Hai ý niệm cơ bản trên hoàn toàn xa lạ với cơ quan Thống kê Việt Nam. Hiện nay cơ quan thống kê Việt Nam có chỉ tiêu “Vốn đầu tư...”, chỉ tiêu này không phải vốn cũng không hoàn toàn là đầu tư. Thực chất chỉ tiêu “vốn đầu tư” ở đây là nguồn tiền bỏ ra trong một năm của các thành phần kinh tế nhằm mục đích đầu tư nhưng chưa chắc đã đi vào sản xuất, điều này được thể hiện qua số liệu trong bảng 1. Từ số liệu trên có thể thấy nguồn tiền bỏ ra trong năm càng ngày càng ít tạo ra tài sản (tài sản cố định và lưu động). Công thức tổng quát để tính khối lượng vốn của một năm nào đó là: K(t) = K(t-1) - dK(t-1) + I (t) Với K(t) là vốn của năm t, d là tỷ lệ khấu hao tài sản cố định và I(t) là lượng đầu tư hàng năm. Nhiều nghiên cứu đi đến kết luận vốn là nhân tố quan trọng nhất tạo ra tăng trưởng kinh tế (Otani & Villanueva, 1990 Maddison, 1995 Kasliwal, 1995). Các mô hình tăng trưởng đơn giản đều nhấn mạnh đến yếu tố vốn trong tăng trưởng. Harrod-Domar đưa ra mối quan hệ hàm số giữa vốn (K) và giá trị sản xuất (Y). Mô hình này cho rằng bất kỳ một thực thể kinh tế nào dù là một doanh nghiệp, một ngành hoặc toàn bộ nền kinh tế đều phụ thuộc vào số lượng vốn đầu tư vào thực thể kinh tế đó, được biểu diễn dưới dạng hàm số như sau: Y = K/k (1) Trong đó k gọi là hệ số vốn sản lượng (Capital - output ratio) hoặc: ICOR = Dk = (K(tn)-K(t0)) / (GDP (tn)-GDP(t0)) (2) Lúc này Dk được gọi là hệ số tăng vốn - sản lượng (Incremental Capital-Output Ratio hoăc viết tắt là hệ số ICOR). Hệ số này phản ảnh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng lên của GDP. Để công thức (2) có ý nghĩa và tính toán được K(ti), GDP(ti) cần phải loại trừ yếu tố giá, tức là phải quy về giá so sánh Như đã nói ở trên, hiện nay cơ quan Thống kê không tồn tại số liệu về vốn (capital stock - K), mà chỉ có chỉ tiêu tích luỹ tài sản (Gross capital formation); và một điều cần khẳng định về ý niệm là không có các phương pháp khác nhau để tính toán chỉ tiêu này, có chăng chỉ là phương pháp tiếp cận nguồn số liệu. Có 2 con đường tiếp cận nguồn số liệu thống kê để tính toán chỉ tiêu này Cách tiếp cân số liệu 1: Giả thiết K là giá trị còn lại của TSCĐ, từ đó K(t) = K(t-1) + I (t) và quan hệ (2) có thể viết lại: ICOR = S I(ti) / ((GDP (tn)-GDP(t0)) (3) Hệ số ICOR thường được tính cho một giai đoạn vì đồng vốn thường có độ trễ, sau một giai đoạn mới phát huy tác dụng. ở Việt nam thường tính ICOR của hàng năm và chia cả tử và mẫu cho GDP, quan hệ (3) được viết lại: ICOR = (Tỷ lệ đầu tư theo giá so sánh trên GDP theo giá so sánh)/Tốc độ tăng trưởng GDP. (3’) Cách tiếp cận này có một số nhược điểm như sau: Để công thức (3) tồn tại phải coi giá trị tài sản của một năm nào đó đã là giá trị còn lại, như vậy giá trị vốn được tính tại một năm nào đó thường lớn hơn số vốn thực sự một lượng là giá trị hao mòn tài sản cố định. Từ giả thiết nặng nề này có thể dẫn đến những kết quả rất khác so với kết quả thực sự. Được sử dụng để tính ICOR hàng năm sẽ dẫn đến sai lệch rất lớn về kết quả vì: K(t) - K(t-1) = - d K(t-1) + I (t) ¹ I(t) Cách tiếp cận số liệu 2: ước lượng vốn dựa trên chuỗi số liệu về đầu tư/tích luỹ theo giá so sánh và và tỷ lệ khấu hao từ điều tra doanh nghiệp sau đó áp dụng quan hệ (2). Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng cách tiệp cận số liệu 2, cách tiệp cận thứ nhất không chính xác vì không tính đến việc trích khấu hao hàng năm trên tổng tài sản cố định và giá trị khấu hao tài sản cố định; việc giả thiết tổng số vốn của năm sau là giá trị còn lại và nguyên giá là rất khác nhau. Như vậy cách tính toán chuẩn xắc nhất là dựa vào quan hệ cơ bản (quan hệ (2)) và ước lượng chỉ tiêu vốn (capital stock) thông qua nguồn số liệu khả thi nhất có được. Bảng 2 và 3 là kết quả tính toán hệ số ICOR từ cách tiếp cận số liệu thứ 2. ở đậy hệ số ICOR được tính cho tổng nguồn tiền bỏ ra để đầu tư (“vốn đầu tư”) và lượng đầu tư thực tế đi vào sản xuất. Nếu xét hiệu quả đầu tư từ tổng số tiền bỏ ra trong năm - “Vốn đầu tư” cho thấy để tăng một đồng GDP cần bỏ ra 5,2 đồng vốn, có thể thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam trong giai đoan 2000-2007 vào loại thấp nhất thế giới kể cả trong giai đoạn trước đây (1970-1984) (xem bảng 4). Việc nguồn tiền đầu tư kém hiêu qua (5,2) là do đầu tư không hiệu quả của khu vực của nhà nước (7,8) và khu vực đầu tư nước ngoài (5,2), trong khi khu vực kinh tế tư nhân tỏ ra rất hiệu quả khi bỏ ra 3,2 đồng vốn đã tạo ra một đồng giá trị tăng thêm. Một điều thú vị là khi xét đến nguồn tiền đầu tư trực tiếp đến được với sản xuất (thông qua chỉ tiêu tích luỹ tài sản-Capital Formation) thì hiệu quả đầu tư là khá tốt, chỉ 3,5 đồng vốn đã có được một đồng tăng lên của GDP, và khu vực kinh tế tư nhân vẫn là khu vực làm ăn hiệu quả nhất. Một điều cần cân nhắc khi bình luận về nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn này bao gồm nguồn vồn từ ngân sách và nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy khi nhà nước đầu tư vào hạ tầng cơ sở hoặc vào an ninh quốc phòng, cầu cảng... đều được thực hiện bởi một đơn vị kinh tế (thường là các doanh nghiệp nhà nước) và giá trị tài sản (dù là dơ dang) đã được tính vào GDP, nên khi ICOR của khu vực này cao không thể bình luận là “Trong các khoản đầu tư vào hạ tầng phải kể đến đầu tư vào khoa học công nghệ, vào giáo dục -đào tạo, vào y tế, vào an ninh quốc phòng, đường sá, sân bay, cầu cảng, v.v, mà mọi thành phần kinh tế đều được hưởng (tức là làm tăng ICOR của khu vực nhà nước và nếu tính đủ các tác động đó thì con số tương ứng của các khu vực khác sẽ cao hơn”. Một vấn đề đặt ra là phải chăng khu vực kinh tế tư nhân vốn không được nhiều ưu đãi đang cõng cả nền kinh tế trên lưng? Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ là cái nhìn sơ bộ thông qua hàm Harrod - Domar, chưa tính đến các khía cạnh khác của nền kinh tế và các mô hình tăng trưởng khác, như vậy các nhân định cũng chỉ là sơ bộ./. |