Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trực tuyến: Nước Mỹ sẽ ra sao dưới thời Obama?

Mời độc giả trực tuyến với ông Tom Fiedler, Hiệu trưởng trường Báo chí, thuộc ĐH Boston (Mỹ) về bầu cử Mỹ và tương lai nước Mỹ dưới "triều đại Obama".

 
 Tân Tổng thống Obama trở thành "hiện tượng". (Ảnh:corbis)
 
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa khép lại với chiến thắng vang dội của Barack Obama, người đã ghi tên mình vào lịch sử với tư cách Tổng thống da màu đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.


Người Mỹ và thế giới, sau cùng đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi rốt cục đã không có "hiệu ứng Tom Bradley" như dự đoán và Obama, con trai của một người Kenya  và bà mẹ da trắng đã bước được vào Nhà Trắng sau một cuộc đua tranh căng thẳng, gay cấn từng giây phút.

Giới truyền thông Mỹ và quốc tế đã nhận định cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2008 là cuộc bầu cử Tổng thống thú vị nhất trong lịch sử. Những ứng cử viên nổi bật, những bất ngờ vào phút chót, những bước ngoặt của hoàn cảnh, những "điều đầu tiên" đặc biệt và cả cái kết thúc như chỉ có các cuốn phim Hollywood

Có lẽ, khi đứng trước 250 ngàn người trong cuộc biểu tình rầm rộ tại Washington DC năm 1963, Martin Luther King, cha đẻ của phong trào dân quyền Mỹ để nói “I have a dream”, nói về giấc mơ, một ngày nào đó người da trắng, da đen tại Mỹ được sống hòa thuận và đối xử công bằng, ông cũng không thể nào tưởng tượng được rằng 45 năm sau, một người da màu sẽ trở thành Tổng thống, nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ, đất nước mà họ - những người da đen đã phải tranh đấu suốt hơn 200 năm kể từ khi lập quốc để giành quyền sống bình đẳng, quyền được đánh giá qua năng lực và phẩm cách, chứ không phải màu da.




Ông Tom Fiedler đã có 35 năm làm việc ở The Miami Herald, một trong những nhật báo uy tín hàng đầu nước Mỹ. Ông là một phóng viên điều tra, nhà bình luận chính trị, cây xã luận và sau này là Tổng biên tập của Herald.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Fiedler đã giành được nhiều giải thưởng báo chí uy tín, trong đó có Pulitzer năm 1991.

Ông cũng đã từng làm nghiên cứu sinh tại Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein nổi tiếng của Đại học Harvard về chủ đề tác động của truyền thông mới đối với bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008.


 
Ông Tom Fiedler và TBT Nguyễn Anh Tuấn trong cuộc trực tuyến
Ảnh: Lê Anh Dũng
Và nay thì, màu da đã không còn trở thành yếu tố chi phối cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Obama đã được người dân Mỹ lựa chọn vì niềm tin vào năng lực và phẩm cách của mình, khát vọng vào sự thay đổi như thông điệp mà ông đã đưa ra để hiệu triệu dân chúng, chứ không phải màu da ông mang.
 
"Với thắng lợi của Obama, thế giới đang ghi nhận một cột mốc trong hành hình tư duy của con người trên con đường chưa có tên trên bản đồ, bước vào một hành trình mới, hành trình của sự thay đổi" - Giáo sư Tương Lai đã viết như vậy.

Điều gì đã đưa một người không quyền lực, không thuộc về bất cứ dòng họ "trâm anh thế phiệt" nào, không có sự hậu thuẫn của những tập đoàn tài phiệt khổng lồ trở thành ông chủ của Nhà Trắng? Vai trò của truyền thông trong cuộc tranh cử và hậu tranh cử ra sao? Sức hấp dẫn của cuộc bầu cử lần này với công chúng toàn thế giới bắt nguồn từ đâu?

Mang thông điệp của sự thay đổi và bản ông là hiện thân của sự thay đổi trong lòng nước Mỹ và thế giới, liệu vị tân Tổng thống Barack Obama có thể đem lại điều gì mới mẻ với nước Mỹ và thế giới? 

Nước Mỹ sẽ ra sao dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống gốc Phi đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ?

 

Những câu hỏi đó sẽ được ông Tom Fiedler, Hiệu trưởng trường Báo chí, thuộc ĐH Boston, Mỹ, một trong những trung tâm đào tạo báo chí hàng đầu thế giới giải đáp trong cuộc trực tuyến với Tuần Việt Nam lúc 14h30 ngày 10/11.

 

(Theo báo VietNamNet)

  • ĐH Kinh doanh Harvard: Những dấu mốc trong lịch sử
  • Tập trung quá nhiều việc có cơ bị... mất tập trung
  • Cái chết tầm thường của các vĩ nhân
  • Trực tuyến: Khủng hoảng tài chính Mỹ, hệ lụy và bài học
  • Giá đắt của cơn say chiến thắng và lợi ích nhóm - Phần 2
  • Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?
  • Nhờ Internet, Obama có vị thế chính trị độc lập hơn - Phần 1
  • Nhờ Internet, Obama có vị thế chính trị độc lập hơn - Phần 2
  • Thời đại Internet và thách thức toàn cầu hóa sản phẩm - Phần 1
  • Trực tuyến: Toàn cầu hoá sản phẩm, địa phương hoá thông tinTrực tuyến: Toàn cầu hoá sản phẩm, địa phương hoá thông tin
  • Thời đại Internet và thách thức toàn cầu hóa sản phẩm - Phần 2
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com