Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhái hàng hiệu

Hàng hiệu thường được hiểu nôm na là hàng của các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới. Những sản phẩm hàng hiệu thời trang thường ít xuất hiện đại trà vì giá cả rất đắt, không phải ai cũng có thể mua được. Vì vậy, để thỏa mãn “cơn khát” tâm lý ưa dùng hàng hiệu mới “sành điệu”, nhiều cơ sở đã làm hàng nhái, thật giống với hàng hiệu.

Hàng nhái thương hiệu có mặt hầu hết các chợ “hàng xôn”.

Trong lĩnh vực thời trang, sản phẩm quần áo, giày dép, đồng hồ, túi xách và vô số những phụ kiện khác, là những thứ hàng nhái dễ ăn khách nhất. Đơn giản là các cơ sở sản xuất biết rõ việc làm hàng nhái đưa lại lợi nhuận khổng lồ. Theo số liệu của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố, mỗi năm, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hàng trăm vụ mua bán, vận chuyển hàng nhái các loại, tập trung nhất là vải vóc, quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ, giày dép, ví da… của những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Louis Vuitton, Levi’s, Verssage, CK, Gucci, Valentino… Ngay cả những mặt hàng thuộc về thiết bị máy móc như máy tính bỏ túi Casio, xe máy Honda, Yamaha cũng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đáng kể.

Từ dịp Tết Canh Dần, nhiều cửa hàng bán đồ thời trang tại Đà Nẵng trưng những biển hiệu quảng cáo hấp dẫn: “Hàng hiệu giá Việt Nam”, hoặc “Cơ hội mua hàng hiệu với giá rẻ”. Đây chỉ là những chiêu đánh lừa khách hàng, nhất là với những cô cậu nhỏ tuổi, vì nhiều người biết rằng, muốn sở hữu một đôi giày Nike chính hiệu, người mua phải bỏ ra hàng triệu đồng, trong khi đó giày nhái chỉ vài trăm nghìn, thậm chí ba bốn chục nghìn đồng.

 
 

Giới đàn ông cũng rất khoái săn lùng hàng hiệu với giá sale off (giá giảm). 

 

Là khách hàng quen của một số cửa hàng thời trang trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chị L.T.H.T (nhân viên giao dịch ngân hàng T.) cho biết: Cứ mỗi lần có hàng mới về là chị chủ shop lại alô cho T. đến để xem hàng. Tại đây, nhiều loại quần áo của Trung Quốc được dán các nhãn hiệu châu Âu như Levi’s, Louis Vuitton...

Qua tìm hiểu từ những người chuyên kinh doanh quần áo thời trang trên đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Hùng Vương được biết, hàng Trung Quốc khá đa dạng và người ta có thể làm nhái bất cứ một thương hiệu có tiếng nào. Nhái tinh xảo phải kể đến hàng xuất xứ từ Quảng Châu. Mua được những món hàng nhái ưa ý, có thể rất nhiều người “hãnh diện” vì bạn bè lầm tưởng mình đang dùng hàng xịn. Hoặc người mua biết là hàng nhái nhưng vẫn hài lòng chấp nhận. Tại Đà Nẵng, áo sơ-mi Việt Tiến, hãng xe máy Honda, Công ty máy tính Casio, máy in HP… đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan QLTT nhờ tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều vụ nhái thương hiệu. Tuy vậy, cũng có nhiều doanh nghiệp do nhiều lý do, đành “thả tay”.

Hiện nay, vấn đề chống hàng nhái không hề đơn giản. Hầu như các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng đều biết nhưng vì nhiều lý do, việc chống triệt để hàng nhái rất khó khăn. Một cán bộ QLTT thành phố nói rằng: Theo luật pháp, muốn xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh hàng nhái cần có sự phối hợp của nhà sáng chế, nhà sản xuất và người dân tố cáo khi mua hàng nhái. Thế nhưng, với sự thản nhiên của người tiêu dùng, sự bất lực của nhà sản xuất, dẫn đến việc tồn tại hàng nhái triền miên.

(Theo Duyên Anh // Báo Đà Nẵng Online)

  • 10 công ty lãi lớn nhất thế giới
  • “Âm thầm” danh tiếng Siemens
  • VISA vì chữ tín, nhờ chữ tín
  • Triết lý cuộc sống từ bữa sáng
  • 'Kẻ đi săn' đa quốc gia và số phận thương hiệu Việt
  • Xây dựng thương hiệu bằng tầm nhìn
  • Phát triển thương hiệu: Cần sự đầu tư bài bản
  • Vun đắp ý chí doanh nhân: Những “gã khổng lồ” vươn mình thức giấc
  • Lụa Vạn Phúc lo giữ thương hiệu
  • Hậu suy thoái và lợi thế thương hiệu
  • Lý Sơn bảo vệ thương hiệu tỏi
  • Những người đi tìm thương hiệu cho cây “dó trầm”
  • Làm thương hiệu điều từ chân đất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com