi nộp đơn xin phá sản.
Enron
Năm nộp đơn xin phá sản: 2001
Giá trị tại thời điểm phá sản: 65,5 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Hãng năng lượng Enron đã bị phá sập bởi một vụ scandal khổng lồ liên quan tới những gian lận các quy định kế toán tài chính.
CIT Group
Năm nộp đơn xin phá sản: 11/2009
Giá trị tại thời điểm phá sản: 80,4 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Thêm một nạn nhân khác trong vụ khủng hoảng 2008 -2009. Ngân hàng thương mại này đã dính đòn khủng hoảng tín dụng sau kế hoạch mở rộng đẩy rủi ro. Tuy nhiên, 38 ngày sau đó, CIT Group được giải cứu nhờ Chương trình giải trừ tài sản xấu.
General Motors
Năm nộp đơn xin phá sản: 6/2009
Giá trị tại thời điểm phá sản: 91 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Trụ cột của ngành sản xuất Mỹ đã nghiêng ngả do nhiều năm doanh thu yếu kém và cuối cùng đã lâm cảnh nguy khốn trong cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, gói giải cứu của chính phủ đã giúp công ty này thoát khỏi tình trạng bị hủy diệt.
WorldCom
Năm nộp đơn xin phá sản: 7/2002
Giá trị tại thời điểm phá sản: 103,9 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Công ty viễn thông này đã gia nhập cùng với Tyco và Enron trong vụ scandal gian lận quy tắc kế toán đầu những năm 2000. Giám đốc điều hành WorldCom là Bernie Ebbers đã phải bóc lịch trong nhà tù. WorldCom đã hoàn thành thủ tục phá sản và đổi tên thành MCI vào năm 2004, trước khi bị bán cho nhà mạng Verizon vào năm kế tiếp.
Washington Mutual
Năm nộp đơn xin phá sản: 9/2008
Giá trị tại thời điểm phá sản: 327,9 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Washington Mutual là một nạn nhân của vụ sụp đổ Lehman Brothers. Các nhà quản lý đã thâu tóm công ty này sau khi các khách hàng đã rút 16,7 tỷ USD chỉ trong vẻn vẹn có 10 ngày. JPMorgan sau đó đã mua lại công ty này.
Lehman Brothers
Năm nộp đơn xin phá sản: 9/2008
Giá trị tại thời điểm phá sản: 691 tỷ USD
Nguyên nhân phá sản: Khi cuộc khủng hoảng tài chính leo thang, Chính phủ Mỹ đã quyết định không cứu ngân hàng đầu tư khổng lồ này. Quyết định của Chính phủ Mỹ đến giờ vẫn gây tranh cãi, bất kể toàn bộ tài sản của ngân hàng đã bị thanh lý hoàn toàn.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, hơn lúc nào hết các nhà kinh doanh Việt Nam đang phải chiêm nghiệm lại thế nào là giá trị thực để có thể tồn tại và cạnh tranh lâu dài.
Tìm một ông lớn Việt nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của “người tình lắm chiêu” Lotte nhưng Bibica vẫn trong tình trạng có thể bị “nuốt chửng” bất cứ lúc nào.
Thị trường ngách- theo cách hiểu thông thường- là một khái niệm mở và không đồng nhất trước các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ khác nhau và trước các doanh nghiệp có quy mô, trình độ, năng lực kinh doanh khác nhau.
Khủng hoảng kinh tế và tài chính khiến các DN thiếu vốn đầu tư và lãi suất lên cao dẫn đến có nhiều tài sản giá rẻ (hay còn gọi là distressed assets). Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư chiến lược thực hiện thâm nhập thị trường VN qua M&A.
Các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A) đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam nhưng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn thiếu niềm tin với thị trường này và đây là một trong những lý do khiến số thương vụ M&A trong năm nay sẽ không đạt như kỳ vọng.
Có bốn chiến lược truyền thông xã hội khác nhau, phụ thuộc vào mức độc khoan dung của một công ty đối với tính rủi ro của đầu ra cũng như mức độ của kết quả mong muốn.
Hơn 250.000 phụ nữ ở Mỹ chèo lái doanh nghiệp có doanh thu hàng năm lên đến 1 triệu USD và nhiều doanh nghiệp trong số này có trị giá nhiều triệu đôla. Điều này cho thấy nhiều phụ nữ có tầm nhìn, năng lực và sự bền bỉ để tạo nên những doanh nghiệp đầy tham vọng.
Lợi thế lớn về mặt phân phối khiến nhiều siêu thị không dừng ở vai trò trung gian. Thay vào đó là phát triển các nhãn hàng riêng của mình với các ưu điểm: rẻ, chất lượng tốt để thu hút người tiêu dùng.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.