Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá trị của những nhà lãnh đạo biết học hỏi từ lịch sử

Quá khứ luôn là những bài học hết sức bổ ích cho những nhà lãnh đạo biết học hỏi và rút kinh nghiệm. Lãnh đạo công ty của bạn có thuộc tuýp người như vậy không?

Lịch sử luôn có những bài học bổ ích
cho những người biết rút kinh nghiệm
Ảnh: www.dryiceinfo.com

Sau một thời gian dài nghiên cứu về các lãnh đạo doanh nghiệp, chúng ta có một cảm giác thật mới mẻ khi tiếp xúc với những suy ngẫm, những viễn cảnh được nêu ra trong cuộc thảo luận có chủ đề “Tại sao các nhà lãnh đạo lại không học hỏi từ lịch sử?”.

Nhà bình luận Murray Bristow viết: “Tôi cho rằng, sự tái diễn của lịch sử trước hết do những người xem hoàn cảnh của họ về một mặt nào đó là khác với những hoàn cảnh mà người khác từng đối mặt. Những người ở bên ngoài nhìn vào thường có thể nhận thấy sự tương đồng, thậm chí có thể nhận xét và rút ra bài học từ quá khứ”.

“Thế nhưng, khi những người ra quyết định muốn đi theo hướng riêng, họ thường giải thích theo cách của mình những tương đồng với các sự kiện trong quá khứ, và thường thì họ cho rằng sự khác biệt là nhờ vào năng lực của bản thân họ”.

Ông Murray đã đặt tôi vào một tình huống khá nan giải. Một mặt, tôi đã tư vấn cho các nhà lãnh đạo rằng cần phải chú ý tới hoàn cảnh xung quanh để phát huy hết mức khả năng ra quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm. Điều cốt yếu của việc nhận thức hoàn cảnh là khả năng nắm bắt hệ tư tưởng của thời đại để sáng tạo một cái gì đó mới mẻ, tận dụng triệt để cơ hội, hoặc vực dậy một doanh nghiệp sắp sụp đổ.

Mặt khác, tôi cũng đã khuyên các nhà lãnh đạo phải học hỏi từ quá khứ. Song nếu một người quá để ý đến hoàn cảnh hiện tại, phải chăng họ chắc chắn sẽ không thể nhìn ra được bất cứ một bài học nào từ sự tương đồng nào trong quá khứ?

Tính thời đại luôn là hoàn cảnh thực tế,
vì thế nhiều nhà lãnh đạo cho rằng
lịch sử không có mấy giá trị
Ảnh: www.makeawish.be

Bài viết của ông Murray được củng cố thêm bởi Kevin Chamberlain. Kevin đã viết rằng “Các nhà lãnh đạo thường không xem xét tới lịch sử bởi họ có một cảm nhận không đúng về hoàn cảnh cá biệt của bản thân họ. Họ luôn nghĩ rằng những sự kiện xảy ra xung quanh là “riêng thuộc” thời đại của họ và do đó, lịch sử chẳng có mấy giá trị”.

Murray và Kevin đã khơi dậy một vấn đề thách thức đầy thú vị cho các nhà lãnh đạo, những người vừa phải hiểu đặc điểm riêng thời đại mình, lại vừa phải nhận thức được những điểm tương đồng giữa quá khứ và hiện tại.

Do tính cấp thiết của việc ra quyết định, các nhà lãnh đạo rất dễ bỏ qua quá khứ và ít chú ý đến hiện tại. Những nhà lãnh đạo xuất sắc cùng lúc phải cân bằng được hai mặt song song và đôi lúc mâu thuẫn này.

Trong một số trường hợp, giữa hai mặt này không có sự phân biệt. Một số trường hợp thì những tương đồng với quá khứ là không rõ ràng và cũng không thực sự phù hợp, nhưng nếu có khả năng nhận thức giá trị của lịch sử, các nhà lãnh đạo sẽ có được những quyết định sáng suốt hơn và có nhiều khả năng tránh được sai lầm của những người khác.

Việc coi trọng quá khứ và coi trọng hiện tại không loại trừ nhau. Mặc dầu để cân bằng chúng có thể là một việc rất khó. Những nhà lãnh đạo biết nỗ lực học hỏi từ quá khứ và nhận thức hoàn cảnh hiện tại thường sẽ có những quyết định đúng đắn hơn.

Đối với nhiều người, khó khăn là ở chỗ phải nhận thức được rằng họ không cá biệt đến mức như họ vẫn nghĩ. Cả Murray và Kevin đều thừa nhận một điều: Tính ngạo mạn của các nhà lãnh đạo là một trở ngại trong việc đánh giá đúng giá trị của lịch sử.

Đối với nhiều người, khó khăn là ở chỗ phải nhận thức được rằng họ không cá biệt đến mức như họ vẫn nghĩ
Ảnh: mm.zonamusica.com

Sự ngạo mạn đó cũng có thể hạn chế khả năng của họ trong việc nhìn nhận hoàn cảnh hiện tại. Có lẽ khả năng cân bằng một cách hợp lý quá khứ và hiện tại chính là tố chất cần có của một nhà lãnh đạo tài năng thực sự.

(Theo Tony Mayo // Harvard Business Review -Tuanvietnam)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • Tự tin - Bí quyết lãnh đạo thành công
  • Cô đọng phương pháp lãnh đạo trong 6 từ
  • Những lỗi cần tránh khi là lãnh đạo mới
  • Ba từ "phép thuật" cho mọi nhà lãnh đạo
  • Trở thành lãnh đạo sáng tạo – Khởi đầu từ điều nhỏ
  • DNA của công ty bạn là gì? (Phần 1)
  • DNA của công ty bạn là gì? (Phần 2)
  • Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi? (Phần 2)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com