Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bạn có bao nhiêu người bạn?

Việc bạn có bao nhiêu tiền càng ngày càng trở nên không có giá trị bằng việc bạn có bao nhiêu mối quan hệ”. Vậy bạn có suy nghĩ gì về những nhận xét khá sâu sắc của Tammy Erickson về vấn đề này?

Từ một bài viết trên blog…

Tôi (Tammy Erickson) đã mỉm cười khi đọc blog của Tom Davenport vài tuần trước đây. Trong blog của mình Tom Davenport “than vãn” là không có nhiều bạn trên trang Facebook [1].

Tom. Đừng căng thẳng như thế! Trong khi tôi hi vọng anh kết bạn được với nhiều người trong khoảng vài tuần hoặc hơn thế thì trên thực tế chỉ có một số nhỏ trong đó là có thể trở thành thân thiết thôi.

Chìa khóa cho sự thành công đôi khi
là do những mối quan hệ của bạn đưa lại.
Ảnh: graphics8.nytimes.com

Theo một nghiên cứu mới đây của Phòng nghiên cứu User Adoption Lab tại Công ty viễn thông Swisscom [2], 80% thời gian nói chuyện điện thoại di động của một người thường chỉ dành cho 4 người nào đó, cho dù điện thoại di động giúp họ có thể dễ dàng liên lạc với nhiều người.

Lynda Grantton - Giáo sư giảng dạy tại trường Kinh doanh London - đã mô tả về hai dạng khái quát nhất của mối quan hệ như sau:

  • “Mối quan hệ thân thiết” là mối quan hệ đã có thâm niên dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và “có đi có lại”.
  • “Quan hệ xã giao” là mối quan hệ với những người có quen biết nhưng không thường xuyên qua lại.

Đồng ý với kết quả nghiên cứu của Công ty Swisscom, bà Lynda cũng cho rằng: hầu hết mỗi người chúng ta có từ khoảng 3 đến 6 người bạn thân: trung bình với đàn ông là 3 và với phụ nữ con số này là 6.

Hai dạng quan hệ trên phục vụ cho những mục đích khác nhau. Mối quan hệ thân thiết thường mang tính ổn định và đem lại nhiều sự hỗ trợ.

Còn mối quan hệ xã giao, trong một số trường hợp mang đến một cái gì mới mẻ, cũng có thể là sự bất đồng, sự kích khích tìm tòi và những mối liên kết vô cùng quan trọng.

Còn nhớ, hồi nhỏ tôi thường nghe người ta nói rằng: “Anh ta có phải là người nhiều tiền, có phải là người làm ra tiền không?”. Giờ đây, điều đó không còn đúng nữa. Thước đo giá trị kinh tế đã thay đổi.

"Vốn tài chính" giờ không còn giá trị
trong việc đánh giá "nấc thang kinh tế"
Ảnh: moneycops.com

Càng ngày, việc bạn có bao nhiêu tiền càng trở nên không có giá trị bằng việc bạn có bao nhiêu mối quan hệ. Vai trò của “vốn tài chính” giờ nhường chỗ cho “vốn xã hội”.

Và cũng ngày càng gia tăng một xu hướng đánh giá, trong đó tiêu chí lớn nhất tạo nên sự khác biệt giữa những người ở bậc cao nhất và những người thấp nhất trong nấc thang kinh tế là chất lượng hệ thống mối quan hệ của họ.

Theo quan điểm của bà Lynda, điều này có nghĩa là bạn cần tích cực hơn trong việc phát triển những mối quan hệ xã giao. Nói cách khác, bạn cần gọi điện thường xuyên cho nhiều hơn 4 người!

Tại sao bạn lại nên thiết lập những mối quan hệ?

Việc tạo lập các mối quan hệ là hết sức quan trọng bởi nhiều lý do. Đây là một cách rất hay để bạn có thể kết giao với những người có thể hỗ trợ cho những ý tưởng mới mẻ của bạn.

Một người quen kiểu này có thể mang đến những phản hồi thẳng thắn và tuyệt vời đối với ý kiến cũng như hành động của bạn. Những điều đó đôi khi lại khó tìm được từ những người bạn thân.

Những mối quan hệ này còn là nguồn tuyệt vời để chúng ta bắt sóng được những biến động trong lĩnh vực kinh doanh, trong công việc và nắm bắt được những cơ hội tiềm ẩn.

Điều quan trọng nhất là, sự kết giao quan hệ là một trong những cách tốt nhất để phát hiện và lắng nghe những ý tưởng mới, giao tiếp với những người nhìn đời rất “ngông” và hiểu biết hơn về những triển vọng rộng lớn.

Không chỉ trong cuộc sống, kết giao quan hệ còn có thể rất cần thiết trong công việc. Bạn có mối quan hệ hỗ trợ qua lại thường xuyên với bao nhiêu người trong tổ chức của mình?

Giáo sư Rob Cross [3] cho rằng trung bình con số này là 12 người. Con số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như: mức thân thiết, cấp bậc, ngành nghề, chức năng công việc, số năm công tác v.v...).

Nhưng những ai mà con số đó vượt quá 12 thì đó là người có vai trò thực sự quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Bản đồ mạng lưới quan hệ (network mapping) phản ánh các dạng quan hệ trong công ty ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng nhằm hình thành cách thức ứng xử trong tổ chức. Những hành vi ứng xử hướng tới ở đây là sự hợp tác, trao đổi kiến thức và sự cách tân.

Bạn có bao nhiêu người bạn vậy?
Ảnh: images.businessweek.com

Bạn có tất cả bao nhiêu người bạn? Hãy tính số người mà bạn thường xuyên tiếp xúc khi làm việc. Đó có phải là 12 người như trong nghiên cứu của Rob?

Nếu có nhiều hơn 12, bạn có thể trở thành một trong những người được hi vọng “không bị xe buýt chèn phải” trong tổ chức. Nếu ít hơn thì hãy cố mà kiếm thêm.

Gần đây có hai người ngỏ ý muốn kết bạn với tôi trên trang Facebook. Tuy nhiên, phải thừa nhận là tôi đã quên chưa đáp lại những lời mời đó cho đến khi tôi viết blog này.

Mặc dù là một người rất tán thành các mối quan hệ, song tôi không hoàn toàn chắc rằng Facebook sẽ là một phương tiện giao tiếp tốt nhất cho người lớn.

Tuy nhiên tôi buộc phải thừa nhận đứa con gái 18 tuổi của tôi đã đúng khi nó nói thẳng ra là những người lớn sử dụng Facebook chỉ là những người “què”. Xin lỗi Tom khi tôi nói ra điều này!

(Theo Tammy Erickson // Tuanvietnam)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Chưa già đã lẫn…
  • TS. Nguyễn Quang A: Nhìn lại các tập đoàn kinh tế nhà nước
  • "Hiệu ứng Domino" trong cơ cấu kinh tế toàn cầu
  • Hiệu trưởng Faust: Harvard phải đi đầu trong giai đoạn bất ổn
  • Toàn cầu hóa và những hiểu lầm
  • "Quan sát thế giới từ sau cái bàn là việc nguy hiểm"
  • Những giá trị ưu tiên của cuộc sống
  • Quy hoạch để làm gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com