Hầu hết mọi người đều lớn lên trong một xã hội đầy cạnh tranh. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu chiến đấu để cạnh tranh không còn là chìa khóa quan trọng nhất để thành công trong thời đại ngày nay?
Hầu hết chúng ta đều lớn lên trong một xã hội đầy cạnh tranh. Chúng ta cạnh tranh với anh em trong nhà để giành được sự quan tâm của bố mẹ. Chúng ta cạnh tranh với những đứa trẻ khác khi chơi thể thao. Chúng ta cạnh tranh với các bạn bè đồng trang lứa để được những điểm số cao nhất để có thể vào những trường đại học tốt nhất và sau đó là kiếm được công việc tốt nhất. Vì vậy mà khái niệm cạnh tranh cũng đi vào công sở, nơi chúng ta cố gắng thể hiện thật vượt trội đồng nghiệp để có được khoản tiền thưởng lớn hơn, thăng tiến nhanh hơn và nhiều cơ hội hơn nữa.
Nhưng chuyện gì xảy ra nếu chiến đấu để cạnh tranh không còn là chìa khóa quan trọng nhất để thành công? Làm sao chúng ta có thể xóa bỏ bản năng cạnh tranh hoặc chỉ sử dụng nó vào những thời điểm cần thiết? Và làm sao chúng ta biết rằng chúng ta đang đi đúng hướng nếu chúng ta không khẳng định bản thân mình bằng việc trở nên tốt hơn so với những người khác dựa trên sự so sánh tốt hơn so với những người xung quanh?
Trong bối cảnh ngày nay, những câu hỏi như vậy thực sự có tính thực tế hơn là có tính triết học.
Thế giới đang ngày càng trở nên kết nối đến nỗi rất nhiều quan điểm truyền thống về việc làm gì để thành công không còn được vận dụng. Cuộc tranh luận về vấn đề cạnh tranh kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ là một ví dụ. Trong thực tế, quốc gia này thì cần quốc gia khác để thành công và có thể phát triển thịnh vượng - giúp tài trợ tăng trưởng, đảm bảo cho thị trường xuất khẩu, đào tạo nhân tài, chuyển giao công nghệ, và hơn thế nữa. Chắc chắn tồn tại sự khác biệt rõ rệt về những giá trị và phương thức quản lý giữa các quốc gia, vì thế cạnh tranh đích thực là cạnh tranh tư tưởng và sức ảnh hưởng. Tuy nhiên, ở mức độ kinh tế, cạnh tranh còn mang một nét nghĩa khác hơn, thậm chí không rõ ràng.
chuyện gì xảy ra nếu chiến đấu để cạnh tranh không còn là chìa khóa quan trọng nhất để thành công trong thời đại ngày nay? |
Đặc biệt, bạn sẽ thấy sự sự mờ nhạt rõ rệt nhất của cạnh tranh giữa các công ty. Khi các tổ chức trở nên toàn cầu và phụ thuộc hơn vào quá trình phân công lao động thì hoạt động nhóm và sự cộng tác làm việc đang nhanh chóng trở thành thước đo của thành công. Các tổ chức không thể hoạt động hiệu quả nếu mọi người không chia sẻ thông tin, làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề, và giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc. Do đó, thay vì cạnh tranh với các đồng nghiệp ở những bộ phận khác, chúng ta nên thường xuyên cổ vũ động viện họ, và chủ động giúp đỡ họ phát triển một cách chuyên nghiệp.
Dù với sự hiểu biết thêm này thì công việc làm hạ nhiệt bộ máy cạnh tranh vẫn thật khó khăn với hầu hết chúng ta. Chúng ta được dạy dỗ từ nhỏ luôn hướng đến sự cạnh tranh nhiều đến mức thật khó để không học những bản năng này. Cách đây không lâu, tôi đã làm việc với một công ty sản xuất. Ở công ty này, những nhân viên ở bộ phận bán hàng bất đồng quan điểm với nhân viên những phòng tài chính, pháp chế, và quy trình sản xuất vì họ đang ngăn cản hoặc làm chậm những hợp đồng của công ty. Trái ngược hoàn toàn, những phòng chức năng lại nghĩ rằng những người bán hàng đang nằm ngoài kiểm soát vì họ không thể nắm bắt những thủ tục của công ty. Sự hoạt động bất thường nảy xảy ra do cả hai bộ phận cùng cạnh tranh đòi quyền kiểm soát thay vì giúp đỡ lẫn nhau để thành công. Nếu như bạn đang ở trong một tình huống mà cạnh tranh đang cản trở bạn đến với thành công, thì dưới đây là hai chiến lược có thể giúp ích:
Hãy đặt mình vào vị trí của đối phương. Bạn có thể làm được điều này tạm thời bằng cách bỏ đi sự cạnh tranh trong một hoặc hai ngày. Bạn có thể làm việc trong những lĩnh vực khác ở những dự án ngắn hạn, hoặc thậm chí có thể bắt đầu quá trình luân phiên thay đổi công việc chính thức. Điều quan trọng ở đây là khi bạn càng hiểu rõ một vấn đề trên phương diện của đối phương, bạn sẽ ít có xu thế cạnh tranh. Lấy Vanguard làm ví dụ, nó cố tình thay đổi luân phiên các giám đốc giữa các bộ phận như một cách để giảm cạnh tranh nội bộ. Như một giám đốc cấp cao của Vanguard đã nói với tôi, "nếu bạn đang ở trong các lĩnh vực khác và biết sẽ phải đảm nhiệm công việc mới khác, bạn sẽ không làm lơ với những vấn đề mà bạn sẽ giải quyết chúng ngay,"
Tạo cơ hội cho những cuộc trao đổi giữa các đối thủ. Chiến lược thứ hai này là để mang những nhóm đang cạnh tranh ngồi lại với nhau thảo luận về tình trạng đối kháng hiện tại và tìm ra các bước phát triển nhằm giúp cả hai bên cùng thành công hơn nữa. Trong một công ty sản xuất lớn, giám đốc nhà máy cảm thấy rất nhiều yêu cầu dữ liệu từ trụ sở chính là lãng phí thời gian, trong khi đó những phòng ban ở trụ sở lại nghĩ rằng những giám đốc đó đã không cung cấp dữ liệu chính xác, kịp thời. Khi những giám đốc phân xưởng và giám đốc điều hành ngồi lại lại với nhau, họ đã có thể xác định được cả tá báo cáo lẽ ra phải được bỏ bớt hoặc đơn giản hóa cho hiệu quả; cùng lúc đó cũng có thể xây dựng những cam kết chung về mức độ dịch vụ cho việc khi nào phải cung cấp dữ liệu và cung cấp như thế nào.
Đối với hầu hết chúng ta, cạnh tranh là bản năng, và trong nhiều trường hợp chúng ta được đào tạo để biến nó trở thành con đường mặc định dẫn đến thành công. Tuy nhiên, khi mà thế giới trở nên phức tạp hơn, thì việc học làm thế nào để không cạnh tranh có thể trở thành chìa khóa để thành công.
(VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com