Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để sự thay đổi không “giữa đường đứt gánh”

Hệ quả của cuộc suy thoái đang khiến những người lạc quan nhất cũng phải lo lắng. Việc những dự án mới vẫn bế tắc giống như thị trường chứng khoán và tắc nghẽn giao thông khiến giới lãnh đạo "như có lửa đốt trong lòng" dù anh ta là người đầy nhiệt huyết và gan dạ.

Doanh thu không bù lỗ được. Khách hàng giảm sút khiến bạn mất đi những người ủng hộ và làm gián đoạn việc giao tiếp liên lạc. Công nhân thì mệt mỏi và dễ bị kích động. Danh sách những người xin ngân sách ngày càng nhiều. Tất cả những chuyện đó khiến bạn băn khoăn liệu có nên xem xét việc từ bỏ không...

Thông thường người ta thường yêu thích sự phấn chấn lúc khởi đầu và một kết thúc có hậu. Duy chỉ có giai đoạn giữa chừng là thường gặp phải khó khăn.Vậy xin chào mừng những người đã đến giai đoạn giữa chừng với vô vàn gian khó.

Tôi đã rút ra nguyên tắc này của quản lý (và cuộc sống) sau khi quan sát hàng trăm sự thay đổi lớn trở nên mờ nhạt sau sự khởi đầu đầy sinh lực và những cuộc họp báo công bố, khi những cam kết lớn phải lùi bước trước những thách thức khó khăn. Đó chính là mấu chốt của vấn đề khi đang ở giữa chừng một việc, khi những người thực sự có niềm tin cũng trở nên nghi ngờ. Và điều đó luôn xảy ra mà không cần đến một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu.

Ảnh: Corbis

Tất cả những ý tưởng đề xuất mới - hướng đi mới của chính phủ, sự thay đổi trong kinh doanh, những doanh nghiệp mới thành lập, sản phẩm mới hoặc sự thay đổi trong nội bộ - có thể vướng phải khó khăn trước khi thành công. Các rắc rối gia tăng cùng với những phương thức đổi mới khác biệt với các phương pháp hiện thời. Càng nhiều đề xuất được khởi xướng, càng nhiều khó khăn nảy sinh.

Những rắc rối khiến cho con người muốn từ bỏ, quên đi và theo đuổi những điều mới mẻ hấp dẫn hơn. Nhưng ngừng nỗ lực quá sớm chính là thất bại. Hãy kiên trì bám đuổi nó bất chấp mọi khó khăn, đưa ra những điều chỉnh phù hợp và bạn có thể đang trên đường đi tới thành công. Mặc dù một số ý tưởng có vẻ bế tắc, thì rất nhiều ý tưởng chỉ đơn giản cần đến sự thay đổi giữa chừng.

Ở giữa chừng sự thay đổi là khó khăn với nhiều lý do có thể dự đoán được. Dự đoán trước thường thiếu cơ sở, đặc biệt là nếu tình huống mang tính kịch tính và khó mà biết chính xác mọi việc sẽ diễn ra như thế nào. Những nhà hoạch định đang có khó khăn về các nguồn lực khiến cho ngân sách trở nên cạn kiệt trước khi giành được thắng lợi là điều khó tránh khỏi.

Một nhà quản lý thương hiệu thành công cho một công ty chuyên về sản phẩm tiêu dùng đã có một tấm áp phích quảng cáo trên tường tuyên bố rằng "Những sản phẩm mới luôn tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn". Luôn có những trở ngại ngoài mong đợi và sự trì hoãn công việc. Người lãnh đạo phải luôn sẵn sàng để đảm bảo có thêm các nguồn lực dự phòng, tăng thêm thời gian dự trù hoặc vạch ra những phương thức sáng tạo để bù đắp cho việc khan hiếm các nguồn lực.

Nhưng kế hoạch làm việc thay đổi sẽ không là sai lầm lớn nếu không có một vấn đề nảy sinh giữa chừng: đó là việc gia tăng sự tiêu cực và giảm động lực. Sự thật phũ phàng là: Điều này khó làm hơn mọi người vẫn nghĩ. Những mâu thuẫn nảy sinh. Các nhà đầu tư và kể cả những người bạn cũng hỏi tại sao mọi việc lại không tiến triển nhanh. Các nhà phê bình chỉ trích. Những người ủng hộ thì tranh cãi lẫn nhau khiến cho việc tìm ra giải pháp trở nên khó khăn hơn.

Hãy sử dụng danh sách sau để quyết định khi nào nên tiếp tục những nỗ lực thay đổi và khi nào nên từ bỏ:

-Hài hòa với môi trường. Những gì đã thay đổi kể từ khi bạn bắt đầu đề xuất đổi mới? Liệu những giả định ban đầu còn đúng không? Liệu nhu cầu vẫn còn đó không?

-Kiểm tra tầm nhìn. Liệu ý tưởng vẫn còn mang lại hứng khởi hay không? Liệu điều đó có đủ quan trọng để nỗ lực thêm không?

-Kiểm tra sự hỗ trợ. Liệu những người ủng hộ còn nhiệt tình với ý tưởng không? Liệu những người mới có tham gia vào khởi xướng mới này không?

-Kiểm tra quá trình. Liệu những cam kết có được duy trì không và những mốc quan trọng đã được vượt qua chưa? Liệu có những chỉ số ban đầu, những sự minh chứng hữu hình cho thấy điều này có thể thành công không? Liệu kết quả có duy trì được sự ủng hộ và làm yên những chỉ trích không?

-Tìm kiếm sự hỗ trợ. Liệu các dự án có phù hợp với các hoạt động khác không? Liệu nó có thể được thúc đẩy bởi liên minh?

Quá nhiều câu trả lời "không" và có thể đó là lúc để giảm bớt thua lỗ và tiếp tục phát triển. Nhưng nếu hầu hết câu trả lời là có, thì mọi việc vẫn chưa kết thúc. Bạn vẫn đang ở giữa chừng sự thay đổi và vẫn đang trong cuộc chơi. Hãy làm mới lại ước mơ, tập hợp nhau lại để loại bỏ những vật cản, hãy để quanh bạn là những người ủng hộ luôn cổ vũ bạn và gắn chặt với ý tưởng. Nhận thức được những khó khăn khi thay đổi, hãy cho thêm thời gian và một kết thúc thành công là điều có thể.

Những người làm chủ được thay đổi luôn là những người kiên trì và bền chí. Họ bền bỉ, linh hoạt, lường trước được những trở ngại trên đường đến thành công và vui mừng khi vượt qua mỗi điểm mốc. Họ luôn tranh luận về những vấn đề quan trọng. Và ai biết được điều gì có thể xảy ra? Sự kiên trì có thể giúp ý tưởng đổi mới tồn tại, giúp các công ty tránh khỏi những sự cắt giảm hà khắc và tạo ảnh hưởng đến người quản lý để họ xem xét lại mọi việc.

(Theo Nguyễn Tuyến//Rosabeth Moss Kanter//Tuần Việt nam)

  • Lời khuyên “xanh hóa” trong thời điểm kinh tế khó khăn
  • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong suy thoái kinh tế
  • Đo lường rủi ro của công ty trong suy thoái kinh tế
  • Sáng tạo lại mô hình kinh doanh (Phần 1)
  • 7 bước cho một quy trình tuyển dụng thông minh
  • Đột phá trong kinh doanh – Chỉ cần một lần dấn bước
  • Tâm linh trong kinh doanh
  • Thử thách lớn của “hoàng tử” Toyota
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com