Gần đây, cơ quan lập pháp một số bang ở Mỹ đã có ý định ngăn cản chính quyền bang giao dịch với những công ty có hoạt động thuê ngoài (outsource). Việc này sẽ dẫn tới hàng hoạt những hậu quả không lường trước được, trong khi đó lại chẳng đóng góp được bao nhiêu để giải quyết các vấn đề xã hội nổi cộm trước mắt.
Lấyhoạt động mua lại của thành phố New York làm ví dụ. Sau thập niên, những luật lệ được hình thành dần tích tụ lại để giải quyết mọi vấn đề: từ việc đảm bảo rằng các cuộc đấu giá phải diễn ra một cách có đạo đức, tới việc chắc chắn rằng một phần những phi vụ làm ăn của thành phố phải dành cho các tiểu thương là người dân tộc thiểu số hoặc là các nữ doanh nhân.
Dường như có quá nhiều ràng buộc và quy định: từ thời gian một cơ quan đặt lệnh yêu cầu bất kì điều gì (chẳng hạn đơn giản chỉ là một chiếc xe cứu hỏa) tới thời gian yêu cầu đó được chuyển tới một nhà hãng nào khác – thực tế thì việc này có thể kéo dài suốt từ tháng này qua tháng khác.
Các doanh nghiệp cần được hỗ trợ trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Ảnh: Goodhelp-Enterprises |
Hơn nữa, từng bước thực hiện theo quy trình truyền thống không chỉ tạo thêm không ít lần trì hoãn cho toàn bộ hệ thống, mà còn buộc tất cả mọi người phải giải quyết cùng một nhiệm vụ thiết yếu là kiểm tra xem các hãng được đặt hàng đó có đáp ứng đầy đủ yêu cầu không, cũng như phải đảm bảo rằng không một bước kiểm tra nào trong toàn bộ tiến trình bị bỏ sót.
Trước kia – tức cũng cách đây vài năm rồi, và mọi thứ có lẽ đã thay đổi – nước Mỹ đã từng có trên 70 cách đánh giá, thẩm định quy trình khác nhau chỉ để đảm bảo chắc chắn sẽ không có những vụ mua bán không đáp ứng được một vài yêu cầu hoặc điều gì tương tự như vậy. Trong giai đoạn này, người ta đều ưa thích mục tiêu đáp ứng được những quy định kiểu như thế.
Trái lại, đáng lẽ chính quyền các thành phố nên tận dụng sức mạnh mua bán của mình để nâng cấp sân chơi cho các doanh nghiệp nhỏ và nằm dưới quyền điều hành của những người dân tộc thiểu số; tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn; hoặc thậm chí chỉ là kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng của người dân nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn bộ công dân thành phố.
Thật không may mắn cho lắm, trong những trường hợp này, mọi thứ gần như không hoạt động theo cách mà người ta kì vọng trong lúc đề ra luật lệ. Hãy cùng xem xét tiếp về trường hợp cấm chính quyền bang giao dịch với những công ty có tiến hành thuê ngoài.
Trước hết, ai đó (nhưng vấn đề là ai) phải định nghĩa được điều này có nghĩa là gì – thế nào thì được cho là có thuê ngoài? Liệu đó có phải là một công ty đang sử dụng những nhân công tạm thời? Hay một công ty chia nhỏ hợp đồng cho các đối tác khác, những người có vẻ là đang sở hữu một lực lượng lao động nằm rải rác đâu đó trên thế giới? Hay là một công ty sử dụng các nhà tư vấn cho một vài hoạt động thay vì chưng dụng những người nhân viên làm việc toàn thời gian của mình?
Vậy nếu là một công ty chuyển một phần công việc sang Nam Carolina thay vì Ấn Độ thì sao? Rồi những công ty như Tập đoàn đồ chơi Toys R Us đặt trụ sở tại New Jersey nhưng lại mở rộng đội ngũ nhân viên tới hàng vạn người trong thời kì cao điểm chuẩn bị cho mùa lễ Giáng sinh và chỉ kéo dài hợp đồng lao động với họ tới tháng Giêng thì thế nào? Chỉ vậy thôi đã đủ để dẫn tới một cơn ác mộng về ngôn từ rồi.
Tiếp theo, cứ cho rằng đã có một định nghĩ rõ ràng, thì ai sẽ là người làm công việc điều tra để xác minh lại tuyên bố của những công ty cho rằng mình không thuê ngoài? Đơn thuần là bạn chỉ mua thêm việc (và tất nhiên là tăng thêm chi phí) cho chính quyền bang vốn đang đau đầu với tình trạng ngân sách kiệt quệ. Việc tăng thêm các chi phí, và các yêu cầu để tiến hành một vụ mua bán cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm gánh nặng thuế má, mặc dầu chúng có thể được coi là những chi phí ẩn – chi phí quản lý dự án. Đó còn là chưa kể tới chi phí cho những vụ mua bán bị tạm hoãn và cả những vụ giao dịch với các đối tác cung cấp có chi phí nhân công cao.
Cuối cùng, việc từ chối ký kết hợp đồng với những công ty thuê ngoài không tiến tới giải quyết được căn nguyên gốc rễ gây ra vấn đề mà thực ra những nhà lập pháp cần quan tâm tới một cách thỏa đáng – đó chính là vấn đề về tình trạng mất việc và di dời lao động.
Vậy thì vấn đề cốt lõi có nằm ở việc thuê ngoài hay không? Theo sự suy đoán của cá nhân tôi thì đó chỉ là một trong vô số các nhân tố, bao gồm: cơ sở hạ tầng yếu kém, chế độ thuế quan ít thuận lợi cho các doanh nghiệp; một mớ hỗn hợp những quy định về nhà ở, công nhân được đào tạo thiếu bài bản, không đáp ứng đủ yêu cầu của các công việc hiện tại; sự thiếu thốn những căn nhà cho thuê với giá hợp lý, dẫn đến chí phí triển khai kinh doanh quá cao.
Ít gay gắt hơn đôi chút, thì việc bảo hộ các công ty tránh khỏi những áp lực từ thị trường hay thậm chí là điều gì đó tệ hại hơn thế, cũng như việc ép buộc họ phải áp dụng các thủ tục được quy định một cách rườm rà, gây tốn kém đều có thể trở thành nguyên nhân phá hoại lợi thế cạnh tranh của họ.
Với lý do mà tôi vừa phân tích, tôi cho rằng sẽ là một sai lầm nếu thực sự cứ cố gắng bóp méo thực tiễn kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp (như ví dụ về chính quyền bang ở trên) nhằm với tới các mục tiêu xã hội. Tốt hơn hết là chính quyền bang nên dành tiền chi tiêu cho các dự án trực tiếp theo sau những mục tiêu xã hội đã đề ra. Dù vậy, một thông tin đáng lạc quan là có vô số các gương điển hình ở khắp các quốc gia hay khu vực trên thế giới – những nơi họ đang thành công với những chiến lược phát triển kinh tế khôn ngoan, sáng suốt hơn nhiều, và ở mức độ nhất định nào đó họ đang tiến tới toàn cầu hóa.
Trường hợp của Đan Mạch là một minh chứng hay. Tại quốc gia này, không giống nhiều nước Âu châu khác, thị trường lao động rất linh hoạt (có nghĩa là các ông chủ có thể thuê và sa thải nhân viên tương đối dễ dàng), tuy nhiên, lúc nào cũng sẵn có những khoản ngân sách để tái đào tạo trên diện rộng nguồn nhân công trong các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu thuê ngoài của những ngành này tới đâu.
Còn phải kể đến rất nhiều những lợi ích khác nữa, trên thực tế các chính sách mềm dẻo kiểu như trên đã tạo ra một đội ngũ lao động và một nhóm những cử tri tương tối thân thiện với các doanh nghiệp, thay vì mang màu sắc tương phản, bởi bản chất mối quan hệ giữa doanh nghiệp và thường dân không thể được xem là đối kháng.
(Theo Tuyết Lan//Rita McGrath//TuanVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com