Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp kinh doanh thời khủng hoảng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dòng tiền là dòng chuyển động tiền tệ vào - ra trong doanh nghiệp, thông qua các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.Việc kiểm soát dòng tiền là thách thức lớn đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Theo nghiên cứu của các ngân hàng Mỹ, 82% thất bại của doanh nghiệp là do quản lý dòng tiền yếu kém.

Khi kinh tế rơi vào khủng hoảng, thị trường suy giảm khiến số lượng đơn hàng giảm sút, nợ khó đòi tăng lên do khách hàng không có khả năng thanh toán, các tài sản vẫn có tính thanh khoản cao như cổ phiếu, trái phiếu cũng khó chuyển thành tiền mặt. Để đảm bảo cân đối dòng tiền, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, cải thiện nguồn thu. Cuối năm 2008, trong tình hình ảm đạm chung của thị trường, nhiều hãng xe đã thực hiện các biện pháp giảm giá nhằm đẩy mạnh bán hàng như Mercedes giảm giá 10% cho xe C-class tại thị trường Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các giải pháp thanh toán linh hoạt cho khách hàng như mua hàng trả góp, thanh toán chậm ... trong khi số khác lại tăng chiết khấu cho khách hàng để nhanh chóng thu tiền về.  

Trong nỗ lực kiểm soát dòng tiền thời khủng hoảng, việc cơ cấu lại hàng tồn kho, hoãn thanh toán các khoản phải trả như các khoản nợ, thu... cũng giúp doanh nghiệp cân đối lại dòng tiền. Tháng 11/2008, đối mặt với sự suy giảm mạnh của các thị trường xuất khẩu truyền thống, Hiệp hội Điều Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ xin hoãn nộp thuế đến tháng 6/2009 cho các doanh nghiệp trong ngành...

Cùng với việc thực hiện các chính sách kích thích tăng thu, trong nội bộ doanh nghiệp cũng tính đến các giải pháp giảm chi để đảm bảo cân đối dòng tiền. Cuối năm 2008, Starbucks đã quyết định đóng cửa khoảng 600 kho hàng và cắt giảm gần 1.000 nhân sự.

Tập đoàn Lifan cũng dừng kế hoạch chi 50 triệu USD để nâng sản lượng ô tô tại Việt Nam lên mức 50.000 xe mỗi năm vào năm 2011... 

Một số doanh nghiệp lại tìm giải pháp cho bài toán này bằng cách bổ sung nguồn vốn để tăng lượng tiền vào. Năm 2006, công ty Ford đã cầm cố toàn bộ tài sản của công ty để vay gần 24 tỷ USD từ ngân hàng nhằm cải tổ hãng xe. Năm 2008, trong giai đoạn đỉnh điểm của khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng các gói cho vay kích cầu lãi suất thấp của chính phủ để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

Tùy thuộc vào mức độ sử dụng tiền mặt, khả năng thu hồi công nợ, vòng quay tiền... mỗi doanh nghiệp sẽ phải tự đưa ra những lời giải riêng cho bài toán quản lý hiệu quả dòng tiền trong giai đoạn khủng hoảng - một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp.

Mời các bạn đón xem “Chìa khóa thành công – CEO” chủ đề “Giải pháp kinh doanh thời khủng hoảng”, phát sóng vào 21h15 thứ tư ngày 18/11/2009 trên VTV1 để cùng suy ngẫm vấn đề này, đồng thời tham gia bình chọn CEO xuất sắc của chương trình để tìm cơ hội nhận giải thưởng 5 triệu đồng.

(Theo chìa khoá thành công)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Chuyển hướng cạnh tranh vào châu Á
  • Bất cập quy chế quản trị doanh nghiệp
  • “Thế lực” tiêu dùng mới!
  • Quản trị DN : “Bó” từ thực tế
  • Tập đoàn và con đường phía trước (3)
  • Tập đoàn và con đường phía trước ( 2)
  • Tập đoàn và con đường phía trước (1)
  • TS.Phan Minh Ngọc: Bàn về khủng hoảng và thất nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com