Bài viết của Gill Corkindale đã nhận được rất nhiều ý kiến bình luận của độc giả HBO. Điều đó cho thấy đây là một vấn đề đang diễn ra phổ biến và rất được độc giả quan tâm. Tác giả đã hệ thống lại và giới thiệu đến bạn đọc các phản hồi có giá trị.
Tháng 2/2008, tôi đã viết một bài về hiện tượng “giơ đầu chịu báng”, sau khi nhận thấy vấn đề này đang xảy ra rất phổ biến và ngày càng nổi cộm đối với các khách hàng mà tôi đã tư vấn.
Tôi rất ấn tượng bởi việc “giơ đầu chịu báng” đã trở nên phổ biến và là một vấn đề nổi cộm. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của những người đã rơi vào tình huống đó.
Phải gánh tội thay người khác đang là |
Điều tôi đã không hình dung được chỉ là làm thế nào mà những lời bình luận về vấn đề được nói tới trong bài viết lại xuất hiện nhiều đến thế. Nó còn tiếp tục thu hút mọi người trên khắp thế giới sau khi bài viết đăng tải được một tháng.
Dường như hiện tượng “giơ đầu chịu báng” này diễn ra hàng ngày, ở tất cả các tầng lớp, loại người trong xã hội và trong tất cả các loại hình công ty, ở khắp nơi từ Ấn Độ cho đến châu Phi, châu Á, Hoa Kỳ và châu Âu.
Sau đây là một số lời bình luận từ những người đã từng là nạn nhân của việc “giơ đầu chịu báng” hoặc những người đã từng chứng kiến người khác phải chịu chung số phận trong tay những người quản lý của họ.
Tôi đã chia họ thành các nhóm để cố gắng hiểu thêm về hiện tượng này. Một số câu hỏi ở cuối bài tôi vẫn để ngỏ đáp án để dành cho những người bình luận của chúng ta đưa ra ý kiến.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành của tôi tới tất cả những người đã gửi lời bình luận của họ và những đề xuất - từ các kinh nghiệm cá nhân về những cách thực tế để giải quyết cách xử sự về việc đổ trách nhiệm cho người khác và những gợi ý về tài liệu cần thiết có thể tham khảo để tránh hiện tượng này.
Tôi nhận thấy tài liệu loại này khá nhiều, thể hiện tầm quan trọng của chủ đề này mà độc giả cảm nhận.
Sự phổ biến của việc đổ lỗi cho người khác.
Đây là một trong những sự thật trong cuộc sống nghề nghiệp (Anon)
Ai cũng có thể thấy vấn đề này đang xảy ra khắp nơi trên thế giới (Audrene Loke)
“Giơ đầu chịu báng” đang dần trở thành “chuyện bình thường” trong giới doanh nghiệp (Anon)
Hiện tượng này rất phổ biến trong các doanh nghiệp mới khởi sự khi mọi thứ dành cho ích lợi và theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc điều hành (CEO) (L)
Tôi không tin là có những người quản lý chưa từng là mục tiêu “giơ đầu chịu báng” trong suốt sự nghiệp của họ (A.Wong)
Hiện tượng “giơ đầu chịu báng” rất phổ biến trong ngành y tế (Dinesh Patel)
Đây là hiện tượng “bắt nạt trên sân trường” trong nội bộ công ty (T.L. Scott)
Tôi biết trường hợp người quản lý làm tổn hại đến lòng tự trọng của những người cấp dưới của mình là rất nhiều. (Uma Arora)
Thực tế, tình trạng bất công này gây tổn hại rất lớn cho các tổ chức |
Ai là người phải giơ đầu chịu báng
Các nhà quản lý cấp cao thành công (Angela Blackburn/Kate)
Toàn bộ thành viên trong nhóm ( Anon)
Các kỹ sư ngoại quốc ở thung lũng Silicon (Silicon Valley[1]) (Miai)
Nhân viên cấp dưới (Amitava Mukherjee)
Những con người trầm lặng làm công việc của mình (Khuyết danh)
Mọi cấp bậc và trong mọi đơn vị chức năng của bất kỳ tổ chức nào (Farooq Ahmed)
Giữa các phòng ban trong các tổ chức lớn (Virender Vaira)
Thường xảy ra với những người “vô danh” nào đó (Vijay)
Những người có khoảng 30-40 năm kinh nghiệm làm việc (pm)
Những người không có tiếng nói có trọng lượng (pm)
Các nhân viên mới vào với ít hoặc không có kinh nghiệm (Oluwafemi Abioye)
Bởi ai?
Ông chủ (Anon)
Tổng Giám đốc Điều hành (Khuyết danh)
Những người xuất sắc, có trình độ cao và các nhà quản lý trẻ thành công, những người lạm quyền chức vụ và quyền lực của mình một cách toàn diện mà không phải chịu một hậu quả xấu nào (Angela Blackburn)
Những người nằm trong tầm ngắm của các quản lý cấp cao và nắm được nhiều thông tin để nói (Vijay)
Nhóm các nhân viên có quyền hành trong công ty - những người đang lèo lái để nắm ưu thế - lại luôn tỏ ra mình là người chân thành, đáng tin cậy. (Oluwafemi Abioye)
Khi nào?
Khi một kết quả không thuận lợi nảy sinh và hoạt động kém hiệu quả (Mike Sewell)
Khi một người mới đến đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo (Anisur Rahman)
Bất cứ khi nào có sự thay đổi – thuê một người mới, một vụ sáp nhập, một sự thay đổi về trách nhiệm từ trước hoặc một số hiệu quả hoạt động khác dựa trên sự sáng tạo (LH Wong)
Tại sao?
Đây là một xu hướng rất xưa cũ và rất con người. Việc “giơ đầu chịu báng” tồn tại trong các gia đình, giữa những người bạn, đối tác và như miêu tả ở trên là tại nơi làm việc. Đó là hiện tượng luôn luôn tồn tại. (Mahadevan Sundarraj)
Xét về mặt tổng thể, chúng ta đã có rất nhiều sai sót trong việc lãnh đạo – chất lượng lãnh đạo được chỉ rõ ra bởi những bằng chứng xấu. Điều này sẽ tiếp tục lan rộng giống như “những ung nhọt” trong môi trường làm việc của chúng ta. (Oluwafemi Abioye)
Hãy bớt tập trung vào việc cố gắng làm việc chăm chỉ, mà tập trung nhiều hơn vào các quy trình đạt tốc độ thực hiện công việc cao hơn và đem lại thành quả lớn, tạo ra những con đường tắt đi đến thành công. Tập trung/áp lực nhiều vào kết quả và giảm tập trung vào lộ trình thay đổi để đạt được kết quả. (Farooq Ahmed)
Tất cả các hành động này bị chi phối bởi nỗi lo sợ liệu kết quả sẽ ra sao và làm cách nào để ông chủ nắm được ý nghĩa của các hoạt động. (Anon)
Hiện tượng “giơ đầu chịu báng” thường xuất hiện trong những người có tâm lý kết bè phái. (khuyết danh)
Để tạo ra sự nhầm lẫn và hỗn loạn và để trách móc hơn là nhằm sửa chữa căn nguyên của sự rắc rối. (Gyan Chand)
Áp lực và khát vọng để tồn tại và tranh đấu dẫn đến các xu hướng trốn tránh. (Virender Vaira)
Bởi một cá nhân muốn giữ những mánh riêng của mình để giữ thế thượng phong. (Pm)
Trong việc này, trách nhiệm lớn |
Do người lãnh đạo bất tài hoặc không có khả năng đứng ra lãnh trách nhiệm của ông ta hay của nhóm (Arun)
Bản chất của quản lý là một trò chơi chính trị, trong đó một nhóm chạy đua với nhóm khác (miai)
Tác động của việc giơ đầu chịu báng
Một khi việc đổ trách nhiệm đã được quan sát và được tha thứ, nó sẽ tiếp tục lan tràn như đám cháy, làm mất động lực làm việc chăm chỉ của nhân viên, những người chơi theo những quy luật và quy tắc đạo đức giảm dần theo chiều xoắn ốc. (Lena Lim)
Các tổ chức có xu hướng mất đi đội ngũ nhân viên xuất sắc qua những thực tế không có đạo đức này. (Audrene Loke)
Trong nhiều trường hợp, mọi người sẽ mất nhiều tháng và đôi khi nhiều năm để hồi phục và tái thiết lập bản thân từ những tác động thảm hoạ đó mang lại mà hành vi đó gây ra. (Uma Arora)
Đã 10 năm mà tôi vẫn còn chưa hoàn toàn bình phục. Thậm chí cho đến nay tôi vẫn phải chịu đựng bởi vì chuyện đó suốt cuộc đời không thể tách rời khỏi cuộc sống nghề nghiệp của tôi. (Prasanna Kumar)
Tôi đã chịu cảnh "giơ đầu chịu báng" thay cho Giám đốc Điều hành (CEO) của mình. Tôi đã từng là một người xuất sắc mà giờ đây tôi đang phải sử dụng liệu pháp để chữa trị. Đây là một kinh nghiệm đau đớn nhưng là sự thật phũ phàng trong công ty. (Giấu tên)
Đây là một hình thức tội ác tâm lý nơi công sở không được báo cáo. Nạn nhân và những người gây ra chuyện đó vẫn im lặng bởi vì họ không muốn bị mất việc của mình.
(Theo Gill Corkindale // Harvard Business Online // Tuanvietnam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com