Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối năm, sinh viên lên mạng nhộn nhịp làm thêm

Một vài năm gần đây, cứ mỗi dịp cuối năm, xu hướng sinh viên tấp nập, nhộn nhịp làm thêm đang ngày một rõ. Tranh thủ thời gian lúc học… nhiều bạn lựa chọn giải pháp tìm kiếm một công việc để tăng thêm thu nhập hay thực hiện các ý tưởng kinh doanh của mình. Một trong những giải pháp đang được nhiều bạn lựa chọn lại đến từ Internet.

Kiếm tiền từ Internet

Từ 2009, Hồ Nghĩa Đức, sinh viên Bách Khoa Hà Nội đã chọn được cho mình công việc khá ổn là làm Cộng tác viên cho Công ty chuyên về thương mại điện tử. Công việc của Đức là đi quảng bá trên các diễn đàn, mạng xã hội nhắm giới thiệu các sản phẩm của công ty. Đây là công việc tương đối nhàn và cũng có liên quan tới chuyên nghành cậu đang theo học tại trường. Cuối năm các công ty có nhu cầu tuyển dụng cộng tác viên nhiều hơn để thu hút khách hàng trực tuyến.

Gần giống công việc của Đức, Tạ Đôn Sỹ cũng được một công ty thuê với nhiệm vụ chăm sóc tài khoản facebook, Yahoo! 360 plus cùng một vài mạng xã hội của Việt Nam. Công việc chính của Sỹ là cập nhật thông tin sản phẩm, mở rộng mạng lưới bằng kết thật nhiền bạn, tạo fan-page, tổ chức một số sự kiện online… Công việc này cũng mang lại cho cậu hơn 2 triệu/tháng.

 Viết bài, mở rộng mạng lưới bạn bè trên facebook hay các mạng xã hội
là công việc sinh viên được thuê khá nhiều

Bà Phạm Chi Mai, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Vật Giá cho biết: “Chúng tôi thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng các bạn sinh viên để làm cộng tác viên cho Vatgia.com vì công việc này không đòi hỏi phải có quá nhiều thời gian và không phải đến công ty thường xuyên. Mặt khác, các bạn sinh viên là những người rất nhiệt tình, có điều kiện tiếp cận công nghệ nhanh nên đây cũng là công việc phù hợp để các bạn ấy có thể phát huy năng lực của mình”.

Với những bạn có khả năng viết lách, cơ hội thử sức làm biên tập nội dung các trang tin cũng khá lớn. Với lợi thế học báo chí, ngay từ thời sinh viên, Hoàng Thuỳ đã cộng tác với nhiều website với công việc là biên tập, viết bài cảm nhận, giới thiệu sản phẩm, định hướng thông tin dư luận trên facebook và các mạng xã hội. Với vốn tích luỹ được từ những công việc làm thêm này, hiện nay Thuỳ đã được nhận vào làm cho một tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam.

Theo bà Mai Thu Trang, phụ trách truyền thông của cổng thanh toán trực tuyến Baokim.vn "nhu cầu tuyển dụng cộng tác viên của Baokim.vn là khá lớn với nhiều nội dung công việc khác nhau... Nhiều bạn sinh viên dù mới đang học năm thứ 2 nhưng có năng lực đã được Bảo Kim chào đón. Chắc chắn trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng sinh viên làm part-time hay cộng tác viên còn tăng cao".

Với sự bùng nồ của Internet, nhiều bạn thích làm việc qua mạng như tư vấn online, chăm sóc khách hàng qua mạng, thiết kế website… vì phần lớn công việc này không đòi hỏi phải ra ngoài hay phải có mặt hàng ngày tại công ty.

Mở shop – nơi sinh viên khởi nghiệp

Ngoài những việc đi làm thêm cho một doanh nghiệp nào đó, nhiều bạn lại muốn tự mình làm chủ thông qua việc kinh doanh qua mạng. Việc kinh doanh không đòi hỏi số vốn lớn, hay đầu tư nhiều công sức và thời gian, do đó ngày càng được các bạn sinh viên lựa chọn để khởi nghiệp kinh doanh của mình.

Với số vốn chưa đến 10 triệu đồng, Nguyễn Hường (Sinh viên trường Đại học Thương mại) chọn mặt hàng làm đẹp dành cho bạn gái để kinh doanh. Sản phẩm của Hường là phụ kiện làm đẹp cho các bạn nữ tuổi teen hết sức dễ thương, nhiều màu sắc. Các sản phẩm này có giá khá dễ chịu, hợp túi tiền sinh viên chỉ từ 50 đến hơn 100 nghìn đồng do đó bán khá đắt hàng.

 Nhiều sinh viên tham gia mở shop trên các sàn Thương mại điện tử

Hường cho biết: “Từ đầu mình chỉ định đăng bán sản phẩm này để bán cho các bạn sinh viên nhưng không ngờ có khá nhiều chị, kể cả dân văn phòng cũng đặt mua sản phẩm của mình. Bây giờ đối tượng khách hàng của mình khá đa dạng, không chỉ ở Hà Nội mà nhiều tỉnh lân cận. Nhờ kinh doanh qua mạng, từ lâu mình đã không cần bố mẹ trợ cấp hàng tháng như trước nữa”.

Theo bà Chi Mai “Ngày càng có nhiều bạn sinh viên đăng ký mở gian hàng trên website Vật Giá. Việc đăng ký bán hàng trực tuyến vô cùng đơn giản, chỉ cần đăng ký thành viên là bạn đã có thể sẵn sàng mở shop và bán hàng với chi phí thấp hơn rất nhiều so với mở một gian hàng bình thường”.

 Rất nhiều câu chuyện thành công về mở shop trực tuyến đã được ghi nhận

Bạn Trương Thắng, sinh viên đại học FPT, người đang mở 1 gian hàng trên mạng cho biết: “Việc bán hàng trên mạng không bó buộc thời gian và không gian nên kể cả trong năm học mình vẫn có thể quản lý việc kinh doanh này. Điều quan trọng là bạn phải chú ý lựa chọn các sàn có lượng giao dịch, lượt người truy cập tốt thì cơ hội thành công mới cao”.

Trên thực tế, những người lựa chọn việc mở shop tự mình làm chủ như Hương và Thắng là khá nhiều. Sinh viên đi làm thêm ngoài việc tăng thu nhập còn giúp các bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm thực tế trước khi rời ghế nhà trường. Thế nhưng cũng cần đề cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo trên Internet đối với người bán. Tốt nhất là nên lựa chọn giải pháp thanh toán qua các công cụ thanh toán bảo vệ giao dịch như Baokim.vn.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Tivi Shopping: Đến thời hay hết thời?
  • Rẻ không hẳn đã ôi
  • Kinh doanh mặt phố không lại với shop Online
  • Đến Walmart, IKEA để... ngủ và yêu
  • Nike thâm nhập thị trường mới bằng quảng cáo 'độc'
  • Không cần là CEO vẫn kiếm bộn tiền!
  • Lối đi riêng của A la carte
  • “Cách duy nhất là ra ngoài và tìm kiếm đối tác”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com