Khi bàn bạc nhiều về cách làm thế nào để sống sót trong thời kỳ suy sụp kinh tế, chúng ta đã nghe rất nhiều ý kiến cũng như lời khuyên của các nhà nghiên cứu. Nhưng thường thì ý kiến hữu ích nhất lại đến từ chính những đang ở trên chiến tuyến, đang đối mặt với cơn suy thoái mỗi ngày.
Trong hội nghị gần đây của Hội các nhà xuất bản trực tuyến, Peter Horan, CEO của hệ thống Goodmail, đã đưa ra nhiều ý kiến hay. Ông là một thương gia vui tính, từng làm việc ở Thung lũng Silicon từ năm 1977.
Ông Peter Horan. Ảnh: paidcontent.org |
Ở Horan toát lên niềm đam mê kinh doanh và ông đã có trong tay nhiều thành công. Ông đã bán được 3 công ty trong 5 năm gần đây, bao gồm cả About.com (mà Công ty New York Times đã mua với giá hơn 400 triệu USD).
Horan không có một chút gì là suy sụp và u sầu, ông rất ngoan cường. Thành công của ông không dễ dàng và nó đã dạy cho ông những bài học sống còn về sự phát triển trong chu kỳ kinh tế đi xuống.
Không có gì ngạc nhiên khi câu thần chú của Horan là “cắt giảm chi phí ngay’. Và dù khái niệm này không có gì mới, những bài học nghiêm túc của Horan vẫn vẽ lên một bức tranh chân thực về sự sự khắc nghiệt.
Dưới đây là một số những nguyên tắc của Horan cho các công ty muốn sống sốt trong thời kỳ suy thoái:
1. Những người sống sót đều đói kém, bần tiện và hung hăng một cách trần trụi. Cắt giảm chi phí là điều bắt buộc. Horan nói rằng ông biết lúc nào là cắt đủ lực lượng nhân công khi ông “thức dậy với những giọt mồ hôi lạnh toát bởi vì sợ rằng tôi sẽ không thể nào đẩy hàng hóa đi được nữa”.
2. Tiến lên phía trước. Horan gọi CEO “Tổng giám đốc năng lượng” và thúc giục các nhà lãnh đạo truyền hết những động lực không mệt mỏi cho đội ngũ của mình. “Họ cần nhìn thấy ở bạn lòng tin rằng chúng ta sẽ vượt qua được thử thách này”, ông Horan nói.
3. Thất bại rẻ thôi và chịu khó thất bại. Điều này đặc biệt hay xảy ra các doanh nghiệp mới khởi nghiệp kinh doanh trên web, nơi mà nhu cầu thử nghiệm thường xuyên đã trở thành một phần thông lệ kinh doanh.
4. Truyền đạt và rồi truyền đạt lần nữa. Phép so sánh của ông ở đây là khi đi trên một chiếc máy bay bị xóc, mọi người muốn nghe ngóng từ phía phi trưởng ngay lập tức để biết rằng mọi thứ đều ổn - nhưng dù vậy, đầu tiên vẫn phải thắt chặt dây an toàn.
5. Ế ẩm không phải là điều mới mẻ. Horan thấy giai đoạn suy sụp này như một thời kỳ mà các công ty cần tranh cướp thị phần và không phải náu mình trong tư thế phòng thủ bằng cách nói rằng “ế ẩm còn hơn là buông xuôi”.
6. Đừng có dậm chân tại chỗ, hãy làm một cái gì đó! Ông khuyên: Xu hướng, đối với các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn, là bị kẹt trong họp hành và tình trạng đình đốn. Điều này sẽ giết bạn trong những thời điểm khó khăn - hãy tiếp tục theo đuổi đồng tiền đầy quyền năng. Ông ủng hộ phong trào tiếp cận nhanh chóng. Hãy khiến cho các đối thủ của bạn đứng chôn chân một chỗ.
7. Những vận may lớn hình thành trong những thời kỳ khó khăn. Đó là một câu sáo rỗng, chắc chắn, những sẽ là tốt nếu nhớ được rằng nếu không còn gì thì vẫn còn nguồn cảm hứng.
(Theo Hoàng Thu Thủy//Joshua Macht//TuanVN)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com