Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bội thực nhà mạng, thị trường lộn xộn

Nhà mạng nhỏ vất vả chạy theo cuộc chơi của 3 nhà mạng lớn. Ảnh: Đ.T
Nếu thị trường viễn thông di động chỉ có 3 doanh nghiệp lớn cạnh tranh ngang ngửa nhau, thì hoạt động của thị trường có thể sẽ không lộn xộn.
 
Nếu thị trường viễn thông di động chỉ có 3 doanh nghiệp lớn cạnh tranh ngang ngửa nhau, thì hoạt động của thị trường có thể sẽ không lộn xộn và Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ phải kiểm tra xem các doanh nghiệp này có câu kết với nhau để hành thuê bao hay không.

Tại cuộc tọa đàm về phát triển viễn thông được tổ chức tại Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây, các chuyên gia cho rằng, với số dân trên 86 triệu người, việc có tới 7 doanh nghiệp viễn thông di động đã dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Hệ luỵ của tình trạng này là sự phát triển không bền vững của thị trường và xu hướng sáp nhập, mua bán giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Cũng cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu của sự phát triển không bền vững, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, điều này thể hiện ở chỗ, hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu, vốn đầu tư, nộp ngân sách nhà nước có dấu hiệu chững lại, doanh thu trung bình trên một thuê bao (ARPU) giảm từ năm này qua năm khác.

Trong khi đó, theo nhận định của ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (chủ sở hữu mạng VinaPhone và MobiFone), cạnh tranh như hiện nay có thể dẫn đến nguy cơ là các doanh nghiệp sẽ kéo nhau cùng xuống dốc. Ông Việt cũng đưa ra con số ARPU của Việt Nam hiện chỉ còn 3 USD, trong khi con số này trên thế giới là 17 USD và ở khu vực châu Á là 10 USD.

Còn về xu hướng mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp viễn thông, theo ông Jayesh  Easwaramony, Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Frost & Sullivan, các nhà mạng nhỏ của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc kiếm doanh thu và không còn giữ được vai trò dẫn dắt thị trường như khi mới bắt đầu bước chân vào thị trường nữa. Hiện họ vẫn còn đất để phát triển, nhưng nguy cơ bước đến chân tường có thể xảy ra trong vòng 2-3 năm nữa.

Ông John Stefanac, Chủ tịch Qualcomm khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương không bình luận trực tiếp về số lượng các nhà mạng tại Việt Nam, nhưng cho rằng, không nên nghĩ có nhiều nhà mạng tham gia cung cấp dịch vụ, thì thị trường sẽ có tính cạnh tranh hơn. Thị trường sẽ quyết định có bao nhiêu nhà mạng là đủ và cũng chính thị trường sẽ quyết định nhà mạng nào tồn tại, nhà mạng nào bị loại khỏi cuộc chơi.

Hiện tại, có thể nói, thị trường viễn thông di động Việt Nam thuộc 3 nhà khai thác lớn, nắm vai trò dẫn dắt thị trường là Viettel, VinaPhone và MobiFone. Còn các nhà mạng nhỏ như S-Fone, Vietnamobile, EVNTelecom, Beeline đang gặp khó khăn về tài chính và không còn đủ sức để chạy theo cuộc chơi của 3 nhà mạng lớn.

Theo ông Nguyễn Đình Hùng, Phó tổng giám đốc Vietnamobile, cuộc cạnh tranh giá cước hiện nay không đến từ các nhà mạng mới gia nhập thị trường nữa, mà đến từ các mạng lớn. Các nhà mạng nhỏ cũng không thể tham gia vào cuộc cạnh tranh này, do giá cước của họ đã quá sát với giá thành.

(Theo Báo đầu tư)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Mua bán sách thời... nhấp chuột
  • Tiêu thụ xăng dầu nội: Đầu xuôi, đuôi chưa lọt
  • Dịch vụ ngân hàng: qua thời ăn xổi
  • Đầu tư thời @: Từ thua... đến lỗ
  • “Cá lớn nuốt cá bé”…
  • Không ký đơn hàng vì sợ hớ
  • Nóng bỏng cuộc chiến chip di động
  • Các đại gia thuốc lá vật lộn với khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com