Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Top 10 thương hiệu ngân hàng trị giá 171 tỷ USD

HSBC (Anh quốc) năm thứ ba liên tiếp dẫn đầu khi giá trị thương hiệu tăng từ 25,4 tỷ USD lên 28,5 tỷ USD. - tinkinhte.com
HSBC (Anh quốc) năm thứ ba liên tiếp dẫn đầu khi giá trị thương hiệu tăng từ 25,4 tỷ USD lên 28,5 tỷ USD.

10 thương hiệu ngân hàng dẫn đầu thế giới có giá trị 171 tỷ USD, theo báo cáo mới nhất của Tạp chí Brand Finance Global Banking 500.

Brand Finance Global Banking 500 được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006, là tạp chí đầu tiên nghiên cứu, phân tích về giá trị tài chính của các thương hiệu ngân hàng. Cuộc bình chọn được tạp chí này tổ chức hàng năm để bầu ra 500 thương hiệu ngân hàng đứng đầu thế giới.

Kết quả mà Brand Finance Global Banking 500 đưa ra dựa trên phân tích những số liệu chính thống từ các công ty được niêm yết; mỗi một nhãn hiệu có một tỷ lệ bầu chọn; được nghiên cứu về sự lớn mạnh, rủi ro và tiềm năng trong tương lai của một thương hiệu liên quan tới đối thủ của ngân hàng đó…

Bản báo cáo tạp chí này vừa công bố được xem là một góc nhìn về sự phục hồi của các ngân hàng trên thế giới sau cuộc khủng hoảng vừa qua. Đáng chú ý là Top 10 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới đều có sự tăng trưởng mạnh.

Tính đến ngày 31/12/2009, Top 10 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới có giá trị 171 tỷ USD.

HSBC (Anh quốc) năm thứ ba liên tiếp dẫn đầu khi giá trị thương hiệu tăng từ 25,4 tỷ USD lên 28,5 tỷ USD. Santander (Tây Ban Nha) từ vị trí thứ 4 năm 2009 lên thứ 2, từ 10,8 tỷ USD lên 25,6 tỷ USD. Wells Fargo (Mỹ) giữ nguyên vị trí thứ 3, từ 14,5 tỷ USD lên 21,9 tỷ USD. Citi (Mỹ) từ vị trí thứ 7 năm 2009 vọt lên đứng thứ 4, từ 9,8 tỷ USD lên 14,4 tỷ USD. BNP Paribas (Pháp) cũng nhảy từ thứ 8 lên thứ 5, từ 9,4 tỷ USD lên 14,1 tỷ USD. Đặc biệt, Goldman Sachs (Mỹ) có bước tiến dài từ thứ 16 lên thứ 6, giá trị thương hiệu tăng từ 6,8 tỷ USD lên 13,9 tỷ USD.

Các vị trí còn lại trong Top 10 lần lượt là Chase (Mỹ), Bradesco (Brazil), Barclays (Anh Quốc) và American Express (Mỹ); riêng American Express là thành viên bị rớt hạng, từ vị trí thứ 6 trong năm 2009 xuống thứ 10.

Về vị trí dẫn đầu của mình, HSBC cho biết một yếu tố thúc đẩy quan trọng trong năm 2009 là đợt phát hành cổ phiếu thành công với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cổ đông; thành công này giúp hoạt động của ngân hàng được đẩy mạnh hơn sau đó. Ngoài ra, HSBC đã có sự chuyển hướng phát triển thương hiệu theo một chiến lược marketing toàn cầu và đang tiếp tục thống nhất hình ảnh của mình tại tất cả các thị trường.

Về kết quả chung của cuộc bình chọn năm nay, ông David Haigh, Tổng giám đốc của Brand Finance plc., nói: “Năm nay Brand Finance Global Banking 500 cho thấy sự phục hồi đáng kể của những nhãn hiệu ngân hàng trên toàn cầu. Giá trị của 500 thương hiệu hàng đầu thế giới tăng trưởng hơn 4% so với năm 2008, thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng. Trong năm 2009, tổng giá trị của 500 thương hiệu này là 716 tỷ USD, tăng 49%”.

Ông David Haigh cũng lưu ý rằng kết quả trên cho thấy có một sự chuyển dịch cán cân quyền lực đáng kể từ các ngân hàng của Mỹ sang các ngân hàng tại các thị trường mới nổi.

(Theo Minh Đức // Vneconomy)

  • Bí mật trong logo của các thương hiệu nổi tiếng
  • Bên trong Google
  • Cuộc cách mạng “H&M”
  • 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
  • Ông chủ Trung Nguyên tiếp tục chê bai Starbucks
  • Tham vọng của Hyundai
  • AsusTeK và bài học đổi mới vượt bậc nhờ công nghệ thay thế
  • Các thương hiệu máy tính Mỹ có thể "biến mất" trong 20 năm tới
  • Levi’s - không chỉ là quần Jean
  • 5 thành tích "khủng" của Toyota trong năm 2009
  • Apple, Amazon, Google thành công từ những nguyên tắc đơn giản
  • IBM và giải pháp công nghệ cứu nguy nền kinh tế
  • 100 năm HBS: Xứng tầm vị thế dẫn đầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com