Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ĐH Kinh doanh Harvard: Những dấu mốc trong lịch sử

Trong những ngày này, tại Boston đang diễn ra những hoạt động thiết thực kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường Harvard Business School. Chuyên mục Harvard"S của chúng tôi xin điểm sơ qua bề dày lịch sử của ngôi trường danh tiếng thế giới này...

Được thành lập vào năm 1908, Harvard Business School (HBS) ra đời cùng với sự xuất hiện của quan niệm về đào tạo quản lý. Sau một thế kỷ, ngôi trường đã sản sinh ra nhiều nhà lãnh đạo và khai sinh ra những ý tưởng góp phần hình thành nên thực tiễn quản lý ở các tổ chức quan trọng trong mọi lĩnh vực trên toàn cầu.

Ngôi trường Harvard của ngày xưa
Ảnh: graphics.boston.com

Tại HBS, chúng ta có thể thấy lịch sử như một thách thức. Chúng giống như một di sản về nghị lực và sự đổi mới mà chúng ta phải cố gắng để cân bằng hàng ngày. Từ các nhân viên giảng dạy của khoa cho đến các cựu sinh viên, cộng đồng HBS rộng lớn đang không ngừng khẳng định bản chất của đào tạo quản lý và kiến tạo ra tương lai của kinh doanh.

Năm 1908, theo yêu cầu của Hiệu trưởng Charles W. Eliot, Tập đoàn của Trường Đại học Harvard đã thành lập một ngôi trường quản trị kinh doanh.

Năm 1908, Edwin F. Gay được bầu chọn là Trưởng khoa đầu tiên, và HBS đã được thành lập vào ngày 1/10 với một khoa gồm 15 người, một khoá học nghiên cứu, 33 sinh viên chính thức và 47 sinh viên đặc biệt.

Năm 1911, Cục Nghiên cứu Kinh doanh (The Bureau of Business Research) được thành lập nhằm đảm nhận việc nghiên cứu có tổ chức đầu tiên trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

Năm 1911, phương pháp “vấn đề”, tiền thân của phương pháp nghiên cứu tình huống được giới thiệu cho lớp học khi các doanh nhân được mời tới để trình bày các vấn đề thực tế cho sinh viên.

Năm 1915, một khoá học mang tên Social Factors in Business Enterprise (Nhân tố xã hội trong các doanh nghiệp kinh doanh) được bổ sung vào chương trình không bắt buộc trong chương trình MBA, khởi đầu thời kỳ lịch sử lâu dài của nhà trường đối với các vấn đề về đạo đức trong kinh doanh được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu.

Và Harvard của ngày nay
Ảnh: mirror-in-bom1.gallery.hd.org

Năm 1922, Chương trình Tiến sỹ (The Doctoral Program) được thiết lập.

Năm 1922, Harvard Business Review được thành lập.

Năm 1924, phương pháp nghiên cứu tình huống được thiết lập như một phương pháp chỉ dẫn đầu tiên.

Năm 1924, George Fisher Baker, Chủ tịch của Ngân hàng Quốc gia số một của New York (the First National Bank of New York) ủng hộ 5 triệu USD để xây dựng hội sở Trường Kinh doanh tại Boston bên dòng sông Charles.

Năm 1926, 750 sinh viên chuyển tới 5 toà nhà tại đường Soldiers Field của HBS.

Năm 1943 – 1945, chương trình MBA bị tạm hoãn do ảnh hưởng của Thế chiến thứ II.

Năm 1945, một nhóm gồm 60 nhà điều hành đã giải ngũ gia nhập vào chương trình đào tạo điều hành đầu tiên của nhà trường mang tên Chương trình Quản lý nâng cao (Advanced Management Program). Đây là chương trình tiếp tục đào tạo lại khoá học trong thời gian chiến tranh năm 1943.

Năm 1947, khoá học không bắt buộc cho sinh viên năm thứ hai có tên Quản lý doanh nghiệp nhỏ (Management of Small Enterprises) được giới thiệu trong chương trình học nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên HBS có mong muốn khởi nghiệp sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.

Năm 1959, những sinh viên nữ đã tốt nghiệp Chương trình Harvard-Radcliffe về Quản trị Kinh doanh (Business Administration) được chấp thuận tham gia năm thứ hai của chương trình MBA. Những nữ sinh này nhận bằng MBA vào năm 1960.

Năm 1964, chiếc máy tính đầu tiên của nhà trường được lắp đặt tại hội sở trường.

Năm 1973, Chương trình Quản lý Cấp cao Quốc tế (The International Senior Managers Program) được khởi xướng tại Thuỵ Sỹ - đây là chương trình đầu tiên được Nhà trường tổ chức ở ngoài nước Mỹ.

Jay O. Light, Trưởng khoa thứ 9 của
Harvard Business School
Ảnh: www.news.harvard.edu

Năm 1978, đề tài nghiên cứu Bàn tay hữu hình: Cuộc cách mạng Quản lý trong Doanh nghiệp Mỹ (The Visible Hand: The Managerial Revolution) của Giáo sư Alfred Chandler đã nhận được giải thưởng Pulitzer và Bancroft trong lĩnh vực lịch sử.

Năm 1985, đề tài Bước phát triển thứ hai về Nguyên tắc (Prophets of Regulation) của Giáo sư Thomas McCraw, nhận được giải thưởng Pulitzer Prize trong lĩnh vực lịch sử.

Năm 1993, Nhà xuất bản HBS,- chi nhánh của trường Đại học Harvard được thành lập.

Năm 1993, Ý tưởng doanh nghiệp Xã hội (The Social Enterprise Initiative) được thiết lập nhằm tạo ra và chia sẻ kiến thức, giúp đỡ các cá nhân và tổ chức tạo ra giá trị xã hội trong các ngành nhà nước, tư nhân, phi lợi nhuận.

Năm 1995 Kim B. Clark được bầu cử làm Trưởng khoa.

Năm 1996, bài tập nghiên cứu điện tử đầu tiên được sử dụng như một tài liệu hướng dẫn.

Năm 1997, Giáo sư Robert C. Merton Nhận giải Nobel trong lĩnh vực Kinh tế.

Năm 1997, Trung tâm Nghiên cứu California (The California Research Center) được mở tại thung lũng Sillicon; các trung tâm nghiên cứu vùng khác được mở tại Châu Á Thái Bình Dương (1999), Châu Mỹ La Tinh (2000), Nhật Bản (2002), Châu Âu (2003), Ấn Độ (2006).

Năm 2000, George W. Bush (tốt nghiệp MBA năm 1975) được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Năm 2003, Trung tâm môi giới thầu khoán Arthur Rock (The Arthur Rock Center for Entrepreneurship) được thành lập nhằm hỗ trợ khoa trong công việc nghiên cứu và phát triển các khoá học về nghiên cứu doanh nghiệp ở HBS.

Năm 2004, Trung tâm giảng dạy và học tập C. Roland Christensen (The C. Roland Christensen Center for Teaching and Learning) được thành lập nhằm thúc đẩy và hoàn thiện việc hỗ trợ dạy học và đổi mới trong HBS, cung cấp các phương thức lãnh đạo và kiến thức chuyên môn về phương pháp nghiên cứu và học tập cho những giáo viên trợ giảng trên toàn thế giới.

Năm 2005, Ý tưởng Chăm sóc Sức khoẻ (The Healthcare Initiative) được đề xuất như một chương trình đa kỷ luật nhằm đưa ra những ý tưởng đổi mới đối với ngành y tế. Đây là ý tưởng nghiên cứu sâu rộng về khả năng lãnh đạo và tầm quan trọng trong kinh doanh và quản lý y tế tồn tại ở HBS.

Năm 2006, Jay O. Light được chỉ định là Trưởng khoa thứ 9 của HBS.

(Theo @Harvard Business School Publishing // Tuanvietnam)

  • Tập trung quá nhiều việc có cơ bị... mất tập trung
  • Cái chết tầm thường của các vĩ nhân
  • Trực tuyến: Khủng hoảng tài chính Mỹ, hệ lụy và bài học
  • Giá đắt của cơn say chiến thắng và lợi ích nhóm - Phần 2
  • Giá đắt của cơn say chiến thắng và lợi ích nhóm - Phần 1
  • Trực tuyến: Nước Mỹ sẽ ra sao dưới thời Obama?
  • Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?
  • Nhờ Internet, Obama có vị thế chính trị độc lập hơn - Phần 1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com