Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ý nghĩa của con số 100 ngày cầm quyền đầu tiên

Trong một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal hồi cuối tháng 3, nhà sử học David Greenberg đề cập đến cái gọi là “Sự điên rồ của mốc 100 ngày đầu tiên”. Ông nhắc chúng ta nhớ lại rằng, không phải Tổng thống nào của Mỹ cũng tạo được dấu ấn ngay từ 100 ngày cầm quyền đầu tiên: có những vị nhanh chóng gây dựng uy tín cá nhân (như Franklin Rooservelt hay Ronan Reagan), nhưng lại có vị khá chật vật trong giai đoạn đầu (như Kennedy).

Khi nêu lên nhận định này, David Greenbery không có ý nói nỗ lực của các tân Tổng Thống trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên là vô nghĩa và điên rồ.

Thực chất, điểm mấu chốt trong lập luận của Greenberg chính là: “100 ngày cầm quyền đầu tiên quả thực quan trọng nhưng nó không quan trọng đến mức như người ta đã thổi phồng”. Sự điên rồ mà ông đề cập tới ở đây chính là việc công chúng, giới truyền thông và các học giả đã dồn sự chú ý quá mức cần thiết về 100 ngày cầm quyền của các vị tân Tổng Thống.

 “Đánh giá tài lãnh đạo của tân Tổng Thống dựa vào những gì ông đã làm trong một khoảng thời gian quá ngắn xem chừng quá ư khiên cưỡng. Người mới, đâu đã có đủ tâm thế và sự tập trung cần có để hành động nhanh chóng cũng như thiết lập bất kỳ nền tảng nào. Tương tự, nếu bình luận về sự thành bại của một Tổng Thống chỉ sau 100 ngày đầu tiên cũng chẳng khác nào chúng ta đánh giá phong độ của một chàng tân binh vào sân ngay sau kỳ huấn luyện ngắn ngày”.

Không thể dựa vào số dự luật đã được hai viện thông qua kể từ thời điểm tân Tổng Thống lên nắm quyền để đánh giá năng lực lập pháp của ông. Ảnh: Reuters

Đáng lý ra, dư luận không nên dành sự quan tâm thái quá về những gì một vị tân Tổng Thống thực hiện trong quãng đường đầu của nhiệm kỳ. Chúng ta cần thời gian dài hơn để quan sát họ ứng xử ra sao khi mắc phải sai lầm và rút kinh nghiệm ra sao sau mỗi lần vấp ngã. Họ cũng cần thời gian vạch ra tầm nhìn chiến lược. Đáng ra, mọi việc sẽ rất khác. Mọi sự tốt xấu, hay dở đáng ra đã có cơ hội bộc lộ đầy đủ theo lẽ tự nhiên.

Thế nhưng, thật không may, dù một vị Tân Tổng Thống hay nhà quản lý doanh nghiệp, bất kỳ nhân vật nào ở cương vị lãnh đạo cũng đều phải trải qua sự khắc nghiệt của cái gọi là giai đoạn thử thách. Theo đó, nhất cử nhất động của họ đều được dùng như minh chứng về khả năng của họ trong công việc sau này.

Trong tình huống này, Greenberg đã có phép so sánh rất đắt khi ví tân Tổng Thống với chàng tân binh trong đội tuyển bóng bầu dục. Suy cho cùng, dù thực hiện những nhiệm vụ khác nhau nhưng họ có một điểm chung là đều phải trải qua thời gian học hỏi và thử thách lâu dài trước khi được chấp nhận vào đội hình chính thức.

Lãnh đạo đất nước cũng giống như khi chơi bóng bầu dục: đó là cuộc chơi đòi hỏi sự chuẩn xác. Bất kể trước đó thành tích của anh ta tốt thế nào, phong độ trong trận đấu mới là căn cứ duy nhất để đánh giá về năng lực thực sự của cầu thủ. Liệu bao nhiêu phần trăm cầu thủ có phong độ ban đầu rất tệ nhưng rồi sau đó lại vụt sáng thành cầu thủ ngôi sao?

Nói vậy không có nghĩa tôi phủ nhận hoàn toàn về khả năng lật ngược tình thế này bởi thực tế, chúng ta đã từng chứng kiến những kỳ tích như vậy. Thế nhưng, cũng thật khó nói, vì tất cả đều là khả năng nên tôi cũng không thể loại trừ trường hợp kỳ tích không xảy đến.

Một số dữ liệu thực tế chỉ ra rằng, tốt hơn hết, các nhà lãnh đạo nên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chặng đường đầu. Năm ngoái, khi ghé thăm Học viện Quản lý và phát triển (IMD – Institute for Management and Development) - trường kinh doanh hàng đầu tại Lausanne, Thuỵ Sĩ, tôi đã tiến hành khảo sát đối với các quản lý nhân sự cấp cao về giai đoạn chuyển giao vị trí lãnh đạo.

Gần 87% trong tổng số 143 người được hỏi đồng ý rằng “đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt, giai đoạn chuyển giao quả thực là giai đoạn nhạy cảm và căng thẳng hơn cả đối với các nhà quản lý”. Hơn 70% nhất trí rằng “mọi sự thành bại trong giai đoạn chuyển giao này đều được người khác dùng làm căn cứ đánh giá năng lực của nhà lãnh đạo trong suốt thời gian sau này”.

 Và điểm mấu chốt là: sự thành bại của tân Tổng Thống trong suốt đa số thời gian còn lại của nhiệm kỳ không thể vì những gì ông đã làm 100 ngày đầu tiên mà định đoạt. Giai đoạn chuyển giao chính là giai đoạn quyết định tân Tổng Thống có tự tạo được bệ phóng cho mình hay không khi mà các luồng ý kiến xã hội về ông bắt đầu rõ nét.

Đây cũng chính là thời điểm Tổng thống sẽ đón nhận các phản hồi từ phía công chúng theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Một khi nhà lãnh đạo mắc phải sai lầm chết người ngay từ buổi ban đầu thì rõ ràng, không ai có thể đoán biết, tình hình sẽ tồi tệ đến đâu?

Chính vì vậy, nếu là người có tầm nhìn xa, những nhà lãnh đạo mới cần nhận thấy và phải ghi dấu ấn từ ngay thời điểm ban đầu này bằng một số thành công nhất định để từ đó tạo dựng được uy tín cá nhân và thiết lập vị thế chính trị thay vì, tự biến mình thành cái bóng nhạt nhoà trên chính trường và chỉ biết trốn tránh.

Cuối cùng, Greenberg có nói rằng, công luận sẽ chỉ thu được hình ảnh chắp vá về tân Tổng Thống nếu đưa ra các đánh giá về chặng đường 100 ngày đầu tiên với lối tư duy hạn hẹp:

 “Bấy lâu nay, tiêu chuẩn đánh giá về chặng đường 100 ngày đầu tiên cầm quyền của các đời tổng thống có đôi chút dễ dãi đến độ lỏng leo khi người ta chỉ biết tập trung ghi nhận các thành quả ban đầu mang tính định lượng chẳng hạn như: số dự luật đã được hai viện thông qua kể từ thời điểm tân Tổng Thống lên nắm quyền.

Chúng ta đâu có thể chỉ dựa vào duy nhất con số này để vội vàng kết luận về năng lực của ông bởi khi một đảng nắm đa số tại Quốc hội, thì Tổng Thống – cũng là người đứng đầu đảng đó, đâu gặp mấy khó khăn khi giành đựơc đa số phiếu thông qua đối với vô khối các dự luật tồn đọng từ thời người tiền nhiệm.

Việc thông qua các dự luật “tồn đọng” này có thể làm chiều lòng những người ủng hộ ông nhưng người ta quả thực ngây thơ khi vội cho đây là minh chứng về tầm nhìn chiến lược hay năng lực lập pháp của tân Tông Thống”.

Liệu người ta có thực sự nghĩ rằng mình có thể đưa ngay ra kết luận về năng lực của Tổng thống Obama trong 100 ngày đầu tiên chỉ dựa vào số luật ông đã xúc tiến thông qua? Liệu tổng thống có bị đặt câu hỏi về tiến độ giải quyết các vấn đề nổi cộm hiện giờ của quốc gia hay không? Có gì đảm bảo rằng công chúng và các nhà phê bình sẽ không đổ dồn chất vấn xem ông Obama đã xác lập được động lực ban đầu, tạo dựng lòng tin và mang niềm hy vọng đến với người dân hay không?

Cuối cùng, xin nhắc lại lời của Greenberg rằng: chẳng phải Franklin D. Roosevelt cũng tạo được dấu ấn ban đầu nhưng rồi lại mất định hướng trong chặng đường sau đó hay sao?

100 ngày đầu tiên chưa phải là hồi kết của câu chuyện. Nó chỉ là điểm cuối cho chặng đường đầu của tân Tổng Thống. Hoàn toàn bình thường khi các nhà lãnh đạo mắc phải va vấp ban đầu nhưng sau đó đã cải thiện được tình hình và đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo. Thế nhưng, đó chỉ là tình huống cực chẳng đã mà thôi. Tốt hơn cả, các nhà lãnh đạo nên đi đúng hướng và tạo dấu ấn ngay từ ban đầu. Đó cũng chính là lý do tại sao giai đoạn chuyển giao này lại quan trọng đến vậy.

(Theo Như Nguyệt //Michael Watkins//TuanVietnam)

  • Phân vai lãnh đạo - quản lý
  • 7 bí quyết truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo
  • 'Cái ghế' và chữ tâm
  • Ứng xử với nhân viên ra đi
  • Nỗi niềm người dẫn đầu
  • Cấp trên trẻ và nhân viên lớn tuổi?
  • Nhà lãnh đạo: Cuộc sống riêng tư là một cuốn sách mở?
  • Để thông điệp đến được đích
  • Sự dễ mến và tố chất lãnh đạo của phụ nữ
  • Spitzer: Thêm một vị lãnh đạo lạc lối
  • Kiến dựa vào đâu để ngáng ngã voi?
  • Mỗi cá nhân đều là một nhà lãnh đạo!
  • Chọn việc khẩn cấp hay việc quan trọng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com