Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những nhà cách mạng khoác áo MBA

Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của các quốc gia, từ Trung Quốc, Ấn Độ tới Trung Đông và Bắc Phi. Nitin Nohria, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard tin rằng rằng một số nhà lãnh đạo tương lai của các cuộc cách mạng này từng đội mũ và khoác áo cử nhân của các trường như Harvard.

Dưới đây là bài viết của Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard Nitin Nohria.

Từ rất lâu rồi nhiều người sống trong thế giới phát triển thường coi kinh doanh không thể là giải pháp cho những thách thức quốc gia và xã hội lớn, mà thậm chí còn là một phần của vấn đề. Tôi thì có quan điểm khác. Tôi hoàn toàn tin rằng các tài năng quản lý được đào tạo tốt sẽ rất cần thiết để giúp giải quyết một vài trong số những vất đề toàn cầu hóc búa nhất của chúng ta.

Thực tế, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã tham gia khá sâu vào việc tìm kiếm giải pháp cho những thách thức trong vấn đề chăm sóc y tế và phát triển bền vững.

Vai trò của doanh nghiệp có lẽ ít rõ ràng hơn trong nhiệm vụ xây dựng đất nước đầy phức tạp và khó khăn. Dù các nước như Tunisia, Ai Cập, Libya và Syria có những vấn đề của riêng mình, nhưng nhìn chung đều đang tồn tại nạn thất nghiệp tràn lan và thiếu vắng cơ hội - và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và doanh nhân cách tân của Trung Đông có thể đóng vai trò quan trọng tạo ra tăng trưởng và giải quyết những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội vốn đang là nguyên nhân chủ yếu của những cuộc nổi dậy.

Đơn cử, năm 2008, Quốc hội Ai Cập đã thông qua đạo luật xây dựng thuế bất động sản đầu tiên của nước này - và để thực thi, Chính phủ đã nhờ tới nhà tư vấn 24 tuổi Ahmed El-Oraby. Đây là nhiệm vụ quá lớn: Ai Cập không có cơ sở dữ liệu bất động sản, không có hệ thống đánh giá, và không có cơ chế thu thập thông tin, vì thế nước này đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Công ty tư vấn quản lý Booz & Co.

Lãnh đạo DN ở các quốc gia đang ngày càng mong muốn được đào tạo MBA ở nước ngoài (ảnh australia.edu)

El-Oraby, một công dân Cairo và là thành viên của Booz, đã dành cả một năm để xây dựng dự án thí điểm về khảo sát bất động sản. Anh nói: "Công việc là niềm cảm hứng từ trong trái tim tôi".

Trong khi một số người ngoài có thể coi việc lập danh sách tài sản chịu thuế chỉ là công việc mang tính nhiệm vụ, El-Oraby lại nhìn nhận hoàn toàn khác: về căn bản, nhiệm vụ của anh hoàn toàn nhằm hỗ trợ một quốc gia đang phát triển xây dựng một nền kinh tế tiên tiến, hiệu quả và tiến bộ.

Khi các cuộc biểu tình nổ ra tại Quảng trường Tahrir ngày 25/1, El-Oraby đang ở rất xa Cairo, anh đang chuẩn bị cho kỳ học MBA cuối cùng tại Trường Kinh doanh Harvard. Mới chỉ tuần trước, anh còn là một trong 936 sinh viên của khoá 2011 lên sân khấu nhận tấm bằng tốt nghiệp sau bao nỗ lực.

Tháng Chín, anh sẽ bắt đầu tập sự quản lý tại hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase; đây không phải là bước khởi đầu sự nghiệp quá xa lạ với sinh viên tót nghiệp Trường Kinh doanh Harvard.

Nhưng mua hè này, anh sẽ trở lại Cairo, để giúp cố vấn cho một doanh nghiệp Ai Cập mới thành lập - và sau vài năm làm ngân hàng, anh cam kết sẽ trở về quê hương để mở một công ty riêng.

El-Oraby, nay đã 27 tuổi, chia sẻ về dự định tương lai: "Mùa thu này tôi sẽ kết hôn, và vợ tôi cùng tôi đã quyết định chúng tôi muốn là một phần của Ai Cập và muốn nuôi nấng các con tôi ở đó".

Câu chuyện như của El-Oraby không phải hiếm. Sinh viên quốc tế hiện chiếm hơn 1/3 số sinh viên Trường Kinh doanh Harvard, và trong hội sinh viên của trường chúng tôi có cả sinh viên đến từ Ai Cập, Tunisia, Somalia, Oman và Bahrain, và nhiều nước khác. Gần 600 sinh viên các quốc gia Trung Đông đã tốt nghiệp từ trường và trường có cả Câu lạc bộ Cựu sinh viên Trường Kinh doanh Harvard tại những nơi như Pakistan và các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất.

Đội ngũ giảng viên của trường cũng đến từ nhiều nơi trên thế giới hơn: đa số bộ phận nòng cốt (trong đó có tôi) sinh ra ở nước ngoài, và trong 5 năm trở lại đây họ đã tiến hành đa số các nghiên cứu tình huống về các quốc gia Trung Đông. Tôi thực sự rất hứng thú với vai trò mà một số sinh viên mới tốt nghiệp của chúng tôi - và những thanh niên tốt nghiệp từ các trường tương tự - sẽ đảm nhận để mang đến những thay đổi lâu dài tại các nền kinh tế đang phát triển của thế giới.

Điều này sẽ cần nhiều thời gian. Vài thập niên trước, ai có thể tưởng tượng được rằng Trung Quốc và Ấn Độ ngày nay sẽ là quê hương của một số những doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp năng động nhất thế giới? Với việc mở cửa nền kinh tế và tạo một trường khuyến khích chấp nhận rủi ro, Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp gây dựng một thế hệ các doanh nghiệp đang định ra hình dáng của các nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới này.

Hiện tượng tương tự cũng diễn ra tại Trung Đông - và trong khi những người biểu tình chúng ta thấy trên TV trong suốt "mùa xuân Ả-rập" này đang đóng vai trò là công cụ thúc đẩy thay đổi, thì phần lớn những tiến triển dài hạn sẽ do sinh viên như Ahmed El-Oraby quyết định.

El-Oraby nói với tôi trong một bữa sáng gần đây: "Các cuộc nổi dậy và biểu tình đòi tự do và dân chủ lớn bao nhiêu, thì các cuộc phản kháng vì chính sách kinh tế cũng lớn bấy nhiêu. Trong khi tầng lớp thượng lưu và trung lưu Ai Cập đang kêu gọi cải cách chính trị thì một bộ phận lớn người lao động chân tay, người thất nghiệp và người nghèo nước này đang biểu tình phản đối giá cả leo thang, khan hiếm việc làm, phân phối thu nhập bất bình đẳng, và thất bại trong cải cách kinh tế nhằm chia sẻ của cải cho quần chúng".

Khắc phục những vấn đề dài hạn này sẽ không kịch tính như những sự kiện chúng ta chứng kiến mấy tháng qua. Như công trình của El-Oraby về thuế bất động sản sản Ai Cập cho thấy, đôi khi công việc thực tế - cải cách chính sách thuế, tài trợ và nâng đỡ công ty, và phát triển công nghệ và ngành mới để tạo thêm việc làm, hạn chế nhu cầu năng lượng, hay cải thiện hiệu quả chăm sóc y tế - có thể chẳng có chút gì hấp dẫn.

Đôi khi công việc đó thậm chí còn có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng đừng nhầm: các cuộc cách mạng thành công nổ ra trong những giai đoạn nhất định và đòi hỏi dạng thức lãnh đạo khác nhau theo thời gian.

Trong mấy tháng qua, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã tập hợp đông đảo hơn tại những nơi như Quảng trường Tahrir. Mới đây hơn, tôi dám đánh cược rằng một số nhà lãnh đạo tương lai của các cuộc cách mạng này từng đội mũ và khoác áo cử nhân của các trường như Harvard.

(Theo VEF)

  • Thị trường ngách - "cửa lớn" vào thị trường thế giới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Giữ vững tinh thần trong sóng gió
  • Triển vọng M&A 2012
  • Chuyên gia: Thị trường M&A còn thiếu yếu tố niềm tin
  • Chiến lược truyền thông xã hội của công ty bạn là gì?
  • Điều gì cản trở phụ nữ làm kinh doanh?
  • Nhãn hàng riêng: Xu hướng tất yếu
  • Quản lý tài chính đối với DNNN: Giám sát nhưng khó... sát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com