Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba cách chống lại sự kiệt sức

Sự suy sụp vì kiệt sức ngày nay đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở những người thành công. Có thể coi nó là một dịch bệnh tại công sở hiện đại. Làm thế nào chúng ta có thể chiến thắng sự suy sụp đáng sợ này? Chúng ta có ba vũ khí chính nhưng trước hết cần phải hiểu chính xác chúng ta chiến đấu chống lại cái gì.

Sự suy sụp do kiệt sức là gì?

Theo nhà tâm lý học, tiến sĩ Audrey Canaff, "Sự suy sụp do kiệt sức trong công việc là sự phản ứng lại với những áp lực công việc có thể khiến cho bạn cảm thấy bất lực, vô vọng, mệt mỏi, cạn kiệt và chán nản". Và một nhóm các chuyên gia tâm lý trong một nghiên cứu về vấn đề này đã cho biết "Suy sụp vì kiệt sức là một phản ứng kéo dài đối với những người bị căng thẳng về tâm lý và xã hội trong công việc và nó được định nghĩa bởi ba dạng thức: sự mệt mỏi, sự yếm thế và sự không hiệu quả". Ngược lại với nó là sự hứng khởi được đặc trưng bởi năng lượng, sự tham gia và hiệu quả công việc.

Sự suy sụp vì kiệt sức khiến chúng ta mệt mỏi, yếm thế và làm việc không hiệu quả. Ảnh: Careerbuilder

Trong nền kinh tế cạnh tranh cao (và ốm yếu) hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng trở thành nạn nhân của sự suy sụp do kiệt sức xuất phát từ việc quá tải thông tin, "sự bận rộn liên miên" và liên tục phải chạy đua với thời gian. Trong cuốn sách Bận rộn khủng khiếp, tác giả Edward Hallowell viết rằng quá bận có thể trở thành một thói quen cố hữu khiến chúng ta trở thành nô lệ của một lối sống mà ta không thích nhưng lại không thể thoát ra khỏi: "Bạn có thể bận đến mức bạn thậm chí không có thời gian để quyết định xem điều gì thực sự quan trọng với bạn chứ đừng nói đến việc giành thời gian để thực hiện những điều đó". Hơn nữa, nhiều người trong chúng ta "chìm đắm trong công việc" để cho sức khoẻ, các mối quan hệ và các sở thích bên ngoài phải gánh chịu hậu quả.

Sự suy sụp gây ra tổn hại lớn về sự hài lòng với công việc, hiệu quả và trí nhớ, đó là còn chưa đề cập đến sức khoẻ và sự hạnh phúc. Những nhà quản lý  thường hay không coi trọng vấn đề này. Một thế kỉ trước, Robert Yerkes và John Dodson đã chỉ ra rằng có một "điểm mấu chốt" mà căng thẳng có thể làm giảm hiệu quả công việc.

Vậy làm thế nào để chiến thắng sự suy sụp?

Vũ khí thứ nhất: Quản lý công việc của bạn

Dĩ nhiên, vũ khí đầu tiên để giải quyết sự suy sụp là quản lý công việc của mình. Trận chiến có thể xảy ra trên những mặt trận sau:

  • Cam kết quá nhiều: điều này thường được biểu hiến như làm quá nhiều việc, thường xuất phát từ việc không có khả năng hoặc thiếu quyết tâm để tạo ra ranh giới công việc hoặc nói "không" hoặc từ việc không thực tế về những điều cần làm để thực hiện được dự án.

  • Vấn đề về nguồn lực: không có đủ các nguồn lực và hoặc không sử dụng chúng hiệu quả (ví dụ thông qua việc uỷ quyền).

  • Chủ nghĩa hoàn hảo: theo đuổi sự hoàn hảo thay vì tập trung vào cái gì là "đủ tốt".

  • Vấn đề tâm điểm: tập trung vào những điều khẩn cấp nhưng không quan trọng và vào những điều mới xảy ra gần nhất (ví dụ, đơn giản trả lời email vừa đến thay vì quản lý thời gian theo thứ tự ưu tiên) hoặc trì hoãn làm những việc khó khăn lại.

Đôi khi chúng ta rất giỏi lý thuyết về việc lập kế hoạch và thực hiện những điều lớn lao nhưng khi điều đó thực sự xảy ra thì ta lại là những người thực hành kém trong chính cuộc sống và công việc của mình.

Hiện tượng chết dần

Một kẻ sát thủ vô hình đang ám ảnh nước Mỹ… Thế lực xảo quyệt này ngày càng mạnh mẽ hơn cả bệnh tim, ung thư, tác hại của rượu nhưng lại khó có thể ngăn chặn nó hoặc có biện pháp cứu chữa… Đó là sự "chết dần".

"Chết dần" là cái chết chậm chạp xảy ra khi chúng ta không đưa ra những sự lựa chọn làm cho cuộc sống còn giá trị. Đó là cảm giác của sự tê liệt xảy ra do việc luôn luôn lựa chọn cách an toàn, không bao giờ chấp nhận thử thách mới, tiếp tục chịu sự chi phối của thói quen từng ngày.

Sự chết dần có nghĩa chúng ta không phát triển nhưng tối thiểu thì cũng được duy trì. Nó ám chỉ rằng chúng ta đổi sự trải nghiệm cuộc sống với sự đảm bảo của đồng lương…

Sự chết dần là sự đối lập với việc kiệt sức. Sự kiệt sức xuất phát từ việc làm quá nhiều. Sự chết dần lại là "không hoạt động"

-Richard Leider và Steven Buchholz, "Hiện tượng chết dần: Cái nhìn từ góc độ cá nhân và tổ chức", tập 2, số 3, Minneapolis, Tập đoàn Inventure -

Vũ khí thứ hai: Nắm lấy sự đổi mới

Vũ khí thứ hai của chúng ta trong cuộc chiến này là sự đổi mới. Thật sự mà nói, chăm chỉ làm việc là một yếu tố quan trong cho sự thành công. Vì vậy chúng ta phải tim cách để phục hồi, khôi phục và lấy lại sức lực trên toàn bộ con đường. Hãy tự hỏi bản thân những điều sau:

  • Đổi mới mỗi ngày: bạn bắt đầu một ngày như thế nào? Bạn có lề thói cho những thời điểm sáng trưa, tối để có thể nghỉ ngơi và suy ngẫm, hay bạn có gắng hoạt động hiệu quả trong tất cả thời gian hay không? Bạn có tập luyện, có ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và có khoẻ mạnh không?

  • Đổi mới lâu dài: bạn có dành thời gian để đi du lịch và nghỉ ngơi không? Bạn có thực sự dùng kì nghỉ của mình và dùng nó để khám phá, hưởng thụ và nghỉ ngơi không? Bạn có dùng các kì nghỉ và tận dụng các giai đoạn chuyển giao giữa các công việc không?

  • Nơi ẩn trú: bạn có nơi để trú ẩn hay có nơi để thực hiện một hoạt động thú vị mang lại cho bạn sự bình yên và tĩnh tâm trong suy nghĩ không - dù là thông qua cầu nguyện, trầm tư, yoga, đi bộ trong rừng, chạy bộ trên con đường vắng, nghe nhạc hoặc bất cứ điều gì mang lại cho bạn sự cứu rỗi tạm thời?

Một doanh nhân được chúng tôi phỏng vấn cho cuốn sách Cuộc sống doanh nhân: Người bình thường tạo dựng cuộc sống phi thường, sử dụng những ngày của tuần làm việc 25 (không ngày nghỉ hoặc kì nghỉ) mỗi năm để đi bộ, lái xe hoặc hưởng thụ những môn thể thao trên nước tại Seattle. Ông gọi đó là "văn phòng bí mật" nơi ông có thể bình tĩnh và suy nghĩ sáng tạo tốt nhất mang lại những ý tưởng kinh doanh tốt nhất.

Vũ khí thứ ba: Làm "đúng việc" 

Vũ khí thứ ba thường bị sao nhãng nhất: làm đúng việc và mang lại ý nghĩa và sự quan trọng cho cuộc sống và công việc của bạn. Một trong những nguyên nhân tạo ra sự suy sụp hoá ra lại là không đem lại ý nghĩa sâu sắc và mối liên hệ thực sự với người khác.

Hãy tự hỏi bản thân bạn điều này: có phải bạn có cuộc sống và công việc có chủ đích hay không? Bạn có định hướng về một cuộc sống tốt đẹp mà bạn đang hướng tới không? Bạn có đem lại giá trị, sức mạnh và đam mê vào công việc hay không?

Có sự giao thoa thú vị trong tư duy ở đây. Tác giả và nhà giáo dục Parker Palmer định nghĩa sự suy sụp là  "trạng thái trống rỗng". Tác giả nhiều cuốn sách bán chạy Richard Leider nói về " hiện tượng chết dần" đã huỷ hoại nhiều người trong chúng ta. Nhà kinh doanh, xã hội và tác giả Bob Buford đề cập đến "sự bất mãn âm ỉ" mà nhiều người cảm thấy hiện nay, nhận thấy họ đã tốn nhiều thời gian để xây dựng sự thành công trong cuộc sống nhưng không phải là ý nghĩa của cuộc sống.

Điều này thực sự có ý nghĩa gì? Trước tiên, tìm cách để phụng sự mỗi ngày - mang lại lợi ích (lớn hay nhỏ) cho gia đình, nơi làm việc, cộng đồng, quốc gia, thế giới và hoặc một động cơ nào đó. Chúng tôi gọi đó là "phụng sự rộng rãi". Thứ hai, chọn những tổ chức để làm việc có văn hoá và nhiệm vụ phù hợp với bản thân bạn. Thứ ba, làm chủ công việc của bạn: làm chủ tình huống và sáng tạo tìm cách để hoà nhập các giá trị, sức mạnh và đam mê của bạn vào công việc - trong khi vẫn đáp ứng được hiệu quả mong muốn - do đó bạn có thể không chỉ đạt được sự thành công mà cả ý nghĩa nữa.

Hãy làm như thế và nhìn xem sự suy sụp vì kiệt sức bị đánh bại ngay trước mắt bạn như thế nào.

(Theo Christopher Gergen và Gregg Vanourek//

  • Cải cách trong thời kỳ "Đại gián đoạn"
  • Mô hình đóng góp cộng đồng: Thành công đến từ những điều bất ngờ (P1)
  • Khi các nhà lãnh đạo... lảng tránh
  • Sản xuất "xanh" – lợi thế tiềm năng chưa được khám phá
  • Mối bất hòa giữa IT-bộ phận kinh doanh: “Môi hở răng lạnh”
  • Tri thức doanh nhân: Học cách trở thành nhà quản lý tài ba
  • Tư vấn độc lập trong việc sử dụng ERP
  • Sai sao không chịu sửa?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com