Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nước bảo vệ người tiêu dùng thế nào?

Luật bảo vệ người tiêu dùng được đưa ra nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và dòng chảy tự do của thông tin xác thực trên thị trường.

Chiều nay (9/6), Quốc hội Việt Nam thảo luận tại tổ về dự Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. VietNamNet giới thiệu luật này ở một số nước trên thế giới:

Vì lợi ích tiêu dùng

Luật này được ban hành tại các nước nhằm ngăn chặn những hành động giả mạo hay bất công từ việc tận thu lợi nhuận giữa các đối thủ cạnh tranh và góp phần bảo vệ những bên yếu hơn, hay không thể tự chăm sóc chính bản thân mình.

 

 

Luật Bảo vệ Người Tiêu dùng là để bảo vệ lợi ích người sử dụng hàng hoá/dịch vụ (Ảnh minh hoạ, ảnh wordpress)
Luật bảo vệ lợi ích người sử dụng hàng hóa/dịch vụ. Ảnh minh họa: wordpress

Luật Bảo vệ người tiêu dùng là một hình thức quy định của chính phủ để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Ví dụ, một chính phủ có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin chi tiết về các sản phẩm, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới an toàn và sức khoẻ con người, như thực phẩm.

Bảo vệ người tiêu dùng liên quan tới “quyền của người tiêu dùng” và việc hình thành các tổ chức tiêu dùng giúp người dân có chọn lựa tốt hơn trên thị trường.

Lợi ích của người tiêu dùng có thể còn được bảo vệ bằng cách thúc đẩy cạnh tranh trên các thị trường phục vụ trực tiếp hay gián tiếp người tiêu dùng, nhưng phải phù hợp với hiệu quả kinh tế. Bảo vệ người tiêu dùng có thể còn được xác nhận thông qua các tổ chức phi chính phủ hay cá nhân như nhà hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng bao trùm nhiều chủ đề trách nhiệm sản phẩm, quyền riêng tư, giả mạo, bóp méo sự thật, hoạt động kinh doanh gian lận và những tương tác khác giữa người tiêu dùng/doanh nghiệp.

Luật Tiêu dùng ở các nước và vùng lãnh thổ

Đức: Một bộ trưởng của nội các liên bang chịu trách nhiệm về quyền lợi và bảo vệ người tiêu dùng. Trong nội các của bà Angela Merkel hiện nay, vị trí này do Ilse Aigner đảm nhận. Khi đưa ra cảnh báo công khai về sản phẩm và dịch vụ, cơ quan cảnh báo phải căn cứ theo hiến pháp và tính đến tác động của nó với nhà cung cấp, tới việc bảo vệ tự do kinh tế.

Đài Loan: Luật Bảo vệ người tiêu dùng ở Đài Loan là luật khá đặc biệt nhằm chuyên bảo vệ lợi ích và an toàn của người sử dụng dùng sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp kinh doanh cung cấp. Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng đảm nhận việc giám sát, điều phối và thông báo bất kỳ một sản phẩm/dịch vụ không an toàn nào, đồng thời định kỳ xem xét việc cải tổ quy định luật pháp cho phù hợp thực tế.

Anh: là một quốc gia thành viên EU nên cần tuân thủ chỉ dẫn bảo vệ người tiêu dùng của EU. Luật Tiêu dùng nội địa ban đầu chỉ giới hạn trong phạm vi hợp đồng và các sai phạm có thể dẫn tới việc bồi thường, nhưng với ảnh hưởng luật của EU, luật này đã trở thành một lĩnh vực độc lập.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng nhằm giải quyết khi những đơn kiện được gửi tới Tổng giám đốc phụ trách Thương mại công bằng. Văn phòng Thương mại công bằng sau đó sẽ điều tra, áp dụng lệnh cấm hay đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án xét xử. Văn phòng Thương mại công bằng còn hành động giống như một tổ chức giám sát cạnh tranh và tiêu dùng chính thức của Anh.

Australia: Cơ quan chịu trách nhiệm là Ủy ban Cạnh tranh và tiêu dùng quốc gia hay các cơ quan phụ trách vấn đề tiêu dùng ở từng bang. Ủy ban Chứng khoán và đầu tư Australia chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng trong các dịch vụ và sản phẩm tài chính.

New Zealand: Cơ quan đảm trách là Bộ Các vấn đề người tiêu dùng và Ủy ban Thương mại New Zealand.

Mỹ: Nước này có nhiều luật cả tiểu bang và liên bang về vấn đề người tiêu dùng. Luật bảo vệ tiêu dùng liên bang chủ yếu do Ủy ban Thương mại liên bang và Bộ Tư pháp Mỹ thực thi. Ở mức tiểu bang, rất nhiều bang có Cơ quan các vấn đề tiêu dùng với những quy định trong các ngành công nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng sử dụng hàng hóa/dịch vụ từ những ngành ấy.

California có luật bảo vệ người tiêu dùng mạnh nhất trong các bang của Mỹ, một phần vì sự phát triển mạnh mẽ của các nhóm luật sư và vận động hành lang như Mạng lưới hoạt động vì lợi ích tiêu dùng; Hiệp hội Tiêu dùng California…

  • Thái An tổng hợp //VietNamNet

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Yahoo - Microsoft: Thương vụ tốn giấy mực (Phần 1)
  • Yahoo và Microsoft - Thương vụ tốn giấy mực (Phần 2)
  • Con đường cải tiến thương hiệu hàng Trung Quốc đi về đâu?
  • Ai rủi ro nhất trong khủng hoảng tín dụng tiêu dùng?
  • Thứ hạng - "cơn nghiện" của các trường kinh doanh
  • Để hợp tác hiệu quả với đối tác thầu
  • Phụ nữ sẽ tạo ra thịnh vượng mới (Phần 1)
  • Phụ nữ sẽ tạo ra thịnh vượng mới (Phần 2)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com