Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đàm đạo với Hiệu trưởng HBS Jay Light

Jay Light, Hiệu trưởng Trường kinh doanh Harvard là một người đầy nhiệt huyết, háo hức lạc quan với tương lai và hoàn toàn thoải mái ngồi trước người phỏng vấn mình, phóng viên tờ The Harbus.

* Tuần Việt Nam trích đăng nội dung cuộc phỏng vấn này.

- PV Harbus: Chỉ trong có mấy năm HBS đã mở 6 trung tâm nghiên cứu ở khắp các nơi trên thế giới, cả ở Trung Quốc và Pháp. Vậy theo ông nơi nào HBS sẽ phát triển theo hướng toàn cầu hóa trong tương lai?

Hiệu trưởng Jay Light: Chúng tôi dự định mở rộng chương trình tới Thượng Hải bắt đầu từ ngày 1/1 năm sau, đó là lần đầu tiên một chương trình học sẽ được triển khai giống mô hình tại đây, trong đó sinh viên có thể ở tại học xá. Sinh viên trên lãnh thổ Trung Quốc sẽ được sử dụng lớp học này, và chúng tôi sẽ chuẩn bị 13 tuần dạy tại đó vào năm sau.

Nhiều người mong muốn một ngày nào đó sẽ có một trung tâm được xây dựng tại Đông Âu, có thể là ở Nga, hay ở nơi nào khác. Cũng có người muốn nhìn thấy một trung tâm mọc lên tại Trung Đông hay ở châu Phi. Mặc dù nghe thì cũng rất thuyết phục, song trong bối cảnh hiện nay chúng tôi chưa có bất kì một kế hoạch nào kiểu như vậy cả.

- Chương trình giảng dạy của HBS có thay đổi không?

Điều thực sự diễn ra ở đây là nhu cầu của học viên đã thay đổi. Chương trình học phải được thiết kế sao cho phù hợp nhất với những gì mà các học viên muốn trải nghiệm với cuộc sống của họ. Khi người học bắt đầu nhận thức được hơn về những rủi ro bên ngoài, họ sẽ luôn muốn được nhìn nhận thế giới theo cách khác, và anh sẽ thấy chương trình của chúng tôi đáp ứng được điều đó. Điều này cũng giống như việc chia chương trình học ra thành hai nửa: một nửa là những gì giáo viên muốn dạy, và một nửa là những gì học viên muốn học.

Hiệu trưởng Jay Light của Trường kinh doanh Harvard - HBS. Ảnh: hbs.edu

- Trong một bài phỏng vấn trước đấy với tạp chí Forbes, ông đã đưa ra ví dụ về danh sách 5 người cộng tác đứng đầu trong lịch sử của trường, từ Marie Curie cho đến Hewlett & Packard. Vậy ông có thể cho biết thêm những thông tin mới về danh sách này sau thời gian xáo động vừa qua?

Còn hai người nữa anh chưa kể tên đó là Hank Paulson và Ben Bernanke. Trong mắt tôi, họ là những người cộng tác cừ khôi. Quả thật, chúng tôi đã rất rất may mắn khi được làm việc với họ. Hẳn ai trong chúng ta chẳng hiểu rằng chưa thể đánh giá hết được tính đúng đắn của một quyết định chỉ sau khi chúng ta nhìn thấy kết quả của nó. Điều này rất dễ hiểu. Nếu anh chơi một trận bóng vào chiều chủ nhật, và anh phải nhanh chóng đưa ra một quyết định khó khăn, ít chần chừ và do dự nhất. Nhưng chỉ đến sáng thứ hai, khi mọi việc xong xuôi và nhìn lại mọi thứ, ta mới có thể ngồi đánh giá và phân tích kĩ những gì lẽ ra nên hay không nên thực hiện lúc ra quyết định vào chiều qua. Và nói một cách thực lòng, lúc này ngồi ngẫm nghĩ lại về những gì đã trải qua, tôi thấy họ quả là một êkip làm việc trên cả tuyệt vời. Họ đưa ra những nhận xét đầy tính học thuật và quyêt định dũng cảm trong một thời điểm đầy khó khăn, và tôi ngưỡng mộ họ vì điều đó.

Quay trở lại danh sách trên, tôi đã nghĩ tới Jamie Dimon tại ngân hàng JP Morgan và nhóm cộng sự của anh ta, mặc dù lúc này tôi chưa thể nói chính xác ai trong số đó sẽ lọt vào danh sách. Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận những gì họ làm là rất xuất sắc.

- Theo quan điểm của ông, những phát kiến đột phá nào sẽ trở nên nổi trội trong vòng vài năm tới?

Đứng đầu trong danh sách phải kể đến phần mềm đọc sách điện tử Kindle. Tôi giờ đọc sách, báo, tạp chí đều trên Kindle cả. Tôi chắc sẽ phải mua thêm một cái nữa để ở nhà mình, bởi vợ tôi đang tranh dùng nó.

Kế đến là công nghệ tích lũy năng lượng. Bộ tích điện, đặc biệt là loại sử dụng cho xe cộ. Không thể nói nó là một phát kiến đột phá nhưng đó là sự kế thừa tương đối tốt từ tinh hoa trong khoa học từ những thế hệ trước. Không dễ gì để mang lại một cuộc cách mạng về đổi mới công nghệ, cũng không thể có đổi mới trong ngày một ngày hai được. Những gì chúng ta cần làm lúc này là tiếp tục cải tiến công nghệ tích lũy năng lượng, một điều có ý nghĩa quyết định đối với rất nhiều thứ.

Xung quanh chúng ta có rất nhiều thứ đã được cải tiến, mà hầu hết ít khi chúng ta để ý tới. Chắn anh cũng nghe nói về việc có hẳn một mái nhà xanh ngay trên Trung tâm thể dục - thể hình Shad Hall của trường chúng tôi, đặc biệt là anh chỉ có thể thấy mái nhà đó từ trực thăng mà thôi. Điều đó đã phần nào thể hiện tính sáng tạo, hấp dẫn trong chuỗi phong trào bảo vệ năng lượng sạch tại HBS.

- Ngay từ năm 2006, ông đã xác định rõ ràng rằng bước tiến ra toàn cầu của HBS và chương trình đào tạo cao học ở nước ngoài sẽ là một trong những trọng tâm lớn nhất của trường. Chúng ta cũng đã thấy những kết quả mà chúng mang lại. Vậy theo ông trọng tâm của trường trong tương lai sẽ là gì? Vấn đề nào là sẽ được quan tâm hàng đầu tại HBS, và tính thiết yếu của lĩnh vực nào là cao nhất trong thời gian tới?

Về chương trình cao học MBA, có thể thấy vài ba điểm nhấn sau. Thứ nhất là tiếp tục nhấn mạnh tính toàn cầu của các lớp, khóa học, chương trình học... Hoàn thiện những gì còn thiếu sót. Thứ hai là vấn đề quản lý để có thể làm việc với các kinh nghiệm quản lý lớp học gồm 90 học viên. Chúng tôi có một lượng lớn các khóa kiểm tra chất lượng giảng dạy của trường. Nó thật sự rất quan trọng. Thứ ba, tôi đã nói về hai điều kết hợp, cấu trúc của kì học thứ tư và cơ hội học thực nghiệm mà ở đó học viên sẽ được ra ngoài lớp học để đi thực tế.

Tôi nghĩ rằng với kì học thứ tư này, học viên sẽ ít cảm thấy chán với lịch trình 1 ngày 3 ca học như hiện nay. Và đó vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn để xem xét làm sao cấu  trúc được kì học thứ tư này khác với các chương trình giáo dục khác cho học viên. Một vài thay đổi sẽ không thực hiện tại Boston và sẽ liên quan đến các dự án thực hành... Vậy nên tôi nghĩ rằng những ý tưởng mới cho kì học thứ tư sẽ là vấn đề chúng tôi cần quan tâm trong thời gian tới.

- Tài chính và tư vấn là những lĩnh vực truyền thống nhận được sự quan tâm của các học viên tốt nghiệp HBS. Ông có nghĩ rằng điều này sẽ thay đổi trong vòng 5 năm hay 10 năm tới?

Không, tôi không cho là như thế. Trên hết, tôi thấy quan trọng nhất là phải nhắc nhở các cử nhân sau tốt nghiệp rằng, mặc dù có khá nhiều cơ hội khi đi sâu vào hoạt động trong lĩnh vực tài chính và tư vấn, nhưng thực tế cho thấy không nên ở lại quá lâu tại đó. Nếu nhìn xa hơn trong trung bình 10 năm tới, ta sẽ thấy họ sẽ rời bỏ các lĩnh vực này để tới hoạt động ở ngành khác mở rộng hơn đối với nghề nghiệp của mình. Tôi không nghĩ điều này sẽ thay đổi. Tư vấn và tài chính là nền tảng vô cùng hấp dẫn để nhìn nhận thế giới và cách con người có thể lãnh đạo nó một cách hiệu quả trong tương lai.

Xét theo dài hạn, họ sẽ vẫn đi theo hướng họ thực sự mong muốn trong 5 hay 10 năm tới. Đó là các lĩnh vực bạn có thể kể tên như: tham gia hoạt động bán lẻ, quản lý doanh nghiệp tư nhân, tham gia doanh nghiệp xã hội, tham gia giao dịch tài chính, tham gia công tác giáo dục... Học viên của chúng tôi đang hoạt động trên khắp toàn cầu trong rất nhiều lĩnh vực và các vị trí hấp dẫn. Và chỉ một số ít vẫn còn trụ lại trong ngành tư vấn và tài chính mà thôi.

Theo tôi nó cũng được coi là một dạng chu kì. Càng ngày càng có ít công việc trong khu vực tài chính hơn trong những năm sắp tới. Nhưng tôi không cho rằng sự thay đổi sẽ vượt quá những điều mà chúng ta đã nói. Các công ty mà tôi nói tới vẫn đang tuyển khá nhiều nhân viên trong lĩnh vực tài chính.

- Ông có lời khuyên nào nữa không cho các sinh viên của HBS? Họ cần nhận thức vấn đề gì? Và tận dụng những gì?

Tôi khuyên các bạn hãy tiếp tục nghiên cứu và học tập. Có thể bạn sẽ nghĩ "Tôi đã nắm được điều đó, giờ tôi có thể nghỉ ngơi", nhưng tôi thấy đây là cơ hội có một không hai và tất cả các bạn, khi đã ra trường được khoảng 2 đến 5 năm sau, sẽ nghĩ lại rằng "Giá mà tôi có thể tận dụng thêm cơ hội đó, để tham gia khóa học này hay làm thêm dự án kia". Tiếp tục học tập, không chỉ giới hạn trong lớp học, mà còn trong các hoạt động ngoại khóa. Cùng học tập với các bạn, tiếp tục xây dựng các mối quan hệ và hoàn thiện bản thân. Nếu có thể, sau khi ra trường, bạn vẫn có thể tiếp tục làm như vậy. Hoàn thiện kiến thức là một chặng đường dài không có điểm kết thúc. Cả khi bạn vượt qua các ngưỡng học và có được tấm bằng rồi, nó lại bắt đầu.

Với tôi, cuộc sống là một cuộc hành trình rất dài qua những nơi mà không ai trong chúng ta có thể dự đoán trước được. Bạn thực sự không thể biết được bạn sẽ đi đến đâu, hay cơ hội nào đang tới với bạn. Vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho các bạn sinh viên là hãy luôn tiếp tục hoàn thiện các kĩ năng của bạn: kĩ năng quản lý, lãnh đạo và kĩ năng cá nhân. Tiếp tục suy nghĩ rộng hơn về những gì bạn muốn làm, và sẵn sàng cho mọi cơ hội có thể tới trên con đường mà bạn sẽ đi. Sẽ có lúc bạn nhìn lại và thấy may mắn vì đã bắt được những cơ hội không ngờ đó.

- Vậy chúng ta nên hi vọng vào điều gì?

Về tất cả mọi thứ. Về các học phần, lớp học, về các sinh viên và giảng viên. Nó là mọi công việc bạn làm trong 24 giờ. Nó rất đặc biệt, không có quá nhiều nơi như ở đây đâu. Một khi bạn bỏ đi, bạn sẽ mất nó. Tin tôi đi. Tất cả chúng ta đều như vậy.

Tôi nghĩ đây là một nơi thật tuyệt vời. Quan trọng là khi bạn ở đây hãy tận dụng hết cơ hội bạn có. Một điều quan trọng nữa là bạn phải suy nghĩ rộng hơn về những gì bạn muốn làm. Đó là bước đi đầu cho một hành trình khó dự đoán và khó mường tượng của bạn.

Hãy là những đại sứ tốt cho danh tiếng của trường. Con người thường thích việc lật đổ những gì được coi là truyền thống kì cựu. Họ thường nói không hay về những gì họ không hiểu. Khi họ đối mặt với thực tế, họ sẽ bị choáng ngợp, đặc biệt là bởi thực tế về những người học và dạy tại nơi này. Có thể thấy qua những gì chúng ta làm được trong cuộc sống của mình, việc sống và học tập tại nơi này là một điều  thật tuyệt vời. Chính xác là như vậy. Vậy hãy cứ thể hiện mình như bạn vẫn là thế, hơn là cách giới truyền thông muốn bạn như vậy. Tất cả các bạn đều rất tuyệt vời. Hãy là chính bạn, và người khác sẽ nhìn nhận theo những gì bạn vốn có.

- Cảm ơn ông vì cuộc trò chuyện này.

(Theo Tuyết Lan//Tuần Việt Nam)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • “Ông vua giấu mặt” của ngành sản xuất máy tính
  • Năm câu hỏi với Bill George
  • Hai bốn tuổi, kết nối doanh nhân toàn cầu
  • Gia tài của Steve Jobs
  • Nổi loạn rồi biệt tích
  • Nhiều đại gia sắp có máy bay riêng
  • 10 đại gia giàu nhất Đài Loan
  • George Soros - kẻ khuynh đảo thị trường tài chính thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com